TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 47)

4.1.1 Đặc điểm của mẫu quan sát

Kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu cho các thông tin như sau:

Bảng 4.1 Đặc điểm của hộ trồng lúa

Các biến Đơn vị Tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Diện tích sản xuất 1000 m2 29,51 27,81 2 170 Trình độ của chủ hộ Lớp 6,21 3,70 0 18 Thành viên chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” 0,09 0,29 0 1 Đê bao 0,53 0,50 0 1

Tuổi của chủ hộ Năm 46,29 10,84 20 69

Tiết kiệm của chủ hộ 0,62 0,49 0 1

Tham gia các mùa vụ trước 0,59 0,49 0 1

Giới tính của chủ hộ 0,94 0,23 0 1

Việc làm tại cơ quan địa

phương 0,05 0,23 0 1

Số quan sát Hộ 110

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

a) Mô tả mẫu

Số liệu nghiên cứu khảo sát bằng cách thông qua điều tra phỏng vấn 110 hộ gia đình và những hộ này đảm bảo phù hợp cho bài nghiên cứu, trong tổng số 110 hộ được lựa chọn có 62 hộ sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm và 48 hộ không sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm. Số liệu được thu thập từ những người quản lí, trực tiếp, canh tác trong hoạt động sản xuất của gia đình. Cuộc điều tra khảo sát thông tin như: đặc điểm của cá nhân chủ hộ (giới tính, độ tuổi, trình độ của chủ hộ), thông tin chung của hộ, đặc điểm sản xuất của và một số thông tin có liên quan đến chương trình bảo hiểm.

b) Diện tích

Bảng 4.1 cho thấy quy mô sản xuất trong trồng lúa của các hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy sự chênh lệch lớn về diện tích trồng lúa của các hộ, hộ trồng lúa nhiều nhất đến 170.000 m2, trong khi hộ có diện tích canh tác thấp nhất chỉ khoản 2.000 m2

, trung bình mỗi hộ có 29.517 m2

. Nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân trên địa bàn chủ yếu là từ cây lúa, chính vì vậy mà

35

diện tích cây lúa được xem như tài sản gắn liền với sinh kế của gia đình. Những hộ có ít đất canh tác thì có thể thuê đất để canh tác thêm hoặc chọn những hình thức phi nông nghiệp để tăng nguồn thu nhập, trong khi đó việc quản lý kiểm soát hoạt động sản xuất là vấn đề đối với những hộ có diện tích cach tác nhiều hơn, vì vậy mà họ cần có những biện pháp quản lí và phòng ngừa rủi ro.

c) Trình độ

Hộ nông dân trong bảng khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ khá thấp, gần 52% số chủ hộ chỉ dừng ở cấp tiểu học, số chủ hộ học hết trung học phổ thông chiếm 15%, còn chủ hộ có trình độ đại học hoặc sau đại học chỉ chiếm 1,8%. Với số năm đi học trung bình khoảng 6 năm với độ lệch chuẩn gần 4 năm. Trình độ học vấn thấp có thể làm hạn chế khả năng triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của nông hộ.

d) Cánh đồng mẫu lớn

Bảng 4.1 cho thấy các hộ có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” là rất ít chỉ có 9% và độ lệch chuẩn là 0,29. Những hộ thành viên thường được bao tiêu hỗ trợ chi phí đầu vào, ổn định thị trường đầu ra và họ còn được hướng dẫn trồng lúa theo một quy trình hiệu quả nên họ có rất ít rủi ro vì thế họ không quan tâm lắm đến bảo hiểm cây lúa. Tuy những hộ không tham gia chiếm phần lớn trên địa bàn nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tham gia bảo hiểm tăng.

