2.3.2.1 Mô hình lý thuyết
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài các phương pháp truyền thống như thống kê kinh tế, phương pháp so sánh..., nghiên cứu này sử dụng thêm phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method) của Haab và McConnell (2002). Hàm mức sẵn lòng của người nông dân thứ i tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp là
Vij = Vi(Mj,Zj,ij) (2.6)
Gọi Vij là mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình thứ j cho bảo hiểm cây lúa theo phương án i (trong đó i = 1 là tham gia bảo hiểm, i = 0 là không tham gia bảo hiểm; Mj là thu nhập của hộ gia đình thứ j và Zj là véc tơ biểu diễn các thuộc tính của chủ hộ (chẳng hạn học vấn, giới tính, tuổi, các đặc điểm của nông hộ); ijlà phần sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn hay logistic và độc lập với các biến giải thích và đồng nhất với kỳ vọng bằng 0.
Khi đáp viên trả lời "có", nghĩa là đồng ý trả một mức phí tj nào đó cho việc được cung cấp bảo hiểm (tj lần lượt là các mức phí bảo hiểm đưa ra), điều đó có nghĩa là việc tham gia bảo hiểm có lợi hơn là không tham gia, hay là:
V1j = V1 (Mj – tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j) (2.7)
Do ta chỉ quan sát được mức sẵn lòng trả của đáp viên nên ta có thể ước lượng xác suất trả lời “có” hoặc “không”:
Pr(yesj) = Pr(V1(Mj - tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j)) (2.8)
Hàm mức sẵn lòng được giả định là tách rời trong phần quan sát được và phần sai số ngẫu nhiên:
Vij = Vi( Mj, Zj, ij) = Ui(Mj, Zj) + ij (2.9)
Kết quả sác xuất khi đó:
Pr(yesj) = Pr(U1(Mj - tj, Zj) +ij) >U0 (Mj, Zj) +0j) (2.10)
Giả định hàm mức sẵn lòng là tuyến tính:
Phần quan sát được của mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm:
20 Thay đổi mức sẵn lòng quan sát được:
Khi mức sẵn lòng cận biên của thu nhập trong hai tình huống như nhau,
1 = 0 khi đó:
Từ những phân tích trên ta có:
α1zj - (Mj – tj) + ij= α0zj + Mj + 0j (2.16)
Do đó:
Giả địnhrằng có trung bình bằng 0 và phương sai , khi đó WTP trung bình là
Giá trị mean WTP cho biết mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng của mỗi hộ gia đình cho chương trình bảo hiểm, công thức này dựa trên phương pháp câu hỏi nhị phân đơn hay giới hạn đơn ( A single-bounded question).
2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu ước lượng mức sẵn lòng chi trả
Trong nghiên cứu này, phương pháp ước lượng ngẫu nhiên CVM sử dụng số liệu của hộ tham gia và không tham gia mua bảo hiểm để xác định mức sẵn lòng chi trả đối với bảo hiểm cây lúa. Các yếu tố độc lập sử dụng trong mô hình đánh giá tác động bao gồm các đặc điểm của người được phỏng vấn, đặc điểm tài chính của hộ và đặc điểm của hoạt động sản xuất. Vì vậy mô hình chi trả bảo hiểm cây lúa được xây dựng:
WTP= f(Bid, Dientich, Trinhdo, CDML, Debao, Tuoi, Tietkiem, Thamgia, Gioitinh, Vieclam)
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm bằng việc sử dụng phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sau:
WTP = 0 + 1Bid + 2Dientich+ 3Trinhdo + 4CDML + 5Debao +
21
Trong đó, các biến độc lập được định nghĩa ở bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy Tên biến Giải thích biến số Đơn vị tính Kỳ vọng Y Quyết định sẵn lòng chi trả phí để tham gia BH cây lúa. Y = 1: Sẵn lòng chi trả Y = 0: Không sẵn lòng chi trả Bid Mức phí chi cho bảo
hiểm cây lúa.
Nhận các giá trị 85, 95, 105 nghìn đồng/1000m2
-
Dientich Diện tích đất trồng lúa. 1000 m2 + Trinhdo Trình độ học vấn của chủ
hộ.
Năm +
CDML Có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”
Có = 1 Không = 0
-
Debao Đất trồng lúa nằm trong đê bao
Có = 1 Không = 0
-
Tuoi Tuổi của chủ hộ. Năm +
Tietkiem Tiết kiệm của hộ Có = 1 Không = 0
+
Thamgia Tham gia bảo hiểm cây lúa các vụ trước.
Có = 1 Không = 0
+
Gioitinh Giới tính của chủ hộ Nam = 1 Nữ = 0
+
Vieclam Chủ hộ hoặc người thân của chủ hộ làm việc tại chính quyền địa phương.
