virus Gumboro ở khu vực xung quanh
Số liệu thu được ta có bảng 4.3 thể hiện mối quan hệ về tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trong cùng một đợt đối với 3 khu vực lấy mẫu
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trong cùng một đợt đối với 3 khu vực lấy mẫu Đợt lấy mẫu Địa điểm Tỉ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (GMT) 1 Tại lò 41,46 1,69 Liền kề 43,38 2,28 Ở xa 16,67 1,48 2 Tại lò 47,5 1,39 Liền kề 73,08 2,17 Ở xa 56,41 1,7 3 Tại lò 16,67 1,59 Liền kề 56,41 1,7 Ở xa 19,35 1,17
Từ bảng trên ta có biểu đồ (hình 1 và hình 2) thể hiện trực quan về tỉ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm trong cùng 1 đợt đối với 3 khu vực lấy mẫu:
Hình 1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ nhiễm
Hình 2: Biểu đồ so sánh cường độ nhiễm
Từ bảng số liệu trên và biểu đồ ta nhận thấy
Tỉ lệ dương tính kháng nguyên (tỉ lệ nhiễm) trong và ngòai các lò mổ còn khá cao. Tỉ lệ chung của 3 khu vực là trong lò mổ Thủy Dương 47,79%. Liền kề lò mổ Thủy Dương 47,46%, ở xa lò mổ Thủy Dương 36,67%.
Cường độ nhiễm (GMT) của 3 đợt là khá cao. Thấp nhất là 1,17 vào tháng 3 ngoài 3 km và cao nhất là 2,28 vào tháng 1 ở khu vực liền kề.
Ta dể dàng nhận thấy tỉ lệ nhiễm cũng như cường độ nhiễm của khu vực xung quanh lò mổ thường luôn cao hơn tại lò mổ cũng như khu vực ngoài xa lò mổ. Để giải thích ta có thể đặt giả thiết là do ảnh hưởng lâu dài của lò mổ (dù tỉ lệ nhiễm ít hơn nhưng mầm bệnh được tích tụ ngày này qua ngày khác tạo thành ổ dịch cũng như nơi lưu trú mầm bệnh, vius Gumboro lại rất bền vững và khó tiêu diệt trong môi trường).
Tuy nhiên từ kết quả tỷ lệ dương tính và cường độ nhiễm trong và ngoài lò mổ Thủy Dương trong các tháng lấy mẫu là không đồng đều và không có quy luật chung (tỉ lệ thuận) nên chưa thể kết luận sự ảnh hưởng của lò mổ đến tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Gumboro ở khu vực xung quanh là yếu tố duy nhất .
4.4. So sánh tỷ lệ nhiễm virus Gumboro của gà nuôi khu vực liền kề và ở xa lò mổ Thủy Dương huyện Hương Thủy:
Từ kết quả cho thấy tỉ lệ dương tính kháng nguyên (tỉ lệ nhiễm) khu vực liền kề cao hơn khu vực ở xa lò mổ (47,46% so với 33%). Tuy nhiên, để đánh giá sự sai khác có thực chất hay không cần phân tích thống kê. Chúng tôi sử dụng chỉ số χ2 đã trình bày ở mục Phương pháp nghiên cứu để kiểm định.
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm mẫu thu được khu vực liền kề và ở xa lò mổ Số mẫu dương tính Số mẫu âm tính
Liền kề lò mổ 56 62
Ở xa lò mổ 33 77
Tính được χ2 thực nghiệm = 4,68, so sánh kết quả này với hàm chuẩn χ2
α=0,05, df=1 = 3,84. Ta thấy rằng χ2 thực nghiệm >χ2
α=0,05, df=1 = 3,84, do đó ta kết luận rằng tỉ lệ dương tính kháng nguyên (tỉ lệ nhiễm) khu vực liền kề và khu vực ở xa lò mổ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Với xác suất sai lầm 5% ta có thể kết luận khu vực liền kề chịu ảnh hưởng lây lan mầm bệnh Gumboro từ lò mổ Thủy Dương. Khu vực cách xa ngoài lò mổ có thể không chịu ảnh hưởng lây
lan mầm bệnh Gumboro từ lò mổ. Điều này chứng tỏ công tác quản lý, vệ sinh giết mổ của lò mổ Thủy Dương chưa đảm bảo. Mầm bệnh trong phân rác, chất độn chuồng và nền chồng gà nuôi nhốt bị nhiễm, virus tồn tại rất lâu, đây chính là nguồn tồn trữ virus dẫn đến việc bệnh xảy ra lưu cữu quanh năm [16]. Chất thải giết mổ là yếu tố đưa mầm bệnh ra bên ngoài vì vậy kiểm soát chất thải giết mổ là điều cần thiết.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên chúng tôi có một số kết luận sau:
- Thực trạng gà khi đưa vào giết mổ tại lò mổ Thủy Dương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế mang trùng với tỷ lệ khá cao. Cụ thể tại cơ sở giết Thủy Dương chung cả 3 đợt là 47,79% là rất đáng ngại. Sự tiềm ẩn virus ở động vật mang trùng cũng có thể xem là một khả năng tiềm tàng cho việc bùng phát dịch trên phạm vi rộng.