e) Đê bao

Bảng 4.1 cho thấy tổng số ruộng lúa sản xuất nằm trong đê bao khép kín trên 50% và độ lệch chuẩn khoảng 0,5. Những hộ mà ruộng lúa có đê bao thường trồng được lúa vụ 3, những năm đầu sản lượng rất cao nhưng giảm dần do không được phù sa bồi bổ. Tuy vậy, họ có thể chủ động trong sản xuất và ít lo ngại về thiên tai cũng như đời sống của người dân được đảm bảo ổn định hơn. Những hộ ngoài đê bao tuy trồng lúa 2 vụ nhưng họ lợi dụng được nước lũ để lấy phù sa, tăng nguồn thuỷ sản và vệ sinh đồng ruộng, vì vậy mà họ có thể có năng suất ở 2 vụ đầu cao hơn so với những hộ nằm trong đê bao. Nên mức độ sẵn lòng tham gia bảo hiểm của các hộ trồng lúa tại Đồng Tháp còn tuỳ thuộc vào tình hình thiên tai, dịch bệnh từng năm tại đây mà đánh giá.

f) Tuổi

Bảng 4.1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về độ tuổi của chủ hộ trên địa bàn, trong đó chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, chủ hộ có độ tuổi lớn nhất là 69 tuổi, trung bình độ tuổi của chủ hộ tại đây là 46,29 tuổi, độ tuổi tại đây là khá cao, chứng tỏ các hộ nông dân tại đây có đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể ứng biến với các tình huống khác nhau trong sản xuất, tuy nhiên họ vẫn có thể hiểu rõ được những khó khăn trong sản xuất đặc biệt là tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, và mức sẵn lòng của họ được đánh giá cao hơn những hộ còn trẻ.

36

g) Tiết kiệm

Hoạt động tiết kiệm của các hộ nông dân trên địa bàn cũng khá cao, trung bình có 62% số hộ được hỏi trả lời có. Trên thực tế tiết kiệm của các họ chủ yếu là để tiền mặt tại nhà, một số ít thì mua vàng, họ không có ý định sẽ gửi ngân hàng vì số tiền tiết kiệm thường xuyên được dùng để xoay sở trong gia đình. Theo tình hình thực tế tại địa phương thu nhập từ trồng lúa là nguồn thu nhập chủ yếu để có tiết kiệm vì vậy những hộ nông dân này sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho bảo hiểm cây lúa so với các đối tượng không có tiết kiệm .

h) Tham gia

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ tham gia của những mùa vụ trước khoảng 59% nhưng thực tế mùa vụ năm 2013 tỷ lệ hộ tham gia giảm so với năm 2012 vì có một số tranh chấp về việc bồi thường và kiểm tra xác nhận rủi ro nên các hộ có liên quan không mặn mà với bảo hiểm cây lúa nữa. Những hộ từng tham gia bảo hiểm cây lúa thì họ đã có những thông tin cũng như hiểu biết nhất định về bảo hiểm cây lúa vì vậy đây là đối tượng quan trọng trong việc phát triển chương trình nên mức sẵn lòng của họ được kỳ vọng cao hơn so với những hộ chưa từng tham gia bảo hiểm cây lúa.

i) Giới tính

Bảng 4.1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về giới tính của chủ hộ trồng lúa tại địa phương. Có tới 94% chủ hộ là nam. Người canh tác phải thường xuyên kiểm tra, xử lý các vấn đề về dịch bệnh, sâu bệnh, phải thường xuyên đi thăm đồng, tìm hiểu các quy trình kỹ thuật, dự hội thảo và tập huấn kỹ thuật nên chủ hộ là nam sẽ dễ dàng tiếp cận, giao lưu, trao dồi kiến thức mới hơn cũng như kiến thức về bảo hiểm. Mặc khác, chủ hộ là nam ít tính toán chi li hơn nên mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của họ sẽ cao hơn.

j) Việc làm

Bảng 4.1 cho thấy việc làm của đáp viên hay người thân của đáp viên tại chính quyền địa phương. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến giả (0 là không làm việc tại chính quyền địa phương, 1 là làm việc tại chính quyền địa phương) chỉ xác định là có hoặc không vì có rất nhiều việc làm tại cơ quan địa phương. Trên thực tế những đáp viên trả lời có tỷ lệ việc làm trên địa phương không cao chỉ ở mức 5% nhưng hầu như những hộ này đều tham gia bảo hiểm cây lúa khi có chương trình thí điểm vì họ có thể nắm bắt thông tin chính xác, cập nhật thông tin mới kịp thời, tiếp xúc với các chương trình hỗ trợ, hội thảo tuyên truyền… Các hộ có người thân làm việc tại chính quyền địa phương cũng là một nhân tố quan trọng trong việc triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa ngày càng có hiệu quả.

