Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi lên tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi (allium sativum l.) đối với vi khuẩn escherichia coli và ảnh hưởng của tỏi lên sự tăng trưởng của gà (Trang 39)

Gà 1 tháng tuổi đƣợc bố trí thí nghiệm theo 5 nghiệm thức gồm các nghiệm thức bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần cơ sở với các mức 1%, 2%, 3%, 4% và nghiệm thức đối chỉ sử dụng khẩu phần cơ sở (không bổ sung tỏi nhƣng sử dụng thuốc thú y trong quá trình nuôi gồm bổ sung men tiêu hóa, vitamin và kháng sinh phòng bệnh). Thí nghiệm kết thúc khi gà đƣợc nuôi cho đến hết tuần thứ 10. Khả năng tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà đƣợc ghi nhận qua bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)

Tuần tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 SE P 5 65,1a 57,0b 56,8b 57,3b 54,7b 8,797 0,000 6 88,9a 74,4ab 66,8b 70,9b 67,2b 32,70 0,001 7 115,2a 90,8b 79,9bc 80,5bc 74,0c 24,61 0,000 8 102,8a 80,6b 80,6b 88.9b 84,8b 27,44 0,000 9 110,1a 83,3b 88,7b 92,1ab 82.4b 41,98 0.004 10 121,3 87,0b 84,4b 101,6b 93,5b 38.60 0,000 ( a, b, c trong cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa, P<0,05 )

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy gà nuôi ở giai đoạn 5 - 10 tuần tuổi thì mức tiêu tốn thức ăn của nghiệm thức 2 dao động 57,0 - 90,8 g/con/ngày, nghiệm thức 3 là 56,8 - 88,7 g/con/ngày, nghiệm thức 4 là 57,3 - 101,6 g/con/ngày, nghiệm thức 5 là 54,7 - 93,5 g/con/ngày và cao nhất ở nghiệm thức 1 dao động 65,1 - 121,3 g/con/ngày. Qua đó, cho thấy tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức bổ sung tỏi qua các tuần tuổi đều thấp hơn so với nghiệm thức 1 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả cho thấy việc bổ sung tỏi vào khẩu phần thức ăn cho gà mang lại hiệu quả cho việc làm giảm tiêu tốn thức ăn mà vẫn đảm bảo hiệu suất tăng trƣởng. Điều này có thể giải thích là do tỏi kích thích gia tăng các tế bào ruột, làm cho diện tích tiếp xúc của vi nhung mao ruột, đặc biệt ở phần tá tràng (Jamel et al., 2013). Ngoài ra, theo nghiên cứu của Lovkova et al. (2001) và William et al. (2001) thì tỏi giúp điều hòa việc tiết các enzyme tiêu hóa nội sinh và cân bằng hệ sinh thái đƣờng ruột giúp cải thiện hiệu suất tăng trƣởng của gia cầm.

30

4.2.2 Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi đến tăng trọng.

Kết quả phân tích ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần ăn đến khả năng tăng trọng của gà ở các nghiệm thức qua các tuần tuổi đƣợc trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân của gà qua các tuần tuổi (g/con/tuần)

Tuần tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 SE P 5 256,7 290,0 307,8 297,8 293,3 28,52 0,765 6 186,7 145,6 117,8 115,6 112,2 19,09 0,043 7 251,1 233,3 206,7 232,2 198,9 27,10 0,651 8 267,5 186,3 231,1 203,3 192,2 22,58 0,113 9 206,3 183,8 177,8 193,3 177,8 26,23 0,923 10 238,8 222,9 135,6 191,1 192,2 32,72 0,158 Mean 234,5 210,3 196,1 205,6 194,4 23.95 0,727 5-10 1418,8 1248,7 1171,1 1242,2 1172,2 127,63 0.570 ( a, b, c trong cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa, P<0,05 )

Kết quả theo dõi tăng trọng bình quân của gà nuôi ở giai đoạn 5 - 10 tuần tuổi ở bảng 4.3 cho thấy tăng trọng bình quân của các nghiệm thức bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần dao động 194,4 - 210,3 g/con/tuần và nghiệm thức không bổ sung tỏi là 234,5 g/con/tuần. Mức tăng trọng bình quân của gà giữa các nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỏi đặc biệt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, kích thích tiết dịch vị, tiết mật, tăng tính ngon miệng, giải độc thủy ngân, nâng cao chất lƣợng thịt (Cavalito and Bailey, 1944; Hughes and Lawson, 1991), tỏi hỗ trợ miễn dịch và làm giảm lƣợng cholesterol (Pleasant Grove, 1995). Hơn nữa, tỏi với hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên, không gây tồn dƣ, không độc (Chu Mạnh Thắng và ctv., 2009 - trích dẫn bởi Trần Hồng Thuỷ và ctv., 2013). Vì vậy có thể sử dụng tỏi để bổ sung vào khẩu phần trong chăn nuôi gà để thay thế và hạn chế việc sử dụng kháng sinh, chất tăng trƣởng, vitamin và các loại thuốc thú y khác để hạn chế việc đề kháng và tồn dƣ kháng sinh gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe cộng đồng hiện nay và trong tƣơng lai.

31

4.2.3 Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần đến hệ số chuyển hóa thức ăn của gà hóa thức ăn của gà

Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của 6 tuần nuôi gà đƣợc trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong giai đoạn thí nghiệm

Tuần tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 5 1,77 1,38 1,29 1,34 1,30 6 3,33 3.58 4,16 4,29 3,99 7 3,21 2,69 2,70 2,43 2,60 8 3,06 3,40 2,44 3,06 3,09 9 3,73 3,21 3,49 3,33 3,24 10 3,55 2,96 4,36 3,70 3,40 Mean 3,11a 3,07a 3,03a 2,94 a 2,87 a ( a, b, c trong cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa, P<0,05 )

Trong thí nghiệm này, do khả năng tăng trọng và mức tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức qua các tuần tuổi có nhiều biến động nên hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) ở các tuần tuổi cũng biến thiên nhẹ. Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, hệ số chuyển hóa thức ăn bình quân ở các nghiệm thức là nhỏ nhất ở nghiệm thức 5 (FCR=2,87), kế đến là nghiệm thức 4 (FCR=2,92), nghiệm thức 3 (FCR=3,03), nghiệm thức 2 (FCR=3,07) và lớn nhất là nghiệm thức 1 (FCR=3,11). Tuy nhiên, qua phân tích thống kê thì thấy không có sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức. Theo nghiên cứu của Võ An Khƣơng (2013) về hệ số chuyển hoá thức ăn trên gà Tàu vàng gồm 2 giống CTU - BT01 và CTU - LA01 trong giai đoạn sinh trƣởng dao động lần lƣợt 2,70 - 5,01 (bình quân 3,44) và

32

2,48 - 5,71 (bình quân 3,75). Khẩu phần thức ăn có ảnh hƣởng đến FCR ở gà Tàu vàng trong giai đoạn 4-15 tuần tuổi (Khang and Ogle, 2004 - trích dẫn bởi Võ An Khƣơng, 2013). Cùng với nghiên cứu của Ngô Thị Minh Sƣơng (2010), hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Lƣơng Phƣợng từ 1 - 54 ngày tuổi trong khoảng 2,05 - 2,11. Bên cạnh đó, nghiên cứu trên giống gà Lƣơng Phƣợng của Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2004) thì hệ số chuyển hoá của giống gà này là 2,53. Sự khác nhau về khẩu phần thức ăn thí nghiệm và lai tạo giữa hai giống gà Tàu vàng và Lƣơng Phƣơng cũng có thể làm kết quả thí nghiệm này khác với các nghiên cứu trên. Gà ở các nghiệm thức bổ sung tỏi mức tăng trọng và hệ số chuyển hoá tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng, do vậy tỏi có tác dụng nhƣ một chất bổ sung tự nhiên giúp cải thiện tăng trƣởng và hệ số chuyển hóa thức ăn (Tollba et al., 2003). Chính vì thế có thể dùng tỏi để bổ sung vào khẩu phần ăn thay vì sử dụng các loại thuốc thú y nhƣ thuốc kháng sinh, vitamin và men tiêu hóa trong chăn nuôi gà.

