Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh hậu giang (Trang 25)

 Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động của ngân hàng Tỷ lệ (%) = Tổng vốn huy động x 100

Tổng nguồn vốn

Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ c ấu nguồ n vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

 Phân tích cơ cấu nguốn vốn huy động

Tỷ trọng từng loại tiền gửi = Tiền gửi mỗi loại x 100% Tổng vốn huy động

Phương pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, để thấy được kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể; phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh tính chất ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng.

15  Tổng Dư nợ/Tổng vốn huy động

Tỷ lệ (%) = Dư nợ x 100

Tổng vốn huy động

Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả trong việc cho vay.

Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một loại hình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế trong đó có ngân hàng. Lợi nhuận càng cao đi đôi với nó là mức độ rủi ro cũng cao, trong ngân hàng hệ số thanh khoản càng cao cho thấy rủi ro ở mức thấp và lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ giảm.

Hệ số thanh khoản = Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn Vốn huy động

Tài sản thanh khoản: Tiền mặt tại quỹ; tiền gửi tại NHTW; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; các chứng khoán ngắn hạn;…

Vốn huy động: Tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác;…

Hệ số rủi ro lãi suất

Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sang chấp nhận và nó có thể dự đoán xu hướng của thu nhập khi lãi suất trên thị trường thay đổi. Nếu một ngân hàng có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ tăng nếu lãi suất trên thị trường tăng và ngược lại.

Hệ số nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm với lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nhạy cảm với lãi suất: Cho vay ngắn hạn; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; tiền gửi thanh toán tại NHTW;…

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác; tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế;…

16

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh hậu giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)