Một khi vai trò của Hiệp hội taxi Hà Nội được nâng cao thì nó sẽ mang lại nhiều hiệu quả như:
• Cơ quan chức năng sẽ dễ dàng kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn;
• Hoạt động của các doanh nghiệp thành viên sẽ hiệu quả hơn vì sẽ được cạnh tranh lành mạnh và có cơ chế hoạt động chung giữa các doanh nghiệp;
• Sẽ cùng chung sức trong cuộc chiến chống taxi dù và lúc đó hạn chế được sự hoành hành của taxi dù;
• Nâng cao chất lượng vận tải hành khách bằng taxi
3.3.3 Đối với giải pháp xử lý xung đột
Việc đưa ra chính sách quản lý riêng đối với loại hình kinh doanh HTX cho thành phố Hà Nội sẽ tránh được tình trạng nhiều chính sách chồng chéo nhau về quy định cũng như phải điều chỉnh lại chính sách cho toàn quốc. Giải quyết được bài toán quản lý HTX kinh doanh vận tải taxi khi HTX hiện nay rất khó quản lý theo luật HTX.
3.4 So sánh hiệu quả của các phương án
Bảng 3.2: So sánh hiệu quả giữa các phương án
Chỉ tiêu Phương án
PA1-1 PA1-2 PA2-1 PA2-2 PA2-3 PA2-4 PA3Năng lực quản lý của cơ Năng lực quản lý của cơ
quan NN đối với các
DN vận tải taxi tốt hơn + ++ 0 + + + +
Chất lượng dịch vụ taxi
tăng lên + + + + + + -
Khả năng kiểm soát số
lượng DN taxi + ++ 0 - 0 - -
Khả năng kiểm soát số
lượng phương tiện taxi - ++ 0 - + - -
Hoạt động của DN có
hiệu quả hơn + + 0 ++ + + -
Giảm hoạt động của
taxi dù + + + - + ++ -
Giảm vi phạm GTĐB
Tính bền vững của giải
pháp + ++ - + + + +
Chú thích: ++ =rất hiệu quả ; + = hiệu quả; 0 = bình thường; - =Không hiệu quả PA1-1: Sửa đổi và bổ sung vào các văn bản hiện hành quy định hoạt động vận tải taxi
PA1-2 : Xây dựng đề án quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thủ đô Hà Nội
PA2-1 : Giải pháp kiểm soát phát triển tạm thời
PA2-2 : Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
PA2-3 : Xây dựng mô hình quản lý đối với HTX kinh doanh vận tải taxi
PA2-4 : Nâng cao vai trò của Hiệp hội taxi thành phố Hà Nội
PA3 : Xử lý xung đột