PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 31)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích từ các văn kiện báo cáo tổng kết, các sở, ban ngành, phòng thống kê của UBND tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời các nguồn số liệu thứ cấp từ sách, báo, hay các tạp chí chuyên ngành cũng được thu thập và tổng hợp để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

2.3.1.2 Số liệu sơ cấp

Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu. Nguồn số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 110 hộ gia đình trồng lúa trên địa bàn hai huyện Tân Hồng và Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp. Thời gian điều tra được thực hiện trong năm 2014. Các hộ gia đình được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Các thông tin được hỏi bao gồm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, diện tích sản xuất, thu nhập, tiết kiệm, tổng tài sản,...các thông tin khác liên quan đến đặc điểm của chủ hộ và một số thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất lúa và việc tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa. Việc khảo sát mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp được thực hiện bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM.

19

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Mô hình lý thuyết

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài các phương pháp truyền thống như thống kê kinh tế, phương pháp so sánh..., nghiên cứu này sử dụng thêm phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method) của Haab và McConnell (2002). Hàm mức sẵn lòng của người nông dân thứ i tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp là

Vij = Vi(Mj,Zj,ij) (2.6)

Gọi Vij là mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình thứ j cho bảo hiểm cây lúa theo phương án i (trong đó i = 1 là tham gia bảo hiểm, i = 0 là không tham gia bảo hiểm; Mj là thu nhập của hộ gia đình thứ j và Zj là véc tơ biểu diễn các thuộc tính của chủ hộ (chẳng hạn học vấn, giới tính, tuổi, các đặc điểm của nông hộ); ijlà phần sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn hay logistic và độc lập với các biến giải thích và đồng nhất với kỳ vọng bằng 0.

Khi đáp viên trả lời "có", nghĩa là đồng ý trả một mức phí tj nào đó cho việc được cung cấp bảo hiểm (tj lần lượt là các mức phí bảo hiểm đưa ra), điều đó có nghĩa là việc tham gia bảo hiểm có lợi hơn là không tham gia, hay là:

V1j = V1 (Mj – tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j) (2.7)

Do ta chỉ quan sát được mức sẵn lòng trả của đáp viên nên ta có thể ước lượng xác suất trả lời “có” hoặc “không”:

Pr(yesj) = Pr(V1(Mj - tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j)) (2.8)

Hàm mức sẵn lòng được giả định là tách rời trong phần quan sát được và phần sai số ngẫu nhiên:

Vij = Vi( Mj, Zj, ij) = Ui(Mj, Zj) + ij (2.9)

Kết quả sác xuất khi đó:

Pr(yesj) = Pr(U1(Mj - tj, Zj) +ij) >U0 (Mj, Zj) +0j) (2.10)

Giả định hàm mức sẵn lòng là tuyến tính:

Phần quan sát được của mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm:

20 Thay đổi mức sẵn lòng quan sát được:

Khi mức sẵn lòng cận biên của thu nhập trong hai tình huống như nhau,

1 = 0 khi đó:

Từ những phân tích trên ta có:

α1zj - (Mj – tj) + ij= α0zj + Mj + 0j (2.16)

Do đó:

Giả địnhrằng có trung bình bằng 0 và phương sai , khi đó WTP trung bình là

Giá trị mean WTP cho biết mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng của mỗi hộ gia đình cho chương trình bảo hiểm, công thức này dựa trên phương pháp câu hỏi nhị phân đơn hay giới hạn đơn ( A single-bounded question).

2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu ước lượng mức sẵn lòng chi trả

Trong nghiên cứu này, phương pháp ước lượng ngẫu nhiên CVM sử dụng số liệu của hộ tham gia và không tham gia mua bảo hiểm để xác định mức sẵn lòng chi trả đối với bảo hiểm cây lúa. Các yếu tố độc lập sử dụng trong mô hình đánh giá tác động bao gồm các đặc điểm của người được phỏng vấn, đặc điểm tài chính của hộ và đặc điểm của hoạt động sản xuất. Vì vậy mô hình chi trả bảo hiểm cây lúa được xây dựng:

WTP= f(Bid, Dientich, Trinhdo, CDML, Debao, Tuoi, Tietkiem, Thamgia, Gioitinh, Vieclam)

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm bằng việc sử dụng phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sau:

WTP = 0 + 1Bid + 2Dientich+ 3Trinhdo + 4CDML + 5Debao +

21

Trong đó, các biến độc lập được định nghĩa ở bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy Tên biến Giải thích biến số Đơn vị tính Kỳ vọng Y Quyết định sẵn lòng chi trả phí để tham gia BH cây lúa. Y = 1: Sẵn lòng chi trả Y = 0: Không sẵn lòng chi trả Bid Mức phí chi cho bảo

hiểm cây lúa.

Nhận các giá trị 85, 95, 105 nghìn đồng/1000m2

-

Dientich Diện tích đất trồng lúa. 1000 m2 + Trinhdo Trình độ học vấn của chủ

hộ.

Năm +

CDML Có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”

Có = 1 Không = 0

-

Debao Đất trồng lúa nằm trong đê bao

Có = 1 Không = 0

-

Tuoi Tuổi của chủ hộ. Năm +

Tietkiem Tiết kiệm của hộ Có = 1 Không = 0

+

Thamgia Tham gia bảo hiểm cây lúa các vụ trước.

Có = 1 Không = 0

+

Gioitinh Giới tính của chủ hộ Nam = 1 Nữ = 0

+

Vieclam Chủ hộ hoặc người thân của chủ hộ làm việc tại chính quyền địa phương.

