Các công việc tại phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 39)

6. Bố cục đề tài

2.2.2. Các công việc tại phiên tòa

2.2.2.1. Kiểm tra danh sách những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên tòa

Trước giờ mở phiên tòa, Thư ký Tòa án được Chánh án phân công tiến hành tố tụng (Thư ký phiên tòa)12

có nhiệm vụ đến phòng xử án trước Hội đồng xét xử để

giữ trật tự, vệ sinh phòng xử án,… Ngoài ra, Thư ký cũng cần chú ý đến tác phong, trang phục, dụng cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của mình và cần thiết hơn là kiểm tra trang thiết bị phòng xử án một lần nữa. Công việc đầu tiên Thư ký Phiên tòa cần thực hiện là sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và những người đến dự phiên tòa (Lưu ý: Đối với các vụ án xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng thì phải sắp xếp cho những người nhà bị cáo ngồi một bên, những người nhà bị hại ngồi một bên; chuẩn bị phòng cách ly bị cáo, người làm chứng khi cần thiết; yêu cầu Cảnh sát dẫn giải bị cáo, Cảnh sát bảo vệ phiên tòa giám sát chặt chẽ các bị cáo ngồi đúng vị trí, nhất là các bị cáo tại ngoại).

Nhiệm vụ tiếp theo, Thư ký Phiên tòa cần làm là kiểm tra sự có mặt của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác bằng việc gọi tên, thu giấy triệu tập của họ kết hợp với việc kiểm tra giấy tờ tùy thân (Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu,…). Trường hợp có người có giấy triệu tập đến phiên tòa nhưng vắng mặt thì Thư ký phiên tòa cần làm rõ lý do và phải báo cáo ngay với Chủ tọa phiên tòa trước khi khai mạc để Hội đồng xét xử dự kiến biện pháp xử lý trước. Bên cạnh đó, Thư ký phiên tòa còn có nghĩa vụ tiếp nhận những giấy tờ có liên quan đến vụ án hoặc

yêu cầu bổ sung của những người tham gia tố tụng để trình Hội đồng xét xử và kết

hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ, dẫn giải để duy trì kỷ luật phiên tòa cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh theo yêu cầu của Hội đồng xét xử.

2.2.2.2. Phổ biến nội quy phiên tòa và báo cáo danh sách những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên tòa

Sau quá trình kiểm tra danh sách những người được triệu tập, nhiệm vụ bắt buộc Thư ký phiên tòa cần làm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án là phổ biến nội quy phiên tòa, những biện pháp sẽ áp dụng đối với những người vi phạm nội quy phiên tòa, được quy định tại điều 197 và 198 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là:

Nội quy phiên tòa:

- Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa. - Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.

và người nào muốn trình bày phải được Chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.

- Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.

Những biện pháp đối với ngƣời vi phạm trật tự phiên tòa:

- Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

- Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của Chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.

Sau khi phổ biến nội quy phiên tòa, Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ổn định trật tự trong phòng xử án cho đến khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Khi hội đồng xét xử bước vào phòng xử án, Thư ký có nhiệm vụ dùng mệnh lệnh “nghiêm” thông báo cho những người tham gia tố tụng, những người có mặt tại phòng xử án đứng dậy nghe Chủ tọa phiên tòa đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký phiên tòa báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, vắng mặt và lý do vắng mặt của từng người. Khi báo cáo, Thư ký phiên tòa phải sử dụng đúng ngôn ngữ phiên tòa như: “Báo cáo Hội đồng xét xử...” không được nói “Báo cáo Chủ tọa phiên tòa ” hay “ Báo cáo chú... Báo cáo anh...”

2.2.2.3. Ghi biên bản phiên tòa

Biên bản phiên tòa sơ thẩm là văn bản ghi lại quá trình diễn biến của phiên tòa xét xử sơ thẩm từ khi khai mạc đến khi kết thúc phiên tòa gồm các giai đoạn: giai đoạn khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận, giai đoạn tuyên án. Có thể nói, biên bản phiên tòa sơ thẩm là một văn bản tố tụng rất quan trọng vì về nguyên tắc, nó ghi nhận lại mọi diễn biến, lời ăn tiếng nói của các bên tại phiên tòa, qua đó có thể xác định một phiên tòa diễn ra có đúng pháp luật hay không. Hơn nữa, đây lại là văn bản do chính cơ quan xét xử lập nên có giá trị chứng cứ rất cao, những gì đã được ghi nhận trong biên bản xem như là “bằng chứng thép” trước tòa. Trong nhiều trường hợp, kết quả xét xử bị thay đổi, bản án bị hủy, sửa đổi hay Giám đốc thẩm chính là nhờ những “tình tiết” được thể hiện trong biên bản phiên tòa.