- Tỷ lệ bảo hộ các lò mổ khá cao 70,44%, chứng tỏ nguồn gà giết mổ nhập vào có tỉ lệ tiêm phòng tốt. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan trong công tác vệ sinh giết mổ, phòng bệnh và xử lý nguồn nước thải vì vẫn còn tồn tại các cá thể mắc bệnh, tỷ lệ mang trùng khá cao như trên mà khả năng tồn tại và lây lan trong tự nhiên của virus Gumboro là khá mạnh, và ngoài còn nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác chưa được khảo sát.
- Tỷ lệ kháng nguyên và cường độ mang mầm bệnh ở gà nuôi khu vực liên kề của huyện Hương Thuỷ khá cao, tỷ lệ gà mang kháng nguyên là 47,46% với cường độ nhiễm của đàn là 1,94. Mô hình nuôi gà thả vườn và tỉ lệ mang kháng nguyên cao trong mẫu phân gà nuôi cao là một vấn đề rất đáng quan tâm vì những động vật mang trùng này chính là nguy cơ tiềm tàng cho việc bùng phát dịch bệnh tại địa phương.
- Khả năng lây lan từ gà giết mổ trong lò Thủy Dương và gà nuôi xung quanh là rất cao. Vì vậy kiểm soát chất thải giết mổ là điều cần thiết. Sự ảnh hưởng của lò mổ trên địa bàn đến khu vực xung quanh là rỏ ràng tuy còn khá nhiều yếu tố ảnh hưởng khác đến số lượng gà cảm nhiễm.
- Tỉ lệ tiêm phòng trong lò mổ cao 70,44%, tuy không đảm bảo được mầm bệnh hoàn toàn bị kiểm soát nhưng đã làm giảm nguy cơ bùng phát dịch.
- Sử dụng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp IHA để phát hiện kháng thể trong máu gà và phản ứng xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn SSIA để phát hiện kháng nguyên Gumboro trong phân gà đã đem lại kết quả khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong phương tiện bảo quản mẫu và nguyên liệu có thể làm sai khác một phần kết quả.
5.2 Kiến nghị
- Bệnh truyền nhiễm Gumboro ở gà tuy không gây chết hàng loạt song những thiệt hại mà nó gây ra là rất đáng kể. Việc chẩn đoán và giám sát sự lưu hành của virus Gumboro cần được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để nhằm có chiến lược phòng chống dịch thích hợp.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế nên có chương trình xây dựng vùng an toàn dịch, chú trọng khu vực liền kề lò mổ, chú ý tới công tác giống và phát triển chăn nuôi, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho địa phương cần đề ra chương trình tiêm phòng vaccine phòng bệnh Gumboro hợp lý hơn cho đàn gia cầm ở địa phương, đặc biệt vào tháng 2 dương lịch.
- Chú trọng hơn công tác kiểm tra, kiểm soát lò mổ, các nguồn gia cầm
phương tiện vận chuyển … Hệ thống xử lí, vệ sinh cần được nâng cấp toàn diện, đồng bộ. Các hộ chăn nuôi nên chú ý thường xuyên khử trùng tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, tuân thủ nghiêm các giải pháp kỹ thuật trong vệ sinh phòng dịch cũng như đảm bảo vệ sinh giết mổ, xử lý nước thải tại các lò mổ trong địa bàn.
- Áp dụng hai phương pháp IHA và SSIA để phát hiện kháng thể và
kháng nguyên Gumboro trên gà tại các địa phương, giúp cho cán bộ thú y kiểm soát được bệnh dịch tốt hơn và tiết kiệm hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Tiến Dũng, 1996. Nhìn lại bệnh Gumboro ở Việt Nam. Khoa học kỹ thuật Thú y III-1: 94-98.
[2]. Lê Thanh Hòa, 1992. Bệnh Gumboro suy giảm miễn dịch ở gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Lê Thanh Hòa, 2002. Đặc tính phân tử của các chủng virus Gumboro cường
độc Việt Nam qua khảo sát chuỗi gen kháng nguyên VP2. Khoa học kỹ thuật thú
y IX-4: 6-14.
[4]. Lê Thanh Hòa, 2003. Sinh học phân tử virus Gumboro, nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
[5]. Lê Thanh Hòa, 2004. Biến đổi phân tử epitope gen kháng nguyên VP2 ở
một số chủng virus cường độc Gumboro phân lập tại Việt Nam. Khoa học kỹ
thuật thú y XI-4: 6-13.
