KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 37)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí điạ lý

Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã (Cao Lãnh và Sa Đéc), trung tâm tỉnh đặt tại Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp

3.1.1.2 Điạ lý tự nhiên

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa). Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa

25

trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3 Dân số và lao động

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,7%. Hiện nay, dân số trung bình toàn tỉnh Đồng Tháp được ước tính là 1.679.510 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 0,98%.

Với việc giới thiệu tư vấn việc làm cho người lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.596 người, trong đó xuất khẩu lao động 58 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2013 đạt 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 36%. Qua thực hiện các giải pháp, chính sách, chương trình, dự án công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 10,01% năm 2012 xuống còn 7,48% năm 2013 (giảm 2,53%), vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra cho năm 2013 là giảm 2%.

3.1.1.4 Tài nguyên

Ngày nay, nguồn rừng ở tỉnh Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có cát xây dựng các loại, sét gạch ngói, sét cao lanh, than bùn. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc…hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.

3.1.1.5 Đơn vị hành chính

Tính đến ngày 14 tháng 10, năm 2013, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 xã. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa

26

có 1855 người, người Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày.

3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội

Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2013), tình hình kinh tế - xã hội và tình hình Nông – Lâm – Thuỷ sản trong năm 2013 của tỉnh Đồng Tháp như sau:

3.1.2.1 Tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

Sản lượng lúa bình quân 5 năm 1996 – 2000 đạt 1,897 triệu tấn/năm, năm 2002 đạt 2,16 triệu tấn, lượng lúa hàng hoá đạt trên 1 triệu tấn – đây là một lợi thế để Đồng Tháp cung cấp gạo xuất khẩu cho các thị trường thế giới (hàng năm cung cấp bình quân 3.000 tấn gạo cho xuất khẩu). Năm 2002, tỉnh đã triển khai thực hiện dự án 120 nghìn ha lúa chất lượng cao, tăng thêm lượng gạo đạt tiêu chuẩn, giá trị cao cho xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa năm 2013 là 541.772 ha, tăng 11,10% (tăng 54.148 ha), với sản lượng lúa trong năm đạt 3.326.947 tấn cao nhất từ trước tới nay, tăng 9,02% (hay tăng 275.184 tấn) so với năm 2012. Sản lượng lúa của tỉnh năm 2013 so với năm 2012 tăng chủ yếu là do tăng diện tích lúa vụ Thu Đông, trong khi diện tích vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giảm nhẹ. Cụ thể:

- Vụ Đông Xuân diện tích giảm 141 ha, sản lượng giảm 31.195 tấn nguyên nhân là do giá lúa thấp, chi phí cao nên người dân chuyển đổi diện tích sang trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, mặt khác để bảo vệ lúa nên phải làm đê bao chống lũ, do vậy cũng làm giảm diện tích đáng kể như ở thị xã Hồng Ngự, bên cạnh đó bà con tự phát đào ao nuôi cá tra nên làm cho diện tích trồng lúa giảm như ở huyện Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự; năng suất lúa giảm do thời tiết không thuận lợi cho cây trồng, tình hình sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất, năm nay nước lũ thấp nên lượng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng ít, nước lũ thấp làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và ấu trùng sâu bệnh không được rửa trôi nên đó cũng là mầm mống gây bệnh làm giảm năng suất lúa, chuột phá hại nhiều, mặt khác giá lúa thấp, chi phí cao nên bà con nông dân không mạnh dạn đầu tư, bên cạnh đó năm nay thời tiết thay đổi đột ngột có những cơn mưa trái mùa kèm giông lốc làm đỗ ngã đã ảnh hưởng giảm năng suất.

- Vụ Hè Thu diện tích giảm 333 ha, nhưng sản lượng tăng 2.891 tấn là do ảnh hưởng vụ Đông Xuân xuống giống và thu hoạch trễ nên phần diện tích Hè Thu xuống giống quá trễ đã cắt vụ thành diện tích xuống giống vụ Thu Đông năm 2013 như ở Thành phố Cao Lãnh và các huyện Tân Hồng, Thanh Bình; một số diện tích bà con bán đất mặt để làm gạch nung và mất đất sản xuất do làm đường giao thông như ở thị xã Sa Đéc; mặt khác để bảo vệ ăn chắc lúa Hè Thu và Thu Đông nên phải làm đê bao chống lũ kết hợp giao thông nông thôn do vậy cũng làm giảm diện

27

tích như ở thị xã Hồng Ngự; một số diện tích bị sạt lỡ và lấy đất làm cụm dân cư như ở huyện Hồng Ngự; một phần diện tích chuyển sang nuôi tôm như ở huyện Lấp Vò; đồng thời một phần diện tích lúa giảm do 2 năm nay giá lúa thấp, chi phí cao dẫn đến trồng lúa không có lãi, nên người dân chuyển sang trồng hoa kiểng, mè, rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như ở thị xã Sa Đéc và các huyện Hồng Ngự, Lấp Vò, Lai Vung.

- Vụ Thu Đông diện tích tăng tới 54.621 ha và sản lượng tăng 304.288 tấn.

Các loại cây trồng hằng năm khác diện tích và sản lượng đều có sự biến động cả về diện tích và sản lượng. Cụ thể sản lượng bắp đạt 39.017 tấn tăng 5.577 tấn, mía sản lượng đạt 4.214 tấn giảm 3.410 tấn, lác sản lượng đạt 1.134 tấn tăng 48 tấn, rau các loại sản lượng đạt 158.539 tấn giảm 2.444 tấn; đậu phộng sản lượng đạt 1.016 tấn tăng 348 tấn... Nguyên nhân giảm sản lượng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác là do giá tiêu thụ sản phẩm không ổn định vì vậy người nông dân chủ yếu gieo trồng các loại cây này theo nhu cầu của thị trường, khi nhu cầu giảm thì họ sẽ chuyển qua gieo trồng các loại cây trồng khác.

Diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 22.831 ha, chỉ bằng 98,84% so năm 2012 (giảm 267 ha). Diện tích cây ăn quả hiện có là 22.355 ha, chiếm 97,92% so diện tích cây lâu năm hiện có, bằng 98,72% so năm 2012 (giảm 290 ha). Một số cây ăn quả có diện tích lớn sản lượng cao như: xoài diện tích hiện có 9.119 ha, diện tích cho sản phẩm 8.331 ha, sản lượng thu hoạch 87.379 tấn; quýt diện tích hiện có 1.746 ha, diện tích cho sản phẩm 1.515 ha, sản lượng thu hoạch 49.400 tấn; cam diện tích hiện có 1.513 ha, diện tích cho sản phẩm 1.240 ha, sản lượng thu hoạch 14.535 tấn; nhãn diện tích hiện có 4.450 ha, diện tích cho sản phẩm 4.365 ha, sản lượng thu hoạch 34.100 tấn. Nhìn chung do giá cả sản phẩm bấp bênh nên diện tích các loại cây ăn quả có xu hướng giảm, người nông dân thường chạy theo phong trào tự phát phá vườn để trồng mới các loại cây ăn quả đang có giá cao hoặc chuyển qua trồng màu hay lúa, ngoài ra cũng còn một số diện tích cây ăn trái do già cỗi hay bị sâu bệnh cũng được người dân chặt bỏ để thay thế bằng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

b) Chăn nuôi

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên giá thức ăn tăng cao, giá bán ra trên thị trường thấp trước trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn. Hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn dễ bùng phát các loại dịch bệnh, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh trên địa bàn. Thời điểm 01/10/2013 số lượng gia súc gia cầm của tỉnh như sau: Trâu 2.494 con (tăng 128 con); Bò 22.626 con (tăng 3.626 con); Heo 252.623 con (giảm 21.887 con); Gia cầm 5.181 ngàn con (giảm 574 con). Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng, giết mổ năm 2013 là 35.233 tấn (giảm 2.066 tấn); Sản lượng thịt

