Mô hình tự quản tuy chưa được xây dựng thành chủ trương chính sách chung nhưng đã được áp dụng ở một số địa phương. Trong quá trình thực hiện tự quản, Ban công tác mặt trận đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế hoạt động ở một số địa phương cho thấy hình thức này nếu được tổ chức tốt sẽ tạo một bước phát triển mới về mọi mặt ở cơ sở, từ đó tạo nên sức mạnh cộng đồng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế xây dựng tổ nhân dân tự quản đã mang lại tác dụng thiết thực.
Tổ tự quản đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền thực hiện tốt quy chế dân chủ, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhân dân được tham gia góp ý với Đảng và chính quyền, được tự quyết định, bàn bạc dân chủ các công việc phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các hương ước, quy định liên quan trực tiếp đến người dân.
66
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết nhờ sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của tỉnh chăm lo cho dân thông qua việc phát huy bài học kinh nghiệm lấy dân làm gốc - lấy sức dân chăm lo cho dân ngay tại địa bàn dân cư với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo.
Kinh tế, xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và vai trò, vị trí của Mặt trận được nâng cao, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố và tăng cường tạo nên những thuận lợi cơ bản cho công tác vận động, tập hợp quần chúng của Mặt trận.
Ủy ban Mặt trận các cấp và Ban công tác Mặt trận các khu dân cư đã tích cực chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nổ lực phấn đấu, khắc phụ mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra. Là trung tâm đoàn kết, là cầu nối vững chắc giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Mặt trận là phương tiện, công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho công tác Mặt trận thực hiện vai trò tập hợp huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phối hợp thống thất với các tổ chức thành viên và các cấp chính quyền, vận động nhân dân thanh gia các phong trào và các cuộc vận động góp phần vào tháng lợi chung của tỉnh.
Trình độ giác ngộ chính trị, ý thức về quyền lợi chính trị, nhận thức về vai trò, chức năng của tổ chức Mặt trận trong tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội của nhân dân ngày một cao. Vì vậy, nhiều cuộc vận động lớn của Mặt trận được đa số nhân dân đồng tình, tự giác ủng hộ.
67
*Hạn chế
Công tác tuyên truyền vận động trong hệ thống Mặt trận mới đạt kết quả bề nổi, chưa phản ánh được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Việc tập hợp nhân dân vào tổ chức Mặt trận chưa có nhiều hình thức, biện pháp thích hợp và hấp dẫn để thu hút ngày càng đông đảo các lực lượng xã hội vào các tổ chức. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt trong các tổ chức thành viên còn thấp và chất lượng sinh hoạt còn hạn chế.(Phụ lục 2)
Hoạt động của Mặt trận chưa đồng đều ở các địa phương cả về phạm vi lẫn chất lượng.
Đội ngũ cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp về độ tuổi nhìn chung cao: Độ tuổi cán bộ chuyên trách cấp tỉnh bình quân: 42,6 tuổi, độ tuổi bình quân của cán bộ chuyên trách cấp huyện: 45,1 tuổi (độ tuổi trẻ nhất là thành phố Hà Tĩnh: 38,2 tuổi, độ tuổi cao nhất là thị xã Hồng Lĩnh: 52,3 tuổi). Độ tuổi bình quân của cán bộ chuyên trách làm công tác MT cấp xã: 52,7 tuổi). Cán bộ Mặt trận nhìn chung còn yếu về năng lực và thiếu về số lượng, chưa được đào tạo đúng chuyên môn, chuyên ngành Mặt trận.(Ví dụ: Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư được cơ cấu gồm trưởng ban Mặt trận và đại diện các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu… với số lượng 9 - 15 người (Điều lệ Mặt trận). Do chưa có chế độ phụ cấp trách nhiệm nên thường do đồng chí bí thư chi bộ kiêm nhiệm. Tình trạng này dẫn đến hiệu quả hoạt động của Mặt trận không rõ ràng, chất lượng thấp. Cấp xã, phường, thị trấn thì được 02 đ/c, 1đ/c Chủ tịch Mặt trận chuyên trách, 1 đ/c cấp phó bán chuyên trách. Mặt khác, chức danh phó chủ tịch hoặc ủy viên thường trực cấp xã, phường, thị trấn thường kiêm nhiều việc như: trưởng ban thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng nên hiệu quả hoạt động không cao. Phó chủ
68
tịch Mặt trận xã vừa là lãnh đạo, vừa là người phục vụ văn phòng nên không thể xuống cơ sở triển khai công việc cụ thể được. Cơ cấu bộ máy cấp tỉnh gồm có 21 biên chế. Cán bộ chuyên trách 19. So với định biên còn thiếu 4 biên chế.
Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên ở một số địa phương còn nặng về hành chính, chưa sát dân, chưa nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những bất đồng trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền cơ sở nên việc tham gia ngăn ngừa, giải quyết điểm nóng còn hạn chế. Khi xẩy ra tình huống chính trị - xã hội phức tạp hầu hết các đoàn thể còn bị động và đứng ngoài cuộc (vụ thu hồi đất để làm dự án Công viên vĩnh hằng ở Bắc sơn Thạch Hà và đền bù giải phóng mặt bằng ở xã Kỳ Lợi).
Hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền ở một số địa phương của Mặt trận chưa được thực hiện tốt. Trong các cuộc hiệp thương lựa chọn danh sách ứng cử viên, Mặt trận đang phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng nên tính dân chủ còn hạn chế. Nhiều cuộc tiếp xúc cử tri còn mang tính hình thức nên chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề nhân dân còn bức xúc để kịp thời giải quyết.
Đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc chưa thực sự đủ mạnh, chưa tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các chủ thể xã hội cùng đồng thời tham gia giám sát và phản biện xã hội. Công tác giám sát và phản biện xã hội đang gặp nhiều khó khăn. Nhất là ở lĩnh vực phản biện xã hội.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống các tai tệ nạn xã hội cũng như các hoạt động thanh tra, tự quản, hòa giải còn gặp nhiều khó khăn.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốn văn hóa ở khu dân cư" và "Ngày vì người nghèo" tuy đã được mở rộng, có chất lượng và hiệu quả, nhưng chưa thật toàn diện và chưa đều khắp. Việc lồng ghép các
69
chương trình, đề án của các tổ chức thành viên, các ngành với các cuộc vận động của Mặt trận chưa nhuần nhuyễn và chưa đạt yêu cầu đặt ra.
*Nguyên nhân của hạn chế
Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền (nhất là ở cơ sở) còn chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong việc tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thiếu sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời. Quan điểm một số cấp ủy Đảng cơ sở trong chỉ đạo xem Mặt trận là một đoàn thể đơn thuấn hoặc xem nhẹ vai trò là một tổ chức thành viên cùng cấp. Công tác Mặt trận theo thời vụ, không quy hoạch chuyên sâu. Một thực tế rõ nét cho thấy đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là ở cơ sở, chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc. Hầu hết cán bộ Mặt trận các cấp đều không được đào tạo chuyên môn về Mặt trận mà phải vừa học vừa làm theo nhiệm vụ cụ thể…nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên chưa chặt chẽ, chưa được duy trì thường xuyên. Ở một số cơ sở chưa xây dựng được chương trình phối hợp hàng năm.
Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp còn chậm. Công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát của Mặt trận Tổ quốc cấp trên với cấp dưới còn chưa cụ thể, chưa sát với thực tiễn của địa phương.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, Phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp, cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành những chương trình hoạt động phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
70
Thứ hai, không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, "làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.
Thứ ba, Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phải không ngừng nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, để Mặt trận thực sự trở thành một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước và ngoài nước, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là bộ phận của hệ thống chính trị, đoàn kết phấn đấu vì mục đích tối cao của toàn dân tộc. Thông qua hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận phải thực sự là nơi tập hợp mọi tổ chức, mọi cá nhân yêu nước, nơi hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc, nơi nhân dân bày tỏ chính kiến và tham gia các quyết sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi gắn kết mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ Mặt trận phải được tăng cường về mọi mặt ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước.
Thứ tư, Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền, các tổ chức thành viên các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; xây dựng và thực hiện có hiệ quả chương trình phối hợp hàng năm giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể cùng cấp.
Thứ năm, "Muốn đoàn kết thực sự phải có dân chủ thực sự" - đó là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Đoàn kết và dân chủ là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, muốn khơi dậy sức mạnh của nhân dân, phải thực hành dân chủ rộng rãi gắn liền với kỷ cương xã hội trên mọi lĩnh vực, trước hết là dân chủ trong kinh tế và dân chủ từ cơ sở. Dân chủ là giá trị tinh thần của nhân loại, là xu thế của thời đại, là nguyện vọng thiết tha của nhân dân từ
71
bao đời nay. Ngày nay, dân chủ phải trở thành mục tiêu, thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Làm được như vậy mới có thể củng cố vững chắc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Thực tế cho thấy, ở đâu dân chủ được phát huy thì ở đó khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc.
Thứ sáu, Mặt trận Tổ quốc các cấp phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy khu dân cư làm địa bàn tuyên truyền, vận động. Nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thường xuyên xây dựng và củng cố tổ chức, chăm lo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận; phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên, hội đồng tư vấn.
***
Trong quá trình thực thi quyền lực chính trị của nhân dân Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thu được những kết quả nhất định, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò, vị trí của Mặt trận Việt Nam. Mặt trận đã tổ chức được các phong trào thi đua, các cuộc vận động với chất lượng ngày càng cao thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri, gặp gỡ trực tiếp giữa các đại biểu dân cử và chính quyền nhân dân. Mặt trận đã tổ chức giám sát, phản biện các cơ quan nhà nước, cán bộ dân cử và công chức nhà nước…Các cấp ủy Đảng ở Hà Tĩnh đã quan tâm, tăng cường công tác cán bộ, tạo cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho Mặt trận hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế.
Những tồn tại, hạn chế đó nguyên nhân do yếu kém nội tại của Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhưng trong đó có nguyên nhân quan trọng do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Đánh giá được những kết quả, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đề ra phương hướng, giải pháp, để phát huy hơn nữa quyền lực chính trị của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
72
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY QUYỀN LỰC
CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN THÔNG QUA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Phƣơng hƣớng
Trong thời gian tới nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận Tổ quốc tỉnh là: "Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy khu dân cư làm trung tâm triển khai, nâng cao chất lượng các cuộc vận động: "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo", "xây dựng xã, phường, thị trấn 3 không: không ma túy, khống cờ bạc ăn tiền, không vi phạm an toàn giao thông" và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và hiệu quả giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Không ngừng xây dựng và củng cố về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần cùng Đảng và Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách