Kiểm tra biên bản phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 43)

6. Bố cục đề tài

2.3.1.Kiểm tra biên bản phiên tòa

Sau khi kết thúc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra lại biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. Chủ tọa có quyền yêu cầu thư ký phiên tòa sửa đổi, bổ sung những điểm ghi không chính xác hoặc ghi không đầy đủ trong biên bản phiên tòa, nếu không nhất trí với Chủ tọa thì Thư ký có quyền ghi ý kiến bảo lưu của mình trong biên bản đó. Sau khi Chủ tọa ký xác nhận vào biên bản, Thư ký phiên tòa phải đến văn thư đóng dấu vào nơi có chữ ký của Chủ tọa phiên tòa.

Khi có một trong những người quy định tại khoản 4 điều 200 Bộ luật tố tụng

hình sự13 có yêu cầu được xem biên bản phiên tòa (người tham gia tố tụng nói trên

được xem biên bản phiên tòa sau khi đã kết thúc phiên tòa, chứ không phải là trong quá trình tiến hành phiên tòa. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử có thể chỉ chấp nhận yêu cầu của người tham gia tố tụng được nghe lại một lời khai nào đó, một tài liệu nào đó đã được ghi vào biên bản phiên tòa) thì Chủ tọa phiên tòa phải cho phép họ xem biên bản phiên tòa. Nếu họ có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của họ.

13

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người

Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp vào những vấn đề đã ghi mà ghi những sửa đổi, bổ sung tiếp vào biên bản phiên tòa. Người nào được quy định tại khoản 4 điều 200 của Bộ luật tố tụng hình sự có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký phiên tòa ghi vào biên bản tư cách tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng và họ tên của người đó. Tiếp theo, ghi những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó người có yêu cầu phải ký xác nhận về phần được sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 43)