Nhóm giải pháp đối với Maritime Bank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt nam (Trang 91)

Qua việc nghiên cứu thực nghiệm, ta nhận thấy hoạt động cho vay DNVVN tại Maritime Bank vẫn chưa được mở rộng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, học viên đề xuất một số giải pháp về các nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh đến kết quả mở rộng cho vay DNVVN tại Maritime Bank như sau: định hướng tín dụng, nhân viên tín dụng và sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN

Giải pháp về định hướng tín dụng

Hiện tại, Maritime Bank đã xây dựng được chính sách dành cho khách hàng là các DNVVN, tuy nhiên chính sách vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Chiến lược khách hàng cần phải được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động nhóm khách hàng DNVVN. Với đặc thù kinh doanh nhỏ gọn, linh hoạt của DNVVN thì Maritime Bank cũng cần phải xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt và năng động, hướng đến khách hàng. Cơ cấu tổ chức phải họat động nhịp nhàng phụ thuộc vào sự phối hợp của các phòng ban theo đúng chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giữa các phòng ban. Bên cạnh đó, mỗi phòng ban đều phải có tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ khách hàng cao nhất

Từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, Maritime Bank cần phải xây dựng được chính sách tín dụng cho khách hàng là các DNVVN, tinh giảm hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, thống nhất quy trình cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ. Tất cả hoạt động cho vay của ngân hàng đều

dựa trên chính sách tín dụng đó. Một chính sách tín dụng năng động, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển không chỉ của mảng tín dụng mà còn thúc đẩy hoạt động của toàn ngân hàng. Hiện tại, chính sách tín dụng của Maritime Bank chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Do đó, việc cụ thể hóa chính sách tín dụng, điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với quy định của NHNN và tình hình thực tế của thị trường là rất cần thiết với Maritime Bank hiện nay.

Mặt khác, Maritime Bank cần phải tiến hành chuẩn hóa quy trình tín dụng dành cho DNVVN. Đây là quy trình tín dụng chung thống nhất, làm cơ sở cho các quy trình khác, tránh ban hành quy trình tín dụng quá nhiều nhưng lại chồng chéo, khó thực hiện, mỗi quy trình lại yêu cầu thêm hồ sơ chứng từ, gây phản ứng không tốt đến khách hàng.

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường và quy định của Nhà nước. Lãi suất đặt ra ở mức thích hợp và thu hút nhằm tạo điều kiện mà không khiến cho các khách hàng thuộc DNNVV phải tìm đến một TCTD khác hay phải nhờ đến thị trường tự do. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM yêu cầu mỗi NHTM phảixây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho những khách hàng tốt, truyền thống, sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ tại Maritime Bank. Hiện tại, lãi suất vay vốn tại Maritime Bank khá cao, nguyên nhân một phần cũng do chi phí hoạt động tại Maritime Bank nhiều, bộ máy quản lý cồng kềnh, phân tách nhiều bộ phận quản lý nhưng không hiệu quả. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề tinh gọn bộ máy, sẽ giảm đáng kể được chi phí hoạt động từ đó làm giảm lãi suất vay cho khách hàng.

Điều kiện cho vay cũng cần phải được tinh giản hóa, đảm bảo hỗ trợ cho khách hàng nhưng vẫn phòng ngừa được rủi ro. Hiện nay, Maritime Bank đang triển khai thực hiện thẩm định trực tiếp đầu ra, đầu vào của khách hàng. Việc này gây tâm lý không tốt cho khách hàng, kéo dài thời gian thẩm định.

Tuy nhiên, công tác này cũng không thể giảm thiểu rủi ro cho Maritime Bank. Thay vì như vậy, cán bộ quản lý khách hàng phải thường xuyên sâu sát khách hàng, nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng.Từ những điều kiện chung, Maritime Bank cũng xây dựng được điều kiện cho từng sản phẩm riêng biệt, đảm bảo phát huy được hết tính khả dụng của mỗi sản phẩm tín dụng, đặc biệt là các sản phẩm dành cho DNVVN.

Xây dựng nhiều hình thức bảo đảm, dễ áp dụng và phù hợp với đặc thù của DNVVN. Bên cạnh đó, với mỗi loại tài sản đảm bảo cần có hình thức quản lý hạn chế được rủi ro cao nhất. Ví dụ như với tài sản đảm bảo là hàng hóa, Maritime Bank cần xây dựng hệ thống kho bãi do chính Maritime Bank quản lý, như vậy sẽ kiểm soát được tình hình kinh doanh và nguồn tiền của khách hàng…Nâng cao công tác thẩm định khách hàng để phát triển hình thức cho vay không đảm bảo bằng tài sản, tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp bổ sung.

Song song với việc mở rộng cho vay DNVVN cần phải tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc xây dựng các phương thức tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng (cho vay sim thẻ, cho vay xăng dầu…), hoàn thiện hệ thống cảnh báo nợ sớm.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm soát nội bộ hiện nay còn khá mỏng, tập trung chủ yếu tại hội sở, nên việc giám sát kiểm tra họat động tín dụng chưa hiệu quả.

Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn được coi là là nhân tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ làm việc và kinh nghiệm là vấn đề vô cùng quan trọng.

Hiện Maritime đã xây dựng được hai trung tâm đào tạo riêng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại chưa cao, các chương trình học vẫn còn mang tính lý thuyết, chưa theo kịp các quy trình ban hành, chưa đi sâu thực tế, cán bộ giảng dạy khả năng truyền đạt chưa cao. Đặc biệt là với khối ngân hàng dành cho DNVVN, thường xuyên có những thay đổi về quy trình và sản phẩm. Vì vậy, các nhân viên mới chủ yếu học hỏi theo kinh nghiệm của những nhân viên trước. Việc này dễ gây nên những sai lầm dây chuyền. Do đó, yêu cầu Maritime Bank cần phải hình thành chương trình đào tạo căn bản cho những nhân viên mới, triển khai phổ biến quy trình sản phẩm mới song song với việc ban hành quy trình.

Xây dựng hiệu quả hệ thống quản trị nguồn nhân lực từ việc tuyển dụng, đến phân công công việc và đào tạo. Công tác tuyển dụng phải theo đúng định hướng phát triển, phù hợp về quy mô và cơ cấu của Maritime Bank. Có thể hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo để giảm thiểu chi phí và thời gian tuyển dụng. Phân công công việc phải được thực hiện công khai, dân chủ, chính xác. Maritime bank nên xây dựng công cụ đánh giá định lượng để làm cơ sở đánh giá người lao động. Việc đào tạo cần phải được thực hiện từ cơ bản đến nâng cao, từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ, từng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể. Mỗi lao động ngay từ khi được tuyển dụng đã xác định rõ được năng lực của cán bộ để định hướng công việc, từ đó có chính sách và chương trình đào tạo phù hợp cho người lao động.

Việc xây dựng kế hoạch nhân sự cũng là vấn đề cần phải được giải quyết hiện nay tại Maritime Bank. Hiện tại, nguồn nhân sự tại Maritime Bank khá biến động, nguyên nhân là khi thực hiện chuyển đổi mô hình mới, việc chuyển đổi nhân sự giữa các bộ phận không dựa trên năng lực và chuyên môn sẵn có của mỗi người. Tuyển dụng các chức danh quản lý, giám đốc khá tràn lan Gây ra tình trạng giám đốc nhiều hơn nhân viên, những người có chuyên

môn và kinh nghiệm thấp lại kiểm soát ngược lại những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hơn. Nhiều nhân viên cán bộ sau một thời gian làm việc, không phù hợp và bất mãn với công việc, nên rời bỏ. Điều này gây ra tình trạng lãng phí chi phí tuyển dụng, đào tạo và lãng phí chất xám. Do đó, Maritime Bank cần phải xây dựng hiệu quả công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dựa trên nhu cầu thực tế, trong đó, phải tổ chức đào tạo riêng cho từng nhu cầu cụ thể, tránh gây tâm lý tiêu cực cho người lao động.

Đối với DNVVN, cần thiết phải có những hướng dẫn tư vấn kịp thời trong các hoạt động kinh doanh thì đối với mỗi khách hàng cần phải có một cán bộ chuyên quản lý hồ sơ khách hàng xuyên suốt trong quá trình quan hệ tại ngân hàng. Những cán bộ này cần phải được đào tạo bài bản để có thể tư vấn toàn diện và đưa ra những giải pháp, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp

Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề trao đổi những kinh nghiệm, những bài học liên quan đến cho vay đối với DNVVN. Thường xuyên cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới, đặc biệt là quy định về tín dụng. Ngoài các chuyên gia nội bộ cũng cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là chuyên gia bên ngoài, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy hiện đại. Khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng. Bên cạnh đó, cũng cần mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên, nhằm phục vụ tốt hơn khách hàng là các DNVVN nhưng có lãnh đạo hoặc nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đội ngũ lãnh đạo cần phải thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức quản trị. Xây dựng cơ chế, chính sách thưởng phạt phù hợp nhằm giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên có động lực hơn, tích cực hơn trong công tác, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho hoạt động của Maritime Bank.

Bên cạnh đó, việc tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm cũng là một yêu cầu cần thiết đối với tất cả cán bộ nhân viên Maritime Bank.

