Ghi biên bản phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 41)

6. Bố cục đề tài

2.2.2.3.Ghi biên bản phiên tòa

Biên bản phiên tòa sơ thẩm là văn bản ghi lại quá trình diễn biến của phiên tòa xét xử sơ thẩm từ khi khai mạc đến khi kết thúc phiên tòa gồm các giai đoạn: giai đoạn khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận, giai đoạn tuyên án. Có thể nói, biên bản phiên tòa sơ thẩm là một văn bản tố tụng rất quan trọng vì về nguyên tắc, nó ghi nhận lại mọi diễn biến, lời ăn tiếng nói của các bên tại phiên tòa, qua đó có thể xác định một phiên tòa diễn ra có đúng pháp luật hay không. Hơn nữa, đây lại là văn bản do chính cơ quan xét xử lập nên có giá trị chứng cứ rất cao, những gì đã được ghi nhận trong biên bản xem như là “bằng chứng thép” trước tòa. Trong nhiều trường hợp, kết quả xét xử bị thay đổi, bản án bị hủy, sửa đổi hay Giám đốc thẩm chính là nhờ những “tình tiết” được thể hiện trong biên bản phiên tòa.

Ghi biên bản phiên tòa được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Thư ký phiên tòa. Về nguyên tắc, Thư ký phải ghi đầy đủ, trung thực và khách quan mọi diễn biến, tình tiết trong phiên tòa nên sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ghi lại diễn biến phiên tòa theo quy đinh tại điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự, nội dụng của biên bản phiên tòa trong từng phiên tòa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, nhưng Thư ký Tòa án cần phản ánh được những nội dung sau:

Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa, xử kín hay công khai.

Họ tên những người tiến hành tố tụng; họ tên những người tham gia tố tụng. Những người nào có mặt, vắng mặt nếu vắng mặt thì có lý do hay không.

Ghi đầy đủ mọi diễn biến trong phần thủ tục phiên tòa như: Chủ tọa phiên tòa có đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không, có hỏi căn cước lý lịch bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không, có giải thích quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa không, có giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử không, có ai xin thay đổi người tiến hành tố tụng không, có ai yêu cầu đưa các chứng cứ và người làm chứng mới ra tòa không, việc giải quyết các yêu cầu của Chủ tọa phiên tòa và của Hội đồng xét xử như thế nào,…

Ghi những yêu cầu của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về bản cáo trạng mà Viện Kiểm sát công bố tại phiên tòa; các quyết định bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng của Kiểm sát viên (nếu có).

Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, Thư ký phải ghi đầy đủ những câu hỏi và câu trả lời, trong quá trình xét hỏi nếu có việc giải thích của Chủ tọa phiên tòa hoặc việc công bố lời khai hay việc xử lý của Chủ tọa phiên tòa đối với những người tham gia phiên tòa đều phải ghi lại trung thực và đầy đủ.

Trong phần tranh luận, ghi tóm tắt nội dung bản luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa, những lời bào chữa của bị cáo, của người bào chữa và những người khác. Và cuối cùng là ghi toàn văn phần quyết định của bản án do Chủ tọa phiên tòa đọc tại phiên tòa.

Sau khi Hội đồng xét xử tuyên án, công việc cuối cùng Thư ký cần làm tại phiên tòa là giao biên bản cho Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại và Thư ký cùng với Chủ tọa ký vào biên bản đó.

Lƣu ý, việc ghi biên bản phiên tòa do Thư ký Tòa án thực hiện bằng cách viết tay, trong thực tiễn xét xử nhiều trường hợp biên bản phiên tòa của thư ký viết chưa phản ánh đầy đủ diễn biến của phiên tòa nhất là trong giai đoạn xét hỏi, giai đoạn tranh luận. Nhiều khi diễn biến phiên tòa xảy ra nhanh khiến cho Thư ký không viết kịp những nội dung xét hỏi, tranh luận; biên bản phiên tòa không phản ánh được thái độ, tâm lý của bị cáo và những người tham gia tố tụng nhất là đối với những vụ án lớn, phức tạp, những vụ án có đông bị cáo, đông người tham gia tố tụng. Để biên bản phiên tòa được phản ánh đầy đủ, khách quan diễn biến của phiên tòa, tại điều

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 41)