Sau khi cung cấp thông tin về thực trạng và kế hoạch chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng như giải thích rõ ràng về nội dung và lợi ích của một hợp đồng bảo hiểm giả định. Các đáp viên sẽ được hỏi sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm của họ với các mức giá được cho vào khảo sát dựa trên mức giá đã thí điểm trong 3 năm 2011-2013 là 85.000 đồng, 95.000 đồng, 105.000 đồng. Mỗi đáp viên sẽ được phỏng vấn ở một mức giá ngẫu nhiên qua đó có 62 đáp

37

viên đồng ý và 48 đáp viên không đồng ý, đặc điểm của hai nhóm này sẽ được so sánh ở mục 4.1.2.

4.1.2 So sánh đặc điểm hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả trả

a) Diện tích

Bảng 4.2 Diện tích sản xuất giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Đvt: 1000 m2 Diện tích Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả

Thấp nhất 2 2,5

Cao nhất 150 170

Trung bình 24,68 31,29

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.2 cho thấy diện tích trồng lúa của các hộ ở mức trung bình, những hộ sẵn lòng chi trả có diện tích trung bình 24680 m2

nhỏ hơn so với diện tích của hộ không sẵn lòng chi trả 31290 m2. Do mức biến động diện tích của hộ sẵn lòng trả thấp hơn so với hộ không sẵn lòng chi trả, diện tích trồng lúa của các hộ không đồng đều và mức biến động này là khá lớn. Cụ thể diện tích thấp nhất và cao nhất của hộ sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả lần lượt là 2.000 - 150.000 m2; 2.500 - 170.000 m2. Từ kết quả này có thể dẫn đến tình trạng hộ có diện tích càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng giảm.

b) Trình độ

Bảng 4.3 Trình độ của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Đvt: lớp Trình độ Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả

Thấp nhất 0 0

Cao nhất 16 18

Trung bình 6,25 6,16

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.3 cho thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ thấp chỉ khoảng lớp 6 ở cả hai nhóm hộ. Dù hộ sẵn lòng chi trả cao hơn nhưng sự chênh lệch trả không nhiều. Trong khi đó ở những hộ không sẵn lòng chi trả có mức biến động cao hơn hộ sẵn lòng chi trả. Kết quả này có thể dự báo đúng kỳ vọng người có trình độ càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng cao.

c) Cánh đồng mẫu lớn

Bảng 4.4 Tỷ lệ thành viên tham gia chương trình “ Cánh đồng mẫu lớn” giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

38 Thành viên Cánh

đồng mẫu lớn

Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Thành viên CĐML 2 3,23 8 16,67 Không phải thành viên CĐML 60 96,77 40 83,33 Tổng 62 100,00 48 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ hộ là thành viên chương trình Cánh đồng mẫu lớn sẵn lòng chi trả rất thấp chỉ có 3,23%. Tuy số thành viên chương trình không nhiều nhưng cũng cho ta thấy rõ những thành viên đó đa số không có nhu cầu chi trả cho bảo hiểm cây lúa. Kết quả này dự báo nếu hộ là thành viên của chương trình Cánh đồng mẫu lớn thì mức sẵn lòng chi trả của họ rất thấp.

d) Đê bao

Bảng 4.5 Tỷ lệ ruộng lúa có đê bao giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Đê bao Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Có đê bao 29 46,77 29 60,42