Ghi biên bản phiên tòa được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Thư ký phiên tòa. Về nguyên tắc, Thư ký phải ghi đầy đủ, trung thực và khách quan mọi diễn biến, tình tiết trong phiên tòa nên sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ghi lại diễn biến phiên tòa theo quy đinh tại điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự, nội dụng của biên bản phiên tòa trong từng phiên tòa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, nhưng Thư ký Tòa án cần phản ánh được những nội dung sau:

Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa, xử kín hay công khai.

Họ tên những người tiến hành tố tụng; họ tên những người tham gia tố tụng. Những người nào có mặt, vắng mặt nếu vắng mặt thì có lý do hay không.

Ghi đầy đủ mọi diễn biến trong phần thủ tục phiên tòa như: Chủ tọa phiên tòa có đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không, có hỏi căn cước lý lịch bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không, có giải thích quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa không, có giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử không, có ai xin thay đổi người tiến hành tố tụng không, có ai yêu cầu đưa các chứng cứ và người làm chứng mới ra tòa không, việc giải quyết các yêu cầu của Chủ tọa phiên tòa và của Hội đồng xét xử như thế nào,…

Ghi những yêu cầu của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về bản cáo trạng mà Viện Kiểm sát công bố tại phiên tòa; các quyết định bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng của Kiểm sát viên (nếu có).

Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, Thư ký phải ghi đầy đủ những câu hỏi và câu trả lời, trong quá trình xét hỏi nếu có việc giải thích của Chủ tọa phiên tòa hoặc việc công bố lời khai hay việc xử lý của Chủ tọa phiên tòa đối với những người tham gia phiên tòa đều phải ghi lại trung thực và đầy đủ.

Trong phần tranh luận, ghi tóm tắt nội dung bản luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa, những lời bào chữa của bị cáo, của người bào chữa và những người khác. Và cuối cùng là ghi toàn văn phần quyết định của bản án do Chủ tọa phiên tòa đọc tại phiên tòa.

Sau khi Hội đồng xét xử tuyên án, công việc cuối cùng Thư ký cần làm tại phiên tòa là giao biên bản cho Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại và Thư ký cùng với Chủ tọa ký vào biên bản đó.

Lƣu ý, việc ghi biên bản phiên tòa do Thư ký Tòa án thực hiện bằng cách viết tay, trong thực tiễn xét xử nhiều trường hợp biên bản phiên tòa của thư ký viết chưa phản ánh đầy đủ diễn biến của phiên tòa nhất là trong giai đoạn xét hỏi, giai đoạn tranh luận. Nhiều khi diễn biến phiên tòa xảy ra nhanh khiến cho Thư ký không viết kịp những nội dung xét hỏi, tranh luận; biên bản phiên tòa không phản ánh được thái độ, tâm lý của bị cáo và những người tham gia tố tụng nhất là đối với những vụ án lớn, phức tạp, những vụ án có đông bị cáo, đông người tham gia tố tụng. Để biên bản phiên tòa được phản ánh đầy đủ, khách quan diễn biến của phiên tòa, tại điều 200 của Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa". Bên cạnh đó, Thư ký phiên tòa cần ghi chép đầy đủ, tóm tắt lời nói sau cùng của bị cáo.

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thƣ ký Tòa án sau phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự hình sự

2.3.1. Kiểm tra biên bản phiên tòa

Sau khi kết thúc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra lại biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. Chủ tọa có quyền yêu cầu thư ký phiên tòa sửa đổi, bổ sung những điểm ghi không chính xác hoặc ghi không đầy đủ trong biên bản phiên tòa, nếu không nhất trí với Chủ tọa thì Thư ký có quyền ghi ý kiến bảo lưu của mình trong biên bản đó. Sau khi Chủ tọa ký xác nhận vào biên bản, Thư ký phiên tòa phải đến văn thư đóng dấu vào nơi có chữ ký của Chủ tọa phiên tòa.