[6]. Đinh Thị Bích Lân, 2007. Giáo trình Miễn dịch học Thú y. Nhà xuất bản Đại Học Huế 74, 131-133.
[7]. Đinh Thị Bích Lân, Nguyễn Hữu Tình và Lê Thanh Hòa, 2005. Khảo sát vùng siêu biến đổi chuỗi gen VP2 của các mẫu virus Gumboro phân lập tại Thừa
Thiên Huế bằng phương pháp sinh học phân tử. Khoa học kỹ thuật thú y XII-2:
33-39.
[8]. Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002. Một số bệnh mới do virus ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
[9]. Phương Song Liên, 1996. Nghiên cứu dịch tễ bệnh Gumboro của gà công nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp.
[10]. Lê Đình Phùng, 2010. Giáo trình phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 156-160.
[11]. Phạm Hồng Sơn, Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh và Phạm Quang
Trung, 2002. Giáo trình vi sinh vật học thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà
Nội 179-192, 230-232.
[12]. Phạm Hồng Sơn, 2004. Sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp phát hiện kháng nguyên dịch tả lợn. Khoa học Kỹ thuật Thú y XI-1 87-89.
[13]. Phạm Hồng Sơn, 2004. Tình hình bệnh dịch tả lợn qua chẩn đoán huyết
thanh học tại Thừa Thiên - Huế. Khoa học Kỹ thuật Thú y XI-2 11-18.
[14]. Phạm Hồng Sơn, Bùi Quang Anh, 2006, Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y (phần đại cương). Nhà xuất bản Nông Nghiệp 17-18.
[15]. Phạm Hồng Sơn, 2009. Nghiên cứu tạo kháng nguyên ngưng kết hồng cầu gián tiếp gắn virus cúm A và vận dụng mới trong chẩn đoán bệnh cúm ở gia cầm. Khoa học kỹ thuật thú y XVI-2 14-22.
[16]. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 1997. Giáo trình Vi sinh vật Thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 246-251.
[17]. Nguyễn Như Thanh, Phùng Quốc Chướng, 2006. Phương pháp thực hành Vi sinh vật Thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội 78-81, 168-169, 195-197.
[18]. Nguyễn Thị Thanh, 2004. Tài liệuBệnh truyền nhiễm 125-127.
[19]. Nguyễn Bá Thành, 2001. Khảo sát tình hình bệnh Gumboro tại Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương từ 1997 - 1999. Khoa học kỹ thuật Thú y VIII-1 13-19.
[20]. Bitay Zoltan, Trần Minh Châu và Dương Công Thuận (1984). Phát hiện
bệnh Gumboro ở gà công nghiệp. Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y
1978 - 1984 28-31.
II. Tài liệu tiếng Anh
[21]. Alexander D. J., 1997. Newcastle disease and other avian paramyxoviruses. In Calnek B. W. (ed). Disease of poultry, 10th edition. Iowa State University Press, Ames 541-569.
[22]. Mundt E., Beyer J. and Muller H., 1995. Identification of a novel viral protein in infectious bursal disease virus-infected cells. Journal of General Virology, 76: 437-443.
[23]. Kibenge F. S. B., Qan B., Cleghorn J. R. and Martin C. K., 1997. Infectious bursal disease virus polyprotein processing does not involve cellular proteases. Archives of Virology, 142(12): 2401-2419.
[24]. Lukert and Saif, 1991
[25]. Boot H. J., ter Huurne A. H. and Peeters B. P., 2000. Generation of full- length cDNA of two genomic dsRNA segments of infectious bursal disease virus. Journal of Virological Methods 84: 49-58.
[26]. Sanchez-Vizcaino J. M. and Alvarez C. M., 1987. Enzyme immunoassay techniques, ELISA, in animal and plant disease. Technical Series No. 7, Second Edition, Paris, France.
[27]. Fahey K. J., Erny K. and Crooks J., 1989. A conformational immunogen on VP2 of infectious bursal disease virus that induces virus-neutralizing
antibodies that passively protect chickens. Journal of Grenal Virology 70(6) 1473-1481.
[28]. Yao K. , Gooddwin M. A. and Vakharia V. N. , 1998. Generation of a mutant infectious bursal disease virus that does not cause bursal lesions. Journal of Virology, 72(4): 2647-2654.
[29]. Nagarajan M. M. and Kibenge F. S., 1997. Infectious bursal disease virus a review of molecular basis for variations in antigenicity and virulence. Canadian Journal of Veterinary Research 61(2): 81-88.
[30]. Hudson P. J., Mckern N. M., Power B. E. and Azad A. A., 1986. Genomic
structure of the large RNA segment of infectious bursal disease virus. Nucleic
Acids Research 14(12): 5001-5012.
[31]. Cosgrove S. D., 1962. An apparently new disease of chickens - avian nephrosis, Avian Disease 6: 385-389.
[32]. Oppling V. , Muller H. and Becht H. , 1991. The structural polypeptide VP3 of infectious busal disease virus and serotype-specific epitopes. Journal of General Virology 72: 2275-2278.
[33]. Steward W. C. , 1981. Hog cholera. In Diseases of swine, Laman A. D., Glock R. D. , Mengeling W. L., Penny R. H. C., Scholl E. & Straw B. (eds), The Lowa State University Press, Ames, IA 224-235.
III. Các Website [34]. http//cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7811 [35].http//dulichhue.com.vn/gian-nan-tim-dau-ra-cho-san-pham-o-cac-trang- trai-chan-nuoi-5715.html [36].http//marphavet.com/modules.php? name=News&opcase=detailsnews&mid=29&mcid=330. [37].http//vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%ABa_Thi%C3%AAn_-_Hu %E1%BA%BF
MỘT SỐ CỤM TỪ VIẾT TẮT
SSIA: Trắc nghiệm xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (Shifting assay of standardized indirect agglutination).
HA: Ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination).
HI: Ngăn trở ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination Inhibition). IHA: Ngưng kết hồng cầu gián tiếp (Indirect haemagglutination). GMT: Giá trị trung bình nhân (Geometric Mean Titre).
OIE: Tổ chức thú y thế giới (L’Office international des Epizooties). FAO: Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization). CRD: Hô hấp mãn tính (chronic respiratory disease).
PBS: Dung dịch muối đệm Phosphate (Phosphate-Buffered Saline). ctv: Cộng tác viên.
PHỤ LỤC
Hình 3: Hồng cầu gắn kháng nguyên Hình 4: lấy mẫu tại lò
Hình 6: Phản ứng SSIA Hình 5: Huyết thanh chờ tận thu
MỤC LỤC
PHẦN 1...1
MỞ ĐẦU...1
1.1. Đặt vấn đề...1
1.2. Mục đích của đề tài...1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học...2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...2
...2
PHẦN 2...3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên thị xã Hương Thủy...3
2.1.1. Vị trí địa lý...3
2.4. Giới thiệu chung về virus gây bệnh Gumboro...5
2.4.1.1. Đặc điểm hình thái...5
2.4.1.2. Các type, các chủng virus Gumboro...6
2.4.2. Cấu trúc phân tử của virus Gumboro...6
2.4.3. Cơ chế phân tử quá trình nhân lên của virus Gumboro...8
2.4.4. Đặc tính nuôi cấy...9
2.4.4.1. Nuôi cấy trên phôi gà...9
2.4.4.2. Nuôi cấy trên môi trường tế bào...10
2.4.4.3. Nuôi cấy trên gà thí nghiệm...10
2.4.5. Sức đề kháng...10
2.4.6. Tính gây bệnh...11
2.4.7. Đường lây truyền...11
2.5. Cơ chế sinh bệnh...11
2.6. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích...13
2.6.1. Triệu chứng lâm sàng...13
2.6.2. Bệnh tích...13
2.7. Miễn dịch của cơ thể khi nhiễm virus...14
2.7.1. Miễn dịch không đặc hiệu...14
2.7.2.1. Miễn dịch thụ động...15
2.7.2.2. Miễn dịch chủ động...16
2.8. Vaccine phòng bệnh Gumboro...16
2.8.1. Khái niệm về vaccine phòng bệnh Gumboro...16
2.8.2. Vaccine ADN thế hệ mới phòng chống bệnh Gumboro...16
2.8.2.1. Khái niệm về vaccine ADN thế hệ mới...16
2.8.2.2. Tính cần thiết của việc nghiên cứu vaccine thế hệ mới...17
2.9. Chương trình tiêm chủng...18
2.10. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Gumboro...19
2.10.1. Chẩn đoán lâm sàng và bệnh tích...20
2.10.2. Chẩn đoán phân biệt...20
2.10.3. Chẩn đoán bằng phương pháp phân lập virus...20
2.10.4. Chẩn đoán virus học...20
2.10.5. Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học...21
2.10.5.2. Phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu (IHA)...22
2.10.5.3. Phản ứng xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA: Shifting assay of standardized indirert agglutination)...23
2.10.5.5. Phản ứng miễn dịch đánh dấu enzyme (ELISA:Enzyme-linked immunosorbent
assay)...24
2.10.5.6. Chẩn đoán bằng phương pháp phân tích genome virus...25
2.11. Phòng và trị bệnh...25
2.11.1. Phòng bệnh...25
2.11.2. Điều trị bệnh...26
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...27
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu...27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...27
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu...27
3.2. Nội dung nghiên cứu...27
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...27
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu...27
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu...28
3.3.2.1. Phương pháp pha hóa chất...28