Không có đê bao 33 53,23 19 39,58

Tổng 62 100,00 48 100,00

Nguồn: Tổng hợp điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ hộ có đê bao sẵn lòng chi trả thấp hơn hộ không sẵn lòng chi trả. Cơ cấu trong mô hình có sự trái ngược, cụ thể là hộ sẵn lòng chi trả có đê bao chiếm 46,77%, còn không có đê bao chiếm 53,23%; còn hộ không sẵn lòng chi trả thì số hộ có đê bao là 60,42%, hộ không có đê bao là 39,58%. Kết quả này dự báo mức sẵn lòng chi trả cao đối với hộ không có đê bao.

e) Tuổi

Bảng 4.6 Tuổi của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Đvt: năm Tuổi Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả

Thấp nhất 20 22

Cao nhất 67 69

Trung bình 47 45,38

39

Bảng 4.6 trình bày độ tuổi của chủ hộ cho thấy độ tuổi của những hộ sẵn lòng chi trả giao động ở khoảng từ 20 - 67 thấp hơn những hộ không sẵn lòng chi trả. Những hộ sẵn lòng trả lại có độ tuổi trung bình 47 lớn hơn hộ không sẵn lòng trả là 45,38. Những điều trên nói lên hộ sẵn lòng chi trả có độ tuổi 45 trở lên nhiều hơn hộ không sẵn lòng chi trả. Kết quả này cũng dự báo chủ hộ có độ tuổi càng cao thì mức sẵn lòng trả của họ cũng cao.

f) Tiết kiệm

Bảng 4.7 Tỷ lệ tiết kiệm giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Tiết kiệm Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Có tiết kiệm 41 66,13 27 56,25

Không có tiết kiệm 21 33,87 21 43,75

Tổng 62 100,00 48 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ tiết kiệm giữa hai nhóm hộ không quá chênh lệch nhưng vẫn thấy được sự khác biệt trong cơ cấu tỷ lệ. Đối với hộ sẵn lòng chi trả thì tỷ lệ có tiết kiệm cao hơn tỷ lệ không có tiết kiệm (32,26%). Còn những hộ không sẵn lòng chi trả có chênh lệch nhưng mức độ chỉ có (12,5%) thấp hơn so với những hộ sẵn lòng chi trả. Kết quả này dự báo người có tiết kiệm cao sẵn lòng chi trả cao hơn.

g) Tham gia

Bảng 4.8 Tỷ lệ hộ đã từng tham gia bảo hiểm nông nghiệp giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Tham gia Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Có tham gia 38 34,54 27 24,55

Không có tham gia 24 21,82 21 19,09

Tổng 62 56,36 48 43,64

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.8 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả, cụ thể là có tới 38 hộ tham gia (58,46%) sẵn lòng chi trả, trong khi đó có 27 hộ tham gia (41,53%) không sẵn lòng chi trả. So với tổng thể số hộ không tham gia vụ trước sẵn lòng trả cũng khá cao chiếm 21,82% cho thấy có nhiều hộ tiềm năng chưa được tham gia. Kết quả trên cũng dự báo hộ nào có tham gia vụ trước thì mức sẵn lòng chi trả của hộ đó cao hơn.

40

h) Giới tính

Bảng 4.9 Tỷ lệ giới tính của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Giới tính Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Nam 58 52,73 46 41,82

Nữ 4 3,63 2 2,22

Tổng 62 56,36 48 43,64

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Bảng 4.9 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ nam và nữ trong cơ cấu giới tính của chủ hộ. Ở cả những hộ sẵn lòng chi trả và những hộ không sẵn lòng chi trả tỷ lệ nam giới của chủ hộ hầu như gần tối đa. Và tỷ lệ nam giới này ở hộ sẵn lòng chi trả cao hơn nhiều (52,73 %) so với những hộ không sẵn lòng chi trả (41,82 %).

i) Việc làm

Bảng 4.10 Tỷ lệ việc làm trên địa phương giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả.

Việc làm Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có làm việc tại cơ

quan địa phương 4 6,45 2 4,17

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 47)