Phân tích kịch bản

Một phần của tài liệu nghĩa và vai trò công cụ của khái niệm logarit trong dạy học toán ở bậc trung học phổ thông (Trang 82)

M Ở ĐẦU

B. THỰC NGHIỆ M2

3.8.5. Phân tích kịch bản

Pha 1 nhắm đến mục đích cho HS tiếp cận vấn đề: tính đạo hàm của hàm số

( ) ( ) ( )

1 2

1 . 2 ... n

n

y= fα x fα x fα x với n nhỏ. Những kết quả tính toán ở bài 1 là cơ sở để HS đối chiếu với kết quả cho sẵn trong bài giải theo cách sử dụng công cụ đơn giản hóa biểu thức của logarit.

Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp HS một chiến lược giải khác cho bài 1. Qua đó chúng tôi ngầm ẩn đưa vào vai trò công cụ của logarit ở KNV tính đạo hàm của hàm số cho dưới dạng tích, thương, lũy thừa. Chúng tôi mong muốn HS nhận ra vai trò của logarit trong chiến lược giải bài 1 và vận dụng chiến lược đó vào bài 3a và bài 3b một cách hiệu quả.

Pha 2 là pha tranh luận giữa các nhóm về kết quả đã đạt được ở pha 1. Mục đích của pha này là thông qua tranh luận của các nhóm cho phép HS nhận ra được vai trò công cụ đơn giản hóa của logarit trong tính đạo hàm của các hàm số mà biểu thức cho dưới dạng tích.

Pha 3 đặt HS vào tình huống có thể vận dụng logarit như công cụ đơn giản hóa tính toán. Chúng tôi muốn tìm hiểu liệu HS có sử dụng logarit như một công cụ đơn giản hóa tính toán hay không? HS có thực sự chú ý vào điều kiện khi thực hiện biến đổi bởi logarit?

Pha 4 là pha tranh luận giữa các nhóm về kết quả đã đạt được ở pha 3 và tổng hợp của giáo viên. Mục đích kết luận vai trò công cụ của logarit trong tính toán đặc biệt là tính đạo hàm của các hàm số cho dưới dạng tích, thương, lũy thừa. Thông qua đó GV liên hệ với giải các PT có dạng af x( ).bg x( ) =c để kết luận được vai trò của logarit trong việc chuyển nghiên cứu các biểu thức phức tạp cho dưới dạng tích, thương, lũy thừa về biểu thức đơn giản hơn nhờ vào các tính chất của logarit.

3.9. Phân tích hậu nghiệm

Thực nghiệm 2 được chúng tôi thực hiện trên 25 HS lớp 12A11 trường THPT Phước Bửu, tỉnh BRVT vào ngày 2 tháng 11 năm 2013. Lí do chúng tôi thực hiện trong thời gian này vì chúng tôi cần thực nghiệm trên đối tượng HS đã học về logarit. Tuy nhiên, theo phân phối chương trình đến cuối tháng 10, logarit mới được dạy chính thức ở các trường THPT.

Trước thực nghiệm 2 chúng tôi cũng đã thực hiện thực nghiệm 1 trên 31 HS lớp 12A11 này. Trên cơ sở đối chiếu hai thực nghiệm cho phép chúng tôi nhận thấy được biến chuyển trong nhận thức HS về vai trò công cụ đơn giản hóa biểu thức phức tạp của logarit.

Các dữ liệu thu được từ thực nghiệm 2 gồm: Lời giải phiếu số 1, phiếu số 2 và phiếu số 3 trên giấy A4 của 5 nhóm, biên bản pha 1, pha 3 của nhóm 5 và một số giấy nháp của HS, tập tin ghi âm, ghi hình thực nghiệm của 5 nhóm.

Một phần của tài liệu nghĩa và vai trò công cụ của khái niệm logarit trong dạy học toán ở bậc trung học phổ thông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)