Nhóm giải pháp về sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN

Hiện nay, một ngân hàng với danh mục sản phẩm đa dạng, hiện đại, phù hợp với thực tế hoạt động của nhiều doanh nghiệp sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với ngân hàng đó. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho DNVVN, xây dựng các sản phẩm có tính liên kết toàn hệ thống, sản phẩm có tính ràng buộc trong quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho Maritime Bank có thể phục vụ khách hàng một cách khép kín, tạo sự tin tưởng, điều kiện thuận lợi cho khách hàng yên tâm hoạt động sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank đồng thời thông qua việc khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng có điều kiện theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng toàn diện hơn đồng thời giúp cho Maritime Bank giảm chi phí quản lý món vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Việc phát triển sản phẩm cần phải dựa trên thực tế hoạt động của khách hàng, cần phải thiết kế riêng sản phẩm cho từng nhóm khách hàng riêng biệt, không đánh đồng chung tất cả khách hàng. Maritime Bank cần phải hợp tác với các các chuyên gia để có thể cung cấp cho doanh nghiệp những lời khuyên hữu ích và phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nhất.

Nhóm giải pháp về mạng lưới giao dịch

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đem lại hơn 80% lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó, cho vay khách hàng DNVVN chiếm hơn 70% hoạt động cho vay của ngân hàng. Một trong những biện pháp để ngân hàng phục vụ tốt cho mọi đối tượng khách hàng là mở rộng mạng lưới hoạt động của

mình. Hoạt động này giúp ngân hàng bao phủ được thị trường mục tiêu của mình, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của khách hàng.

Hiện tại, Maritime Bank cũng đã nỗ lực mở rộng mạng lứơi. Tính đến ngày 31/12/2012 Maritime Bank đã xây dựng được 35 điểm giao dịch. Mạng lưới tập trung chủ yếu khu vực Hồ Chí Minh và khu vực Bắc Bộ, còn hạn chế khu vực Nam Bộ và miền Trung, Tây Nguyên. Nhìn chung, hệ thống mạng lưới của Maritime Bank chưa được phân bổ rộng, chưa sâu sát với thị trường, còn rất nhiều tỉnh thành chưa có điểm giao dịch của Maritime Bank. Do đó, trong thời gian tới, Maritime Bank phải thực hiện thật tốt công tác nghiên cứu thị trường, xác định khu vực tiềm năng để phát triển mạng lưới, đồng thời chuẩn bị thật tốt nhân sự, công nghệ cũng như cơ sở vật chất để hình thành các điểm giao dịch mới.

Triển khai việc hợp tác với các đơn vị bán buôn, đặt các quầy giao dịch để mở tài khỏan và phục vụ hoạt động thanh tóan cho các nhà phân phối nhỏ lẻ như sim thẻ, xăng dầu….

Nhóm giải pháp về công nghệ thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền tảng công nghệ thông tin được xem là yếu tố đòn bẩy để phát triển dịch vụ ngân hàng hịên đại, giảm rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động. Mặc dù thuộc nhóm ngân hàng được World Bank tài trợ về công nghệ tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc truy xuất, theo dõi hồ sơ. Các bộ phận vẫn phải theo dõi thủ công các khỏan vay đến hạn, số tiền lãi, tiền gốc đến hạn. Đối với những khỏan vay hạn mức, việc kiểm tra thông tin còn khó khăn hơn vì số liệu khá nhiều.

Do đó, cần thiết phải nâng cao năng lực công nghệ thông qua việc đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ thông qua mạng nội bộ. Tự động tối đa hóa các hoạt động kinh doanh. Tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ, vững chắc và

hiện đại. Qua đó, đẩy mạnh được các dịch vụ ngân hàng thông trên cơ sở úng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Phát triển hệ thống thông tin ngân hàng, tăng cường trao đổi thông tin với khách hàng qua trang web, thông tin phải được cập nhật lien tục về lãi suất, sản phẩm. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thông tin khách hàng, đảm bảo an tòan về tài sản và hoạt động của ngân hàng.

Nhóm giải pháp về năng lực tài chính

Các DNVVN tuy nhu cầu vốn thấp tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn muốn thiết lập quan hệ với các ngân hàng có thương hiệu mạnh với thực lực tài chính vững chắc. Thực lực tài chính thể hiện qua các con số như vốn tự có, tổng tài sản, lợi nhuận, các chỉ tiêu thanh khỏan, hệ số an tòan và tỷ lệ nợ xấu. Hiện tại, Maritime Bank xếp hạng chưa cao về con số lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng tài sản, vốn. Vì vậy, Maritime Bank cần phải từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập, giảm chi phí, cũng như đảm bảo các yêu cầu của NHNN về khả năng thanh khỏan, đảm bảo an tòan vốn, quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Trong thời gian sắp tới, Martime Bank cần thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình.

Việc củng cố năng lực hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính vững mạnh sẽ giúp Maritime Bank thu hút được nguồn vốn lớn từ thị trường, là cơ sở để mở rộng hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNVVN nói riêng.

Giải pháp quản trị rủi ro trong cho vay DNVVN

Maritime Bank cần phải xây dựng phương thức cho vay linh hoạt, được nghiên cứu kỹ lưỡng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Phương thức

cho vay được cập nhật thường xuyên được xem như là một công cụ kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt nam (Trang 91)