Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng. Ngân hàng khai trương hoạt động vào ngày 01/05/2008, Hội sở đặt tại số 32 Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cổ đông sang lập là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietPostBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank. Cùng với việc đổi, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam. Qua quá trình hoạt động cho đến nay mạng lưới của Ngân hàng đã được phát triển ở khắp nơi như Thủ đô Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Tp Đà Nẵng, Tp Hải Phòng, Quãng Ngãi, Lạng Sơn, An Giang, Cà Mau, Thanh Hóa,…Trong suốt quá trình hoạt động vá phát triển của mình Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã không ngừng xây dựng giá trị ngân hàng trên nền tảng tập hợp các nguyên tắc dẫn đường cốt lõi mang bản sắc văn hóa riêng. Điều kiện tiên quyết để Ngân hàng phát triển lâu dài và bền vững là phải đúc kết kinh nghiệm tinh túy nhất, xuất phát từ con người, vì con người, tổ chức thực hiện quyết liệt, có tính chất hệ thống cao, sức lan tỏa rộng và đổi mới không ngừng.
Để phản ánh những thành tựu đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển Ngân hàng đã nhận được những chứng nhận, bằng khen về những đóng góp trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội và cộng đồng:
Chứng nhận và Cúp đạt Thương hiệu vàng của Cục Chống hàng giả, Bộ Công thương;
21
Bằng khen và Cúp vì sự nghiệp văn hóa doanh nhân Việt Nam do Trung tâm Văn hóa doanh nhân – VCCI trao tặng;
Chứng nhận một trong các dịch vụ tài chính hàng đầu tại thị trường Việt Nam năm 2009. Danh sách 200 Sản phẩm – Dịch vụ Tin & Dùng 2009, một chương trình do Thời Kinh tế Việt Nam tổ chức;
Chứng nhận và Cúp vì sự nghiệp phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số “Việt Nam” do Ủy Ban Dân tộc của Chính phủ trao tặng;
Giải thưởng thương vụ M&A xuất sắc do Diễn đàn M&A Việt Nam 2011 trao tặng do thương vụ VNPPost góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt.
3.1.2 Hoạt động huy động vốn
Vốn tiền gửi
Đối với khách hàng là cá nhân Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiết kiệm bậc thang
Tiết kiệm bậc thang linh hoạt Tiết kiệm thừa kế
Liên kết tiết kiệm
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp Tiền gửi bậc thang doanh nghiệp
Tiết kiệm lãi suất linh hoạt – rút gốc kỳ hạn Tiền gửi trọn kỳ lãnh lãi
Sản phẩm tín dụng
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các thành phần kinh tế
Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm Chiết khấu thương phiếu vá các giấy tờ có giá Các dịch vụ
22 Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Dịch vụ cầm cố
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1 Sơ đồ tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Phòng Tổng hợp LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hậu Giang
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và trước pháp luật về các công tác được giao và hoạt động của SGD.
HỘI SỞ
BAN TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KHÁCH HÀNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI KẾ TOÁN NỘI BỘ P. QUẢN LÝ TÍN DỤNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN QUẢN LÝ TÍN DỤNG NGÂN QUỸ KẾ TOÁN GIAO DỊCH P. KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ P. TỔNG HỢP NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH
23
Có trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng. Hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của cấp được giao;
Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng
Phòng Khách hàng: Là bộ phận sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng để cho vay và đảm bảo thu hồi đúng hạn đồng thời thực hiện các nhiệm vụ:
Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị; Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng;
Thực hiện cho vay theo tỷ lệ, quy trình tín dụng;
Phát triển thị trường trên địa bàn được giao và phát triển cơ sở khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các hộ khách hàng cá nhân;
Thực hiện ngiệp vụ cấp tín dụng và các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng và theo quy định của Pháp luật;
Thực hiện chăm sóc khách hàng tại SGD và khách hàng chiến lược; Thực hiện chức năng khác do SGD giao;
Phòng Quản lý tín dụng:
Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ quản lý tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo, hổ trợ tín dụng;
Tham mưu cho Giám đốc SGD và các khối chức năng trong việc xây dựng chính sách quản lý tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo, hổ trợ tín dụng;
Xây dựng kế hoạch tháng/quý/năm, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất với Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn;
Thực hiện các chức năng do Giám đốc SGD giao; Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại SGD; Thực hiện công tác tin học, nghiệp vụ cho SGD;
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, công tác thanh toán, huy động vốn, quản lý kho quỹ,…theo quy định của NHNN và quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt;
24
Thực hiện công tác tiếp thị, thu nhân ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc SGD các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần;
Tham mưu cho Giám đốc SGD để đề xuất với các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ tài chính kế toán, giao dịch khách hàng, ngân quỹ;
Phòng Tổng hợp:
Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp và quản lý hành chính nhân sự tại SGD theo quy định của Ngân hàng;
Tham mưu cho Giám đốc SGD để đề xuất với các cấp có thẩm quyền trong xây dựng chính sách chế độ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của văn phòng.
25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG
4.1 TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HẬU NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
Để biết được kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt CN Hậu Giang đã đạt như thế nào qua ba năm 2011, 2012 và năm 2013 phải xem xét qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 dưới đây:
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 6.658 10.203 15.271 3.545 53,24 5.068 49,67
Thu nhập lãi thuần 6.418 9.435 12.588 3.017 47,01 3.153 33,42 Thu nhập từ dịch vụ 143 331 (19) 188 131,47 (350) (105,74) Thu nhập từ kinh
doanh ngoại hối 97 197 154 100 103,09 (43) (21,83) Thu nhập khác - 240 2.548 - - 2308 961,67
Tổng chi phí 2.493 4.890 8.766 2.397 96,15 3.876 44,22
Chi phí hoạt động 2.085 4.132 7.753 2.047 98,18 3.621 87,63 Chi phí khác 408 758 1.013 350 85,78 255 33,64
Lợi nhuận 4.165 5.313 6.505 1.148 27,56 1.192 22,44
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ LienVietPostBank
4.1.1 Tổng thu nhập
Thu nhập là các khoản thu mà ngân hàng thu được từ các hoạt động kinh doanh như: cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và một số khoản thu khác. Qua bảng số liệu ta thấy, tổng thu nhập của LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011 sang năm 2012. Cụ thể, năm 2012 thu nhập tăng 3.545 triệu đồng tương đương tăng 53,24% so với năm 2011 đến năm 2013 mức tăng của thu nhập đã chậm lại chỉ còn 49,67% so với năm 2012. Sự biến động của thu nhập chủ yếu là do sự thay đổi trong nguồn thu từ hoạt động cho vay (thu nhập từ lãi).
26
Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 90%). Năm 2012, thu nhập lãi của Ngân hàng 9.435 triệu đồng tăng 3.017 triệu đồng tương đương tăng 47,01% đến năm 2013 tăng 3.153 triệu đồng lên 12.588 triệu đồng tương đương tăng 33,42%. Từ năm 2011 để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ và áp dụng mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% cho tất cả các ngân hàng. Chính vì vậy mà hầu hết các ngân hàng đều có thu nhập giảm từ thời gian này. Tuy nhiên Chi nhánh lại không gặp phải vấn đề sụt giảm trong thu nhập chủ yếu là do chủ trương của LienVietPostBank là tập trung đi vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn hay còn được gọi là khu vực Tam nông (Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân) thông qua việc hợp tác với Hội cưu chiến binh tại địa phương. Bên cạnh đó, 05/2012 Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên; trong đó, lãi suất cho vay lĩnh vực tam nông chỉ còn 9%/năm, thấp hơn lãi suất của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác từ 1 - 2%/năm; đồng thời điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay phù hợp với xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất chung, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính vì những điều kiện trên Chi nhánh luôn quan tâm đến lĩnh vực cho vay nông thôn bằng các hình thức như: tài trợ vốn lưu động, cho vay thu mua lúa gạo cho các doanh nghiệp; loại hình tín dụng hổ trợ tài chính nông thôn, SEMFP – Nguồn tín dụng lãi suất thấp (dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức trả lãi linh hoạt); cho vay trong sản xuất nông nghiệp: sản xuất cây mía đường, sản xuất café, cao su, hồ tiêu, chăn nuôi thủy sản, chăn nuôi heo,…ngoài ra Ngân hàng có áp dụng các chương trình khuyến mãi như: đồng hành cùng nhà nông chăm sóc cây café, cao su, hồ tiêu, cho vay ưu đãi – giảm lãi hết năm,…
4.1.2 Tổng chi phí
Để có thu nhập trong kinh doanh thì phải cần đến chi phí bỏ ra, thông thường khi thu nhập tăng thì chi phí cũng tăng theo dù ít hay nhiều. Chi phí này bao gồm: trả lãi tiền gửi, chi trả phí phát sinh cho các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối,…Từ bảng số liệu ta thấy tổng chi phí đều tăng qua c ác năm, nhất là trong năm 2012 tổng chi phí tăng mạnh 96,15% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình chi phí đã được cải thiện chỉ còn 44,22% so với năm 2012.