Có = 1 Không = 0

+

Ghi chú:

Dấu “+” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

0 là hệ số tự do (tung độ gốc), i ( với i = 1,2,...,7) là hệ số hồi quy riêng của từng yếu tố.

e là sai số ngẫu nhiên. Biến phụ thuộc:

WTP: là biến phụ thuộc, mức sẵn lòng chi trả phí khi tham gia bảo hiểm cây lúa (đơn vị tính: nghìn đồng/vụ).

22 Biến độc lập:

Biến Bid: là mức phí tham gia bảo hiểm, theo kết quả khảo sát thì biến này nhận các giá trị 85, 95, 105 nghìn đồng/1000m2. Theo quy luật cung cầu thì mức giá càng cao sẽ giảm nhu cầu vì vậy biến này sẽ luôn nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm. Do đó mức phí càng tăng thì mức sẵn lòng chi trả sẽ càng thấp và ngược lại. Vì vậy, giá trị hệ số 1 kỳ vọng mang dấu âm (-).

Biến Dientich: là diện tích đất trồng lúa, biến liên tục tính theo m2. Khi diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao, thêm vào đó rủi ro bị dịch bệnh cũng tăng và giá trị tài sản đầu tư vào cũng lớn nên những hộ đó sẽ chi trả cho bảo hiểm cao hơn. Do đó, diện tích canh tác càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao và ngược lại. Vì vậy, hệ số 2 được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

Biến Trinhdo: là trình độ của chủ hộ, đây là biến liên tục. Chủ hộ có trình độ càng cao thì càng hiểu biết và dễ dàng tiếp thu ưu điểm của chương trình bảo hiểm cũng như quy trình tham gia, nắm rõ mức hỗ trợ, bồi thường và các mức phí khi tham gia. Do đó, trình độ càng cao thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 3 được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

Biến CDML: là hộ có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”, đây là biến giả. Hộ có tham gia chương trình đa số có mức năng suất và giá đầu ra ổn định nên việc sản xuất lúa của họ đã có hiệu quả. Do đó, những hộ tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại . Vì vậy hệ số 4 mang giá trị âm (-).

Biến Debao: là hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao, đây là biến giả. Ruộng lúa của những hộ đó sẽ được bảo vệ khi nước dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn…nên năng suất lúa được đảm bảo khi có thiên tai. Do đó, những hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 5 mang giá trị âm (-).

Biến Tuoi: là tuổi của chủ hộ, đây là biến liên tục. Khi chủ hộ tuổi càng cao cũng như kinh nghiệm họ càng nhiều, họ sẽ ý thức được rủi ro khi trồng lúa và liều lĩnh trong kinh doanh nên có xu hướng chi cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, chủ hộ càng lớn tuổi thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng lớn và ngược lại. Vì vậy hệ số 6 sẽ được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

Biến Tietkiem: là tiết kiệm của hộ, đây là biến giả. Thường những hộ có tiết kiệm thì thu nhập của họ cũng cao, họ sẽ luôn muốn bảo vệ thành quả mà họ tạo ra nên họ rất ngại rủi ro vì thế họ sẽ chi trả cho bảo hiểm càng nhiều. Cho nên hộ nào có thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng lớn. Vì vậy hệ số 7 mang giá trị dương (+).

Biến Thamgia: là hộ có tham gia bảo hiểm nông nghiệp vụ trước, đây là biến giả. Những hộ đã tham gia bảo hiểm sẽ nắm rõ quy trình, lợi ích mà bảo hiểm mang lại nên sẽ dễ dàng chi trả cho bảo hiểm hơn. Do đó, những hộ nào từng tham gia bảo hiểm sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao. Vì vậy hệ số 8 mang giá trị dương (+).

23

Biến Gioitinh: là giới tính của chủ hộ, đây là biến giả và nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, ngược lại nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Đa phần chủ hộ là nam sẽ có giao tiếp rộng hơn nên hiểu biết hơn, dễ dàng tiếp cận với thông tin và lợi ích từ bảo hiểm cây lúa nên họ có xu hướng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 9 mang giá trị dương (+).

Biến Vieclam: là có người thân của hộ hay chủ hộ làm việc tại các tổ chức, chính quyền địa phương. Là biến giả, khi họ có người thân làm tại các tổ chức chính quyền địa phương thì họ sẽ thuận tiện tiếp cận thông tin bảo hiểm và những ưu nhược điểm khi tham gia bảo hiểm, cho nên họ sẽ sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, những hộ có người thân làm tại cơ quan nhà nước thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cao hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số

10 mang giá trị dương (+).

Tóm lại, những nhân tố tác giả kỳ vọng sẽ có tác động đến mức sẵn lòng trả của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp gồm có: mức phí bảo hiểm, diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, có tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ, việc làm của những người trong hộ. Trong đó, biến mức phí bảo hiểm, biến tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, biến ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả của hộ đối với chương trình bảo hiểm, còn lại các biến diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ và việc làm của những người trong hộ được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của hộ.

24

Chương 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí điạ lý

Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã (Cao Lãnh và Sa Đéc), trung tâm tỉnh đặt tại Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp

3.1.1.2 Điạ lý tự nhiên

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa). Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa

25

trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3 Dân số và lao động

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,7%. Hiện nay, dân số trung bình toàn tỉnh Đồng Tháp được ước tính là 1.679.510 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 0,98%.

Với việc giới thiệu tư vấn việc làm cho người lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.596 người, trong đó xuất khẩu lao động 58 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2013 đạt 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 36%. Qua thực hiện các giải pháp, chính sách, chương trình, dự án công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 10,01% năm 2012 xuống còn 7,48% năm 2013 (giảm 2,53%), vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra cho năm 2013 là giảm 2%.

3.1.1.4 Tài nguyên

Ngày nay, nguồn rừng ở tỉnh Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có cát xây dựng các loại, sét gạch ngói, sét cao lanh, than bùn. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc…hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ

Một phần của tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp (Trang 31)