Có = 1 Không = 0
+
Ghi chú:
Dấu “+” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
0 là hệ số tự do (tung độ gốc), i ( với i = 1,2,...,7) là hệ số hồi quy riêng của từng yếu tố.
e là sai số ngẫu nhiên. Biến phụ thuộc:
WTP: là biến phụ thuộc, mức sẵn lòng chi trả phí khi tham gia bảo hiểm cây lúa (đơn vị tính: nghìn đồng/vụ).
22 Biến độc lập:
Biến Bid: là mức phí tham gia bảo hiểm, theo kết quả khảo sát thì biến này nhận các giá trị 85, 95, 105 nghìn đồng/1000m2. Theo quy luật cung cầu thì mức giá càng cao sẽ giảm nhu cầu vì vậy biến này sẽ luôn nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm. Do đó mức phí càng tăng thì mức sẵn lòng chi trả sẽ càng thấp và ngược lại. Vì vậy, giá trị hệ số 1 kỳ vọng mang dấu âm (-).
Biến Dientich: là diện tích đất trồng lúa, biến liên tục tính theo m2. Khi diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao, thêm vào đó rủi ro bị dịch bệnh cũng tăng và giá trị tài sản đầu tư vào cũng lớn nên những hộ đó sẽ chi trả cho bảo hiểm cao hơn. Do đó, diện tích canh tác càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao và ngược lại. Vì vậy, hệ số 2 được kỳ vọng mang giá trị dương (+).
Biến Trinhdo: là trình độ của chủ hộ, đây là biến liên tục. Chủ hộ có trình độ càng cao thì càng hiểu biết và dễ dàng tiếp thu ưu điểm của chương trình bảo hiểm cũng như quy trình tham gia, nắm rõ mức hỗ trợ, bồi thường và các mức phí khi tham gia. Do đó, trình độ càng cao thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 3 được kỳ vọng mang giá trị dương (+).
Biến CDML: là hộ có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”, đây là biến giả. Hộ có tham gia chương trình đa số có mức năng suất và giá đầu ra ổn định nên việc sản xuất lúa của họ đã có hiệu quả. Do đó, những hộ tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại . Vì vậy hệ số 4 mang giá trị âm (-).
Biến Debao: là hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao, đây là biến giả. Ruộng lúa của những hộ đó sẽ được bảo vệ khi nước dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn…nên năng suất lúa được đảm bảo khi có thiên tai. Do đó, những hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 5 mang giá trị âm (-).
Biến Tuoi: là tuổi của chủ hộ, đây là biến liên tục. Khi chủ hộ tuổi càng cao cũng như kinh nghiệm họ càng nhiều, họ sẽ ý thức được rủi ro khi trồng lúa và liều lĩnh trong kinh doanh nên có xu hướng chi cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, chủ hộ càng lớn tuổi thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng lớn và ngược lại. Vì vậy hệ số 6 sẽ được kỳ vọng mang giá trị dương (+).
Biến Tietkiem: là tiết kiệm của hộ, đây là biến giả. Thường những hộ có tiết kiệm thì thu nhập của họ cũng cao, họ sẽ luôn muốn bảo vệ thành quả mà họ tạo ra nên họ rất ngại rủi ro vì thế họ sẽ chi trả cho bảo hiểm càng nhiều. Cho nên hộ nào có thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng lớn. Vì vậy hệ số 7 mang giá trị dương (+).
Biến Thamgia: là hộ có tham gia bảo hiểm nông nghiệp vụ trước, đây là biến giả. Những hộ đã tham gia bảo hiểm sẽ nắm rõ quy trình, lợi ích mà bảo hiểm mang lại nên sẽ dễ dàng chi trả cho bảo hiểm hơn. Do đó, những hộ nào từng tham gia bảo hiểm sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao. Vì vậy hệ số 8 mang giá trị dương (+).
23
Biến Gioitinh: là giới tính của chủ hộ, đây là biến giả và nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, ngược lại nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Đa phần chủ hộ là nam sẽ có giao tiếp rộng hơn nên hiểu biết hơn, dễ dàng tiếp cận với thông tin và lợi ích từ bảo hiểm cây lúa nên họ có xu hướng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 9 mang giá trị dương (+).
Biến Vieclam: là có người thân của hộ hay chủ hộ làm việc tại các tổ chức, chính quyền địa phương. Là biến giả, khi họ có người thân làm tại các tổ chức chính quyền địa phương thì họ sẽ thuận tiện tiếp cận thông tin bảo hiểm và những ưu nhược điểm khi tham gia bảo hiểm, cho nên họ sẽ sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, những hộ có người thân làm tại cơ quan nhà nước thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cao hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số
10 mang giá trị dương (+).
Tóm lại, những nhân tố tác giả kỳ vọng sẽ có tác động đến mức sẵn lòng trả của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp gồm có: mức phí bảo hiểm, diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, có tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ, việc làm của những người trong hộ. Trong đó, biến mức phí bảo hiểm, biến tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, biến ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả của hộ đối với chương trình bảo hiểm, còn lại các biến diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ và việc làm của những người trong hộ được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của hộ.
24
Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU