Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu:
Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như tỷ số, số trung bình,… và về trình bày số liệu (bảng, biểu đồ,…). Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm của ngân hàng.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Số tương đối động thái
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước; Y1 : chỉ tiêu năm sau;
Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này được dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó; so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu = Trị số của một bộ phận x100 Trị số của tổng thể % 100 % 100 0 1
17
So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng kết quả từ những phân tích đối với mục tiêu 1 kết hợp đánh giá hoạt động huy động vốn của LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang bằng các chỉ tiêu tài chính:
Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động của ngân hàng
Tỷ lệ (%) = Tổng vốn huy động x 100 Tổng nguồn vốn
Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ c ấu nguồ n vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
Phân tích cơ cấu nguốn vốn huy động
Tỷ trọng từng loại tiền gửi = Tiền gửi mỗi loại x 100% Tổng vốn huy động
Phương pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, để thấy được kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể; phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng
0
1
18
nguồn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh tính chất ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng.
Tổng Dư nợ/Tổng vốn huy động
Tỷ lệ (%) = Dư nợ x 100
Tổng vốn huy động
Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả trong việc cho vay.
Hệ số thanh khoản
Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một loại hình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế trong đó có ngân hàng. Lợi nhuận càng cao đi đôi với nó là mức độ rủi ro cũng cao, trong ngân hàng hệ số thanh khoản càng cao cho thấy rủi ro ở mức thấp và lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ giảm.
Hệ số thanh khoản = Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn Vốn huy động
Tài sản thanh khoản: Tiền mặt tại quỹ; tiền gửi tại NHTW; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; các chứng khoán ngắn hạn;…
Vốn huy động: Tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác;…
Hệ số rủi ro lãi suất
Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sang chấp nhận và nó có thể dự đoán xu hướng của thu nhập khi lãi suất trên thị trường thay đổi. Nếu một ngân hàng có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ tăng nếu lãi suất trên thị trường tăng và ngược lại.
Hệ số nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm với lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Tài sản nhạy cảm với lãi suất: Cho vay ngắn hạn; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; tiền gửi thanh toán tại NHTW;…
19
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác; tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế;…
Đối với mục tiêu 3: Từ những phân tích trên tiến hành đề xuất các giải pháp giúp hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
20
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HẬU GIANG
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Lịch sử hình thành