Đánh giá theo hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh hậu giang (Trang 55)

Bảng 4.7 Đánh giá tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tại LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TGTT/Tổng VHD % 28,77 17,24 11,83

TGTK/Tổng VHD % 71,11 82,65 88,17

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, đánh giá dựa trên số liệu từ Phòng Kế toán – Ngân quỹ, LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang)

Chỉ tiêu tiền gửi thanh toán trên tổng vốn huy động

Kinh tế Việt Nam nói chung trong các năm qua bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước.

Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Từ bối cảnh kinh tế nước ta như vậy nên kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, trong đó có tỉnh Hậu Giang. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt được nhiều hiệu quả thì hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng của các tổ chức kinh tế cũng giảm dần. Đó cũng là nguyên chính cho tình hình sụt giảm liên tục của tỷ số TGTT/Tổng VHD của LienVietPostBank chi nhánh Hậu Giang.

ii

Chỉ tiêu tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động

Trong khi tình hình thánh toán qua ngân hàng giảm sút thì tình hình tiền gửi tiết kiệm đều tăng qua các năm. Khi các kênh đầu tư bên ngoài không còn hiệu quả đối với người đầu tư thì việc gửi nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để hưởng lãi suất là một hình thức đầu tư mang tính an toàn cho nhà đầu tư. Trong thời gian đầu thành lập trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, giai đoạn hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản. Giai đoạn ra đời của LienVietPostBank là giai đoạn cực kỳ căng thẳng thanh khoản trong hệ thống khi đó không gì mất lợi nhuận đối với ngân hàng bằng mất thanh khoản. Khi mới ra đời LienVietPostBank có 3.200 tỷ đồng vốn nhờ vào mạng lưới huy động và nguồn vốn từ Tiết kiệm Bưu điện tiến hành cho vay liên ngân hàng lãi suất hơn 20%/năm, trong giai đoạn đầu kênh này là chính. Khi đó lãi suất trên liên ngân hàng phổ biến 25 - 28%/năm, thậm chí trên 30%/năm, nhưng LienVietPostBank chỉ cho vay 20 - 22%/năm đều này đã hổ trợ rất lớn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn.

Sau thời gian đầu nói trên LienVietPostBank đã hướng chính sách hoạt động của mình đến những nông dân – nông thôn. Chính bước đi này đến hiện nay sau khi triển khai nhiều chương trình, trên toàn hệ thống LienVietPostBank trong đó có cả Chi nhánh Hậu Giang đều không có nợ xấu ở khu vực nông thôn. Ngoài ra Chi nhánh Hậu Giang còn có những buổi đến thăm các hộ gia đình được cấp vốn từ Chi nhánh để xem xét việc sử dụng vốn của Chi nhánh. Chính những chiến lược trên đã giúp cho LienVietPostBank nói chung và Chi nhánh Hậu Giang nói riêng không bị tồn động trong hoạt động huy động vốn vì thế khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh hậu giang (Trang 55)