trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên
3.2.1.1. Đổi mới nhận thức của cấp ủy Đảng và Chính quyền
Trong các văn kiện chính trị - pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều ghi nhận vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như là một thành tố tất yếu của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị khác với Đảng, là thành viên lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo xã hội và khác với Nhà nước, là trung tâm của hệ thống chính trị, là phương thức chủ yếu hiện thực hóa quyền lực của nhân dân. Phân biệt vai trò, vị trí của các thành viên trong hệ thống chính trị để thấy rõ chức năng của từng thành viên, đồng thời cũng xác đinh vị trí độc lập tương đối của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo chủ trương, đề ra nhiệm vụ chính trị, quyết định về tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ; Nhà nước chi phối bằng chi ngân sách cho biên chế và hoạt động. Mặt trận và các đoàn thể chưa có vị trí độc lập cần thiết để hoạt động đúng với vai trò là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân. Cho nên, cũng có
74
ý kiến nhận xét rằng, Mặt trận và các đoàn thể hiện nay chỉ là "cánh tay nối dài của của Đảng", chứ chưa thực hiện được sứ mệnh chủ yếu của mình là bảo vệ, bênh vực quyền lợi của dân. Điều đó cho thấy ở nhiều nơi, nhân dân bất bình với chính quyền, với Đảng và mất lòng tin vào Mặt trận. Có sự mai một về vai trò, vị trí của Mặt trận trong đời sống chính trị - xã hội một phần do Mặt trận chưa làm tốt chức năng chính trị - xã hội của mình, nhưng mặt khác cho thấy có một phần trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, trong đó có việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của Mặt trận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện liên minh chính trị để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc. Lợi ích các giai cấp, các lực lượng xã hội được đặt dưới lợi ích của dân tộc. Khi có chính quyền, nhà nước dân chủ nhân dân thừa nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; thừa nhận và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các giai tầng xã hội. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tất yếu dẫn đến sự biến đổi cơ cấu xã hội ngày càng đa dạng. Liên minh chính trị lúc này thực hiện bằng việc: "Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vện lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng" [15, tr239, 2401]. Mặt trận dân tộc thồng nhất trong điều kiện Đảng nắm chính quyền trở thành tổ chức đại diện cho lợi ích hợp pháp chung của các giai cấp xã hội. Trong điều kiện mới, cần nhấn mạnh và phát triển quan điểm: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trước hết và cơ bản là các tổ chức tự nguyện của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp quần chúng nhân dân trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước". Quan hệ giữa Đảng với Mặt trận lúc này thực chất là quan hệ giữa Đảng với đại diện của nhân dân. Đảng tôn trọng Mặt trận cũng chính là tôn trọng nhân dân.
75
Đảng vừa là thành viên giữ quyền lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc nhưng đồng thời lại là thành viên của Mặt trận. Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải trở thành một thành viên của Mặt trận. Quyền lãnh đạo Mặt trận không phải tự Đảng phong cho mình, mà qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng được nhân dân và các thành viên Mặt trận tự giác thừa nhận. "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu traanh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới dành được địa vị lãnh đạo.[38, tr.193]
Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức, kiểm tra và bằng sự gương mẫu của đảng viên. Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận và đảng đoàn các thành viên của tổ chức Mặt trận, thông qua đại diện của cấp ủy Đảng tham gia Ủy ban Mặt trận.
Đảng lãnh đạo phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, giữa Mặt trận và chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và khuyến khích mọi hoạt động sáng tạo của Mặt trận vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Là thành viên Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Đại diện cấp ủy Đảng trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đầy đủ, chủ động trình bày các chủ trương và các yêu cầu của Đảng đối với Mặt trận, đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, thực hiện hiệp thương, dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp ủy Đảng phải giáo dục, vận động đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thỏa thuận và tích cực tham gia công tác Mặt trận ở khu dân cư.
76
Khi hoạt động trong Mặt trận, Đảng tuân theo Điều lệ của Mặt trận. Tuy nhiên, thực tế vai trò tổ chức thanh viên Mặt trận của Đảng chưa thể hiện đầy đủ. Nguyên tắc hiệp thương dân chủ được thực hiện trong sinh hoạt của Mặt trận, nhưng chương trình phối hợp thống nhất hành động lại xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy chưa không hẳn dựa trên cơ sở hiệp thương dân chủ. (Ví dụ: Việc Mặt trận tham gia tổ chức hiệp thương giới thiệu người ứng cử vào các cơ quan dân cử). Vì vậy, cần phải đổi mới nhận thức (thực chất là nhận thức đúng) về vai trò, vị trí của Mặt trận trong thời kỳ mới là điều kiện tiền đề để xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, đồng thời cũng là tiền đề để xác định chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới nhận thức của Đảng về Mặt trận cần thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Cần tôn trọng vị trí độc lập của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, định hướng chính trị cho việc xác định nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận mà vấn đề quan trọng nhất là xác định đúng chức năng của Mặt trận và các đoàn thể trong thời kỳ mới.
Thứ ba, lãnh đạo cơ chế phối hợp của các thành viên hệ thống chính trị để thực hiện chức năng của từng thành viên.
Thứ tư, giáo dục, tuyên truyền cho các cấp ủy Đảng và đảng viên nhận thức đúng về vị trí, vai trò của Mặt trận, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Thứ năm, Đảng lãnh đạo Nhà nước xây dựng và hoàn thành hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên.
77
3.2.1.2. Đổi mới nhận thức của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội
Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phân tán vào quá nhiều công việc mà chưa tập trung vào những việc mang tính chất đặc trưng của tổ chức như: Tập hợp lực lượng, giám sát, phản biện xã hội, vận động nhân dân chống tham nhũng, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, từ đó hiệu quả hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa tổng kết được những vấn đề lý luận và thực tiễn của Mặt trận trong thời kỳ đổi mới, công tác tuyên truyền về Mặt trận chưa sinh động. Tất cả các yếu tố trên làm cho xã hội và ngay cả đội ngũ cán bộ Mặt trận cũng chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò và các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận là vấn đề rất cần thiết để Mặt trận có thể mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng sự đồng thuận cao trong xã hội.
Tôn trọng tính độc lập của tổ chức Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là tạo điều kiện cho Mặt trận làm tốt hơn vai trò trung tâm, đầu mối phối hợp hành động các phong trào chung, coi đó là tiền đề, cơ sở cho Mặt trận hoạt động có hiệu quả.