Năm 2012 là năm mà chí phí lãi của Ngân hàng phải trả là cao nhất trong ba năm phân tích. Nguyên nhân là Ngân hàng mới để co thể thu hút được nguồn vốn huy động nên từ năm 2011 đến năm 2012 Ngân hàng có nhiều chương trình huy động vốn ưu đãi dành cho khách nên có nhiều khách hàng
27
đến với Ngân hàng. Đối với những chương trình này Ngân hang áp dụng mức lãi suất khá hấp dẫn và linh hoạt theo từng thời gian gữi và việc Ngân vì thế khoản chi phí lãi đã tăng cao trong năm 2012. Đến năm 2013 lãi suất huy động của Ngân hàng đã ổn định lại nên chi phí lãi đã giảm hơn so với năm 2012.
Ngoài ra, Ngân hàng còn khoảng chi phí khác phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng, khoản chi này tăng qua các năm nhưng tăng mạnh trong năm 2012 sau đó chậm lại trong năm 2013. Nguyên nhân là do tăng theo qui mô hoạt động và nhu cầu quản lý của ngân hàng, ngân hàng tăng cường qui mô hoạt động trong năm 2012 và tích cực đưa ra các chương trình khuyến mãi, quảng cáo… nhằm quảng bá thương hiệu và thu hút nguồn vốn trong dân cư. Ngân hàng phải thường xuyên có những chương trình khuyến mãi trong các dịp lễ lớn cũng phải tặng quà cho khách hàng, tăng cường quảng cáo để khách hàng biết đến biết đến sự tiện lợi, an toàn và lợi ích khi khách hàng lựa chọn ngân hàng của mình để gửi tiền.
4.1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu của hầu hết các tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, là phần thu nhập ròng sau khi trừ đi cho tất cả chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
Hình 4.1 Biểu đồ lợi nhuận của LienVietPostBank c hi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013
Tuy tổng thu nhập và tổng chi phí của Ngân hàng có nhiều biến động khá mạnh trong ba năm qua nhưng lợi nhuận lại có phần biến động khá đều đặn hôn. Lợi nhuận năm 2012 là 5.313 triệu đồng tăng 1.148 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 27,56%, đến năm 2013 tăng 1.192 triệu đồng tương tăng 22,44%. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng luôn chú trọng tăng
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2011 2012 2013
28
cường hoạt động cho vay, giám sát công tác thu nợ nên thu tăng qua các năm. Bên cạnh đó Ngân hàng luôn có những chính sách quản lý tốt các khoản chi phí, nhất chi phí lãi nên khoản chi phí luôn thấp hơn thu nhập nên lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng qua ba năm.
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn
4.1.4.1 Thuận lợi
Vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm Thành phố Vị Thanh, LienVietPostBank Chi nhánh Hậu Giang thuận tiện và dể dàng cho các khách hàng đến gian dịch. Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như cá nhân. Đặc biệt, hiện nay với gói sản phẩm mới phát triển là “Ngân hàng thế hệ mới” LienVietPostBank mong muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẽ về tài chính cho thế hệ mới – hướng đến những khách hàng dưới 18 tuổi. Đây là gói sản phẩm ngân hàng đầu tiên trên thị trường cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho giới trẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Gói sản phẩm này bao gồm:
Tiết kiệm Hoa Trạng nguyên: dễ dàng tích lũy, ổn định tương lai; Du học thành tài: hiện thực ước mơ du học;
Thẻ ATM Thế hệ mới: quản ly tốt, chi tiêu giỏi.
Mục tiêu của LienVietPostBank là trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa về mọi mặt, nên từ những ngày đầu thành lập Ngân hàng đã xây