Nâng cao vai trò của Hiệp hội taxi thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô hà nội (Trang 98)

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp cũng như chất lượng dịch vụ và khả năng quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được tốt hơn thì thành phố cần có quyết định nâng cao vai trò của Hiệp hội taxi thành phố. Hiệp hội taxi phải đưa ra được những quy định chung, hành động chung để mang lại lợi ích cụ thể, liên kết các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải taxi, liên kết các doanh nghiệp lại với nhau nhằm chống lại sự hoành hành của taxi dù…

Nâng cao vai trò về các mặt sau:

- Đưa ra quy chế chung của hiệp hội để quy định thống nhất hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ:

o Giải quyết tình trạng tranh chấp bến bãi, tranh giành khách khi xe của các thành viên hoạt động trên đường.

o Ngay cả các quy định trong văn bản hiện hành là: nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định trong văn bản, bật đồng hồ tính tiền trước khi xe lăn bánh nếu trên xe có khách, phải bật đèn báo hiệu chờ khách khi xe không có khách; có trách nhiệm hướng dẫn cho khách đi xe và trợ giúp đối với hành khách là người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai; có thái độ ứng xử hòa nhã, lịch sự đối với hành khách đi xe. Thì các nội dung này giống như là một bộ quy tắc ứng xử hơn là các điều kiện cần và đủ để kinh doanh vận tải taxi. Theo đó thì nên đưa những quy tắc đó vào quy chế hoạt động của doanh nghiệp và của hiệp hội taxi, chứ không nhất thiết phải thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật.

- Tổ chức các cuộc thi cho các lái xe của các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn cho lái xe như :

o Lái xe giỏi và an toàn

o Cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ o Lái xe tiết kiệm nhiên liệu

o Lái xe phục vụ văn minh...

- Hiệp hội taxi phối hợp với các cơ sở đào tạo để mở các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên quản lý và điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã taxi.

Xử lý xung đột đối với chính sách xây dựng mô hình HTX mới

Các phương án trong chính sách xây dựng mô hình quản lý mới đối với HTX kinh doanh vận tải taxi lại không phù hợp với luật HTX do quốc hội ban hành. Tuy nhiên, mỗi đô thị có một hoàn cảnh khác nhau, tại Hà Nội sự gia tăng nhanh chóng của số lượng xe taxi cũng như số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ là rất nhiều, trong khi đó cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp sự gia tăng đó, điều này khó khăn đối với công tác quản lý Nhà nước đối với loại hình dịch vụ này.

Do đó nhất thiết phải xây dựng một cơ chế hoạt động quản lý kinh doanh vận tải taxi riêng đối với trường hợp đặc biệt là thủ đô Hà Nội, phải xây dựng thêm các văn bản quản lý bổ sung nhằm siết chặt quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng taxi. Cơ chế mới này đảm bảo cho thành phố Hà Nội xiết chặt quản lý hoạt động vận tải taxi để phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã taxi làm ăn chân chính.

3.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp3.3.1 Đối với các giải pháp cơ bản 3.3.1 Đối với các giải pháp cơ bản

1. Sửa đổi và bổ sung vào các văn bản hiện hành quy định hoạt động vận tải taxi

 Quy định về số lượng phương tiện

Khi đưa ra được số lượng phương tiện tối thiểu khi đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp có hoạt động trên thực tế, tránh tình trạng chỉ là đăng ký trên danh nghĩa, tránh tình trạng doanh nghiệp nhỏ lẻ manh mún nhờ đó cơ quan chức năng dễ kiểm tra hơn là doanh nghiệp đăng ký hoạt động chỉ với vài phương tiện.

 Quy định về trình độ của người quản lý điều hành doanh nghiệp

- Nâng cao năng lực của người điều hành doanh nghiệp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động đúng quy định

- Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn

 Quy định về tần số vô tuyến điện

Quy định này đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động taxi đăng ký kinh doanh thực sự, tránh tình trạng thuê tần số để hoạt động cầm chừng.

 Quy định về sở hữu phương tiện

- Doanh nghiệp phải đứng tên sở hữu phương tiện nhằm tránh tình trạng xe của cá nhân thuê logo doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

- Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp dễ dàng hơn.

 Quy định về thiết bị giám sát hành trình

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng quản lý các lái xe khi đang hoạt động trên đường về: phương tiện đi đâu, đỗ ở đâu, xe có khách hay không…

 Quy đinh về giao ca, giao xe

- Ngoài ra việc giao xe và giao ca còn tránh được tình trạng lái xe lắp đặt các thiết bị gian lận cước đồng hồ.

- Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo luật lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động là lái xe, vì quy định lái xe chỉ được phép điều khiển phương tiện dưới 10 tiếng trong 1 ngày.

- Việc giao ca và giao xe doanh nghiệp biết được tình trạng phương tiện hàng ngày để đảm bảo chất lượng dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô hà nội (Trang 98)