28

gia cầm năm 2013 là 9.303 tấn (giảm 773 tấn). Trong đó, nguyên nhân đàn bò tăng do một số cánh đồng có đê bao khép kín, nguồn thức ăn phong phú, có thể chăn thả ở những nơi có đồng trống, ít tốn chi phí nên lợi nhuận khá và tranh thủ thời gian nhàn rỗi bà con đi cắt cỏ ở những nơi khác, làm tăng thêm nguồn thức ăn chăn nuôi. Còn heo giảm là do tình hình diễn biến phức tạp giá thức ăn và con giống tăng cao, trong khi giá bán không ổn định đã làm cho một số hộ nuôi với quy mô lớn và nhỏ lẻ không tái đàn nên làm cho số lượng heo giảm so với thời điểm 01/10/2012.

c) Thủy sản

Thuỷ sản được xác định là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của tỉnh, đã có bước phát triển khá cả về quy mô, phương thức nuôi trồng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Giá trị tăng thêm của thuỷ sản năm 1995 đạt 158 tỷ đồng, đạt 246 tỷ đồng năm 200 và đạt 270 tỷ đồng năm 2002. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh trong năm 2013 đạt 467.160 tấn, trong đó nuôi trồng nước ngọt đạt 451.838 tấn (tăng 11.625 tấn so với năm 2012), chủ yếu là cá tra, cá ba sa đạt 393.898 tấn (tăng 10.204 tấn) nhưng lợi nhuận từ nuôi cá đạt thấp thậm chí bị lỗ, tôm đạt 1.541 tấn (giảm 359 tấn). Sản lượng thuỷ sản khai thác nước ngọt đạt 15.322 tấn (tăng 1.006 tấn so với năm 2012).

Tuy nhiên, trong năm 2013 ngành thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh xuất hiện rải rác ở một số địa phương với các bệnh chủ yếu như: bệnh gan thận mủ trên cá da trơn, bệnh đục cơ trên tôm, các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng trên đàn thuỷ sản nuôi nhưng nhờ công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh, kịp thời cảnh báo và hướng dẫn người dân phòng trị hiệu quả không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Cộng với việc vào đầu năm 2013 Chính phủ Hoa Kỳ đã áp mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá ba sa Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thuế suất đánh vào mặt hàng này tăng lên hàng chục lần vì vậy tình hình càng thêm khó khăn. Xuất khẩu khó khăn mà tình hình tiêu thụ trong nước cũng không khả quan, để đảm bảo ổn định trong việc cung cấp nguyên liệu chế biến hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động diện tích nuôi cá nguyên liệu bằng việc tự nuôi toàn bộ hoặc giao cho các hộ nuôi gia công, vì vậy có một số doanh nghiệp có thể tự chủ tới 70% nguyên liệu sản xuất. Do tỷ lệ sản phẩm từ nuôi trồng đến chế biến bán khá cao nên giá thành sản xuất của doanh nghiệp này có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc các doanh nghiệp này xuất khẩu giá thấp vào các thị trường nước ngoài trong một thời gian dài. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ làm thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp và người nuôi trồng đồng thời làm xấu đi hình ảnh sản phẩm con cá tra Việt Nam trên thế giới.

Cho nên để ngành thủy sản của tỉnh có thể phát triển ổn định, bền vững, tạo sản phẩm an toàn chất lượng, tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu thị trường, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quyết định phê duyệt mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chính của dự án này là nhằm xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng

29

trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi. Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.

d) Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng mới trong năm 2013 là 80 ha, đều thuộc thành phần kinh tế nhà nước: Trại Động Cát trồng 34 ha rừng sản xuất và Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười trồng 46 ha trên diện tích rừng đã khai thác trong năm. Riêng một số hộ cá thể tuy có khai thác rừng trong năm 2013 nhưng không trồng lại mà chuyển sang trồng các loại cây khác, vì vậy diện tích rừng của toàn tỉnh trong năm 2013 giảm 81 ha so với năm 2012. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 7,3 triệu cây (giảm 75 ngàn cây). Tổng số gỗ khai thác 117.000 m3

(tăng 4.274 m3).

Song song với công tác trồng và chăm sóc rừng, ngành Lâm nghiệp đã triển khai tập huấn phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)