Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 61)

Bảng 4.14 trình bày kết quả ước lượng WTP trung bình của hai mô hình, các giá trị ASL1 và ASL2 đều bằng 0,0000 < 0,1; nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 <= 0. Điều này có nghĩa là kết quả ước lượng được là hoàn toàn đáng tin cậy.

Bảng 4.14 Kết quả ước lượng giá trị WTP trung bình

Giá trung bình Giá thấp nhất Giá cao nhất ASL

Mô hình 1 95,84 94,08 97,90 0,0000

Mô hình 2 98,62 96,38 101,29 0,0000

Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả năm 2014

Ghi chú: ASL, mức ý nghĩa cho kiểm định giả thuyết H0: WTP <= 0, H1: WTP > 0.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị WTP trung bình của mỗi hộ nông dân ước tính là 95.840 đồng/1000 m2/vụ. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh số liệu về mức sẵn lòng chi trả của 22 hộ nông dân thì giá trị WTP trung bình tăng lên

49

98.620 đồng/1000 m2/vụ (mô hình 2). Như vậy sau khi xem xét và điều chỉnh hợp lý thì mô hình 2 có mức sẵn lòng chi trả cao hơn mô hình 1.

Từ kết quả trên cho thấy giá trị WTP trung bình của các hộ nông dân giao động từ 95.840 – 98.620 đồng/1000 m2/vụ. Giá trị này cao hơn chút ít so với mức giá hiện tại tương đương 95.000 đồng/1000 m2

/vụ. Tuy nhiên nếu xét trên giá trị thực tế mà các hộ nông dân tại địa bàn chi ra chỉ khoảng 40% (nhà nước hỗ trợ 60%) như chương trình thí điểm tương đương 38.336 đồng/1000 m2/vụ (mô hình 1) và 39.448 đồng/1000 m2/vụ (mô hình 2) so với mức giá trung bình mà các hộ nông dân chi ra trước đó khoảng 32.317 đồng/1000 m2/vụ thì cao hơn rõ rệt. Do đó, có thể kết luận là chương trình bảo hiểm cây lúa đã được hộ trồng lúa quan tâm, qua việc chấp nhận chi trả cao hơn mức giá hiện tại khi có hỗ trợ phí của Nhà nước. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách trong tương lai.

Tóm lại, kết quả ước lượng WTP trung bình của các hộ nông dân cho thấy những hộ nông dân tại địa bàn sẵn lòng chi trả cao hơn so với hiện tại để có thể tham gia bảo hiểm cây lúa nhưng so với mức giá thực tế khi không được hỗ trợ từ nhà nước thì còn thấp hơn rất nhiều.Mặt khác đây còn là vùng trọng điểm để xây dựng hàng hóa cho xuất khẩu và quy mô lớn nên đây là nơi tập trung sản xuất lúa nhiều, các hộ tại đây chủ yếu tiến tới tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Do đó, việc hỗ trợ khi kết thúc chương trình bảo hiểm vẫn nên được tiến hành để thúc đẩy các hộ nông dân tham gia nhiều hơn, từ đó nhân rộng và phát triển được chương trình bảo hiểm cây lúa vào các hộ nông dân trồng lúa ở nước ta.

50

Chương 5

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)