6. Bố cục đề tài
2.1.1.2. Kiểm tra các vật chứng kèm theo vụ án
Theo quy định tại điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự: “Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội
phạm và người phạm tội”. Vì vậy, khi nhận các vật chứng kèm hồ sơ vụ án hoặc
các ảnh chụp, băng ghi hình ảnh, vật chứng Thư ký Tòa án phải lập biên bản ghi rõ số lượng, tình trạng của vật chứng, ảnh chụp, băng hình. Việc bảo quản vật chứng phải làm đúng quy định tại khoản 2 điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự. Trên thực tế nhiều địa phương giao thẳng vật chứng cho cơ quan thi hành án nếu không phải là vật chứng có ý nghĩa chứng minh tội phạm. Trong trường hợp này Thư ký Tòa án phải kiểm tra xem trong hồ sơ có biên bản giao nhận vật chứng không, nếu không có thì phải lập biên bản phản ảnh tình trạng đó và lưu vào hồ sơ vụ án để khi xét xử, Hội đồng xét xử xử lý chính xác trong bản án.
Kèm theo vật chứng (nếu có), Thư ký cần phải xem xét đến kết quả giám định thiệt hại do bị cáo gây ra đã lưu trong hồ sơ vụ án hay chưa, nếu là vụ án về thiệt hại tài sản thì tài sản được định giá thành tiền là bao nhiêu, còn đối với vụ án thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì cần lưu ý tỉ lệ thương tật chiếm bao nhiêu phần trăm vì
đây là chứng cứ quan trọng để Viện kiểm sát ra bản cáo trạng cũng như chứng cứ để Tòa án ra những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.