0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank năm 2010-2012

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HỌAT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

Năm 2011, nhìn chung tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng Maritime Bank vẫn đảm bảo tăng trưởng chỉ tiêu huy động vốn. Tổng huy động vốn năm 2011 là 85.124 tỷ đồng, chỉ tăng 3.8% so với năm 2010.

Năm 2012, vốn huy động của Maritime Bank tăng 5.9% so với năm 2011, trong đó vốn huy động từ thị trường 2 tăng khá cao so với năm 2011, mức tăng khoảng 36,4%. Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế giảm nhẹ, nguyên nhân do trong gian đoạn này các NHTM đang cố gắng giải quyết vấn đề thanh khoản, tranh thủ thu hút nguồn vốn trung dài hạn. Do đó, mặc dù Maritime Bank vẫn phát triển các sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhưng mức tăng huy động vẫn giảm.

Biểu 2.1 Vốn huy động của Maritime Bank (2010-2012)

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Hoạt động tín dụng

Trong vòng 3 năm 2009, 2010 và 2011 được xem là năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng của Maritime Bank, cơ cấu dư nợ theo từng loại hình khách hàng thay đổi đáng kể, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh, trong khi đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng qua các năm đều tăng, cơ cấu nợ vay có xu hướng chuyển dần sang cho vay các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn chưa cao.

Biểu 2.2: Huy động vốn và cho vay khách hàng của Maritime Bank ( 2010-2012)

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Các hoạt động kinh doanh khác

Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán của Maritime Bank chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân là do Maritime Bank không có định hướng đẩy mạnh thêm hoạt động kinh doanh chứng khoán do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa ổn định.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Trong năm 2010, thị trường ngoại hối biến động khó lường, cũng như các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Maritime Bank cũng không đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay chỉ đem lại lợi nhuận trong năm 2011 và 2012, còn hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh thì năm 2012 đã đem lại kết quả tích cực, đóng góp 33% vào lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại hối Maritime Bank. Năm 2012, Maritime Bank đưa vào kinh doanh thêm hoạt động vàng, nhưng hoạt động này vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Năm 2010, Maritime Bank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ bằng việc đầu từ vào công nghệ thông tin, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm tích hợp nhiều tiện ích đa dạng, đi kèm với việc nâng cao chất lượng phục vụ, chuẩn hóa quy trình. Năm 2011, Maritime Bank tiếp tục hoàn thiện các tính năng thanh toán hiện đại để cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả và tiện lợi nhất. Vì vậy, nguồn thu từ dịch vụ trong năm 2011 khá cao.

Năm 2012, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn thu dịch vụ từ tất cả các hoạt động đều giảm mạnh. Tổng doanh thu từ các dịch vụ của ngân hàng năm 2012 chỉ đạt 49% so với năm 2011

Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng từ 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng STT Loại dịch vụ 2010 2011 Quý 2/2012 1 Thanh toán 109.567 148.063 44.055 2 Ngân quỹ 1.606 1.733 1.084 3 Bảo lãnh 89.408 50.597 12.019 4 Tư vấn - 66.997 60.656 5 Chiết khấu 925 1.287 - 6 Đại lý nhận ủy thác - 89.652 19.317 7 Khác 46.922 81.864 34.739

(Nguồn: BCTN Maritime Bank 2010-2012)

Hoạt động tài trợ thương mại

Với lợi thế là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong công tác phục vụ các doanh nghiệp lớn và các tổng công ty có nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cùng với đội ngũ cán bộ tài trợ thương mại chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp và tư vấn dịch vụ chất lượng cao cho đối tượng khách hàng này. Nhiều chương trình hỗ trợ vốn, nhiều sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu riêng cho ngành hàng đã được triển khai, đặc biệt là các ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, ngành kinh tế trọng

điểm theo định hướng của Nhà nước và chính phủ như xăng dầu, bưu chính, than và khoáng sản…

Số dư L/c năm 2010 là 1.311.068 triệu đồng, năm 2011 của Maritime Bank là 1.223.616 triệu đồng năm 2012, số dư này đạt mức là 1.564.780 triệu đồng.

Kết quả kinh doanh của Maritime Bank từ năm 2010-2012

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank từ năm 2010-2012

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 8.246.078 14.078.653 11.927.357 Chi phí lãi và các chi phí tương tự - 6.326.175 -12.0521.177 -9.917.431

Thu nhập lãi thuần 1.919.903 1.557.476 2.009.926

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 248.498 440.193 171.870

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối -106.983 41.904 87.982 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -12.496 -35.017 1.351 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 389.390 -29.308 98.515

Thu nhập từ hoạt động khác 124.550 829.332 530.222

Chi phí hoạt động khác -14.329 -417.270 -285.535

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 110.221 412.062 244.687

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 73.007 121.610 137.392

TỔNG THU NHẬP HOẠTĐỘNG 2.580.063 2.412.478 -

Chi phí tiền lương -418.307 -578.456 -814.362

Chi phí khấu hao và khấu trừ -33.804 -69.076 -127.322

Chi phí hoạt động khác -472.096 -608.372 -913.642

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG -924.207 -1.255.904 1.855.326

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.655.856 1.156.574 764.188 trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng cho vay TCTD - -5.924 -48.489

Chi phí dự phòng cho vay khách hàng -186.824 -237.052 -562.530 và cam kết ngoại bảng

Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 49.156 122.997 102.223

TỔNG LỌI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.518.188 1.036.595 255.392

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HỌAT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

×