Khi có một trong những người quy định tại khoản 4 điều 200 Bộ luật tố tụng

hình sự13 có yêu cầu được xem biên bản phiên tòa (người tham gia tố tụng nói trên

được xem biên bản phiên tòa sau khi đã kết thúc phiên tòa, chứ không phải là trong quá trình tiến hành phiên tòa. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử có thể chỉ chấp nhận yêu cầu của người tham gia tố tụng được nghe lại một lời khai nào đó, một tài liệu nào đó đã được ghi vào biên bản phiên tòa) thì Chủ tọa phiên tòa phải cho phép họ xem biên bản phiên tòa. Nếu họ có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của họ.

13

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người

Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp vào những vấn đề đã ghi mà ghi những sửa đổi, bổ sung tiếp vào biên bản phiên tòa. Người nào được quy định tại khoản 4 điều 200 của Bộ luật tố tụng hình sự có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký phiên tòa ghi vào biên bản tư cách tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng và họ tên của người đó. Tiếp theo, ghi những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó người có yêu cầu phải ký xác nhận về phần được sửa đổi, bổ sung.

2.3.2. Vào sổ kết quả xét xử và làm các thủ tục khác để hoàn thành thủ tục phát hành bản án phát hành bản án

Kết thúc quá trình xét xử vụ án sơ thẩm tại phiên tòa là quyết định, bản án được tuyên bởi Hội đồng xét xử. Khi Thẩm phán yêu cầu, Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ căn cứ vào bản án gốc đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án, đánh máy thành các bản án chính, trình Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại và ký tên, đóng dấu bản án. Sau khi bản án hoàn chỉnh, Thư ký có trách nhiệm sắp xếp lại hồ sơ vụ án, đánh số thứ tự tiếp theo và lập bản kê tài liệu hồ sơ. Sau đó, vào sổ kết quả, lấy số bản án tại phòng quản lý hồ sơ.

2.3.3. Giao, tống đạt và niêm yết bản án

Việc giao, tống đạt và niêm yết bản án trong Bộ luật tố tụng hình sự chỉ ghi chung chung là nhiệm vụ của Tòa án, nhưng có thể hiểu nếu bản án được giao trực tiếp thì thường là Thư ký Tòa án phải làm nhiệm vụ này (thực tiễn hiện nay thì việc tống đạt, niêm yết bản án của Tòa án do nhân viên tống đạt hỗ trợ). Căn cứ vào điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; tống đạt bản án cho người bị xử vắng mặt (trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo với lý do bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả hoặc bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa thì trong thời hạn nêu trên bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo), cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.

Tòa án không cần phải giao bản án hoặc thông báo bằng văn bản cho người bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tuy nhiên, Tòa án có nghĩa vụ cấp trích lục bản án hoặc trích sao bản án, nếu họ có yêu cầu.

2.3.4.Nhận và kiểm tra đơn kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm

Kháng cáo, kháng nghị là một chế định quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo tính khách quan của vụ án cũng như sự thận trọng trong việc xét xử. Do đó, sau khi xét xử sơ thẩm trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát, bị cáo, những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án và những người khác theo quy định của pháp luật có quyền kháng cáo, kháng nghị - quyền được phản đối lại bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, sau khi xét xử sơ thẩm, vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong việc đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm. Trường hợp có đơn kháng cáo, kháng nghị, Thư ký có nhiệm vụ: nhận đơn kháng cáo, kháng nghị, Thư ký Tòa án phải vào sổ nhận đơn và kiểm tra người làm đơn kháng cáo, kháng nghị có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị và nội dung kháng cáo, kháng nghị có thuộc giới hạn của việc kháng cáo, kháng nghị theo luật định không và giải quyết như sau:

- Trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị là của người không có quyền kháng cáo, kháng nghị hoặc nội dung kháng cáo, kháng nghị không thuộc giới hạn của việc kháng cáo, kháng nghị thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Thư ký Tòa án trả lại đơn cho người làm đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn phải được thông báo bằng văn bản trong đó ghi

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)