4.3 Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích của gà

Trong giai đoạn nuôi thí nghiệm từ tuần tuổi thứ 5 đến hết tuần tuổi thứ 10 (6 tuần nuôi), chúng tôi ghi nhận những triệu chứng và bệnh tích sau :

Hình 4.7 Manh tràng xuất huyết

Hình 4.5 Dạ dày tuyến xuất huyết Hình 4.6 Bao tim dầy, phủ lớp fibrin

33

Các nghiệm thức thí nghiệm bổ sung tỏi vào khẩu phần cơ sở với các mức 2%, 3%, 4% gà khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở nghiệm thức không bổ sung tỏi và bổ sung 1% tỏi có phát hiện một số triệu chứng và bệnh tích nhƣ sau:

Ở 8 tuần tuổi, nghiệm thức đối chứng không bổ sung tỏi vào khẩu phần cơ sở có 1 gà chết với các bệnh tích : viêm kết mạc mắt, mí mắt gà sƣng, khí quản tích đầy dịch lầy nhầy, xuất huyết dạ dày tuyến, túi khí, bao tim dầy và phủ fibrin (hình 4.5 và 4.6).

Ở 10 tuần tuổi, nghiệm thức bổ sung 1% tỏi vào khẩu phần thức ăn có 2 gà chết với các triệu chứng và bệnh tích nhƣ gà xù lông, ủ rủ, đi phân sáp, với bệnh tích manh tràng xuất huyết. Các gà chết ở nghiệm thức này đƣợc lấy mẫu phân kiểm tra trứng giun sán, kết quả xét nghiệm mẫu phân có rất nhiều noãn nang cầu trùng, không phát hiện trứng của các loài giun sán khác (hình 4.7 và hình 4.8). Nhƣ vậy, đối với việc bổ sung tỏi tƣơi ở các mức 2 %, 3 %, 4 % vào khẩu phần ăn trong suốt quá trình nuôi thì gà khỏe mạnh, không có các dấu hiệu về hô hấp và tiêu hóa. Điều này có thể giải thích rằng tỏi nhƣ một chất bổ trợ miễn dịch ( Pleasant Grove, 1995). Tỏi làm tăng hoạt tính của các tế bào tạo lympho B và T, làm tăng hoạt tính thực bào của các lympho bào, tăng các tế bào tạo màng tiêu máu (Sanjay K Banerjee et al, 2002). ), kích thích hệ thống miễn dịch và các emzyme tiêu hóa (Durrani et al. 2007) từ đó giúp gà khỏe mạnh và phòng bệnh tốt hơn.

Dựa vào kết quả khảo sát về khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn và các triệu chứng, bệnh tích trong suốt quá trình thí nghiệm cho thấy nên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của gà ở mức 2%.

34

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết tỏi tƣơi đối với các chủng vi khuẩn

E. coli phân lập từ gà thả vƣờn trên địa bàn thành phố Cần Thơ dao động từ 12,5 µg/ml đến 25 µg/ml.

Tăng trọng bình quân của gà khi bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần thức ăn ở giai đoạn nuôi từ 5 - 10 tuần tuổi dao động từ 194,4 - 210,3 gam/con/tuần và nghiệm thức không bổ sung tỏi là 234,5 gam/con/tuần.

Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà khi bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần thức ăn ở giai đoạn nuôi từ 5 - 10 tuần tuổi dao động từ 2,87 - 3,07 và nghiệm thức không bổ sung tỏi là 3,11. Việc bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần ăn của gà giúp phòng đƣợc bệnh tiêu chảy do E. coli.

5.2 Đề nghị

Thử nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết tỏi tƣơi đối với các vi khuẩn gram dƣơng và gram âm khác; tiếp tục thử nghiệm MIC đối với vi khuẩn E. coli trên gà ở các tỉnh khác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngƣời chăn nuôi nên sử dụng tỏi ở mức 2% để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cho gà. Tỏi tƣơi ngay sau khi đã thái nhỏ nên bổ sung vào thức ăn trƣớc khi cho gà ăn 10 phút để tránh làm giảm hoạt tính của tỏi.

Tiếp tục nghiên cứu so sánh hiệu quả phòng bệnh của các dạng chiết xuất và bào chế khác nhau của tỏi nhƣ bột tỏi, rƣợu tỏi, dầu ngâm tỏi.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Hồng Mận và Phƣơng Song Liên, 1999. Bệnh gia cầm và một số biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 74-78.

2. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004. Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp lông màu thả vƣờn và phòng trị một số bệnh. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, trang 10 - 16.

3. Lê Thanh Hải, 2000. Chuyên san chăn nuôi “Kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng gà thả vƣờn (Giống gà BT2, gà Tam Hoàng, gà Tàu, gà nuôi làm giống)”. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi, trang 103.

4. Lê Văn Năm, 1999. Hƣớng dẫn điều trị bệnh ghép phức tạp ở gà. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 73 - 75.

5. Nguyễn Ngọc Hải, 2012. Thực hành nghiên cứu vi sinh vật – Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Lao động. Trang 59 - 64. 6. Nguyễn Nhƣ Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hƣơng, 1997. Vi

sinh vật Thú Y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 80 - 85.

7. Nguyễn Hoàng Dũ, 2013. Khảo sát sự sinh trƣởng và dịch bệnh của giống gà địa phƣơng nuôi trong điều kiện tập trung. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Trang 23 – 30.

8. Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1970, Vi sinh vật học Thú Y, tập 2. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trang 134 - 140.

9. Nguyễn Xuân Bình, 2005. 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 37 - 40.

10.Ngô Thị Minh Sƣơng, 2010. Ảnh hƣởng của tỷ lệ năng lƣợng protein trong khẩu phần lên khả năng sinh trƣởng của gà Ross 308 và gà Lƣơng Phƣợng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

11.Trần Hồng Thủy, Nguyễn Trung Tính, Trần Ngọc Thiên Kim, Nguyễn Thành Nhân, 2013. Bƣớc đầu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) trong điều trị bệnh do Aeromonas hydrophila trên ếch Thái Lan (Rana tigerina). Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Báo cáo khoa học, trang 482 - 486.

12.Trần Cẩm Vân, 2001. Giáo trình vi sinh vật học môi trƣờng. Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục Hà Hội. Trang 126 – 129.

36

13.Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2013.

Http://www.gso.gov.vn. Ngày cập nhật 26/11/2013.

14. Võ An Khƣơng, 2013. Sự liên kết đa hình di truyền gen IGFBP2 với các tính trạng sinh trƣởng và năng suất thịt của 2 nhóm gà CTU-BT01 và CTU-LA01 giống gà Tàu vàng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Trang 49 – 65.

15. Vũ Văn Chuyên, 2007. Những điều thần kỳ từ tỏi. Tạp chí Cây Thuốc Quý - Hội dƣợc liệu Việt Nam, CTQ25. Http://www.caythuocquy.info.vn. 16.Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012. Bệnh truyền nhiễm gia súc.

Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 305-314, 321-325.

17.Hồ Thị Việt Thu, 2012. Bệnh gia cầm. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. Trang 52-55.

Tài liệu tiếng Anh

18.Angela M. Farías-Campomanes, Claudia N. Horita, Marise A. R. Pollonio, M. Angela A. Meireles1, 2014. Allicin-Rich Extract Obtained from Garlic by Pressurized Liquid Extraction: Quantitative Determination of Allicin in Garlic Samples. Food and Public Health 2014, 4(6): 272-278.

19.Alli J.A. , 2011. In-vitro assessments of the effects of garlic Allium sativum) extract on clinical isolates of Pseudomonas aeruginosa and Staphylococcus aureus.

20.Banerjee M. , Sarkar K.P. 2003. Inhibitory effect of garlic on bacterial pathogens from spices. Wold Journal of Microbiology and Biotechnology.19:565 – 569.

21.Chowdhury, S.R., Chowdhury S.D., Smith T.K., 2002. Effects of Dietary Garlic on Cholesterol Metabolism in Laying Hens. Poultry Science 81: 1856-1862

22.Cavallito C.J., Bailey J.H., 1994. Allicin, the antibacterial principle of Allicin Sativum. I.isolation, physical properties and antibacterial action. Journal of American Chemistry Society, 66,1950-1951.

23.Chitravadivu C., Manianand S., Kalaichelvi K., 2009 .Antimicrobial studies on selected medicinal plants,. Erode region, Tamil Nadu, India. Middle-East Journal of Scientific Research, 4: 147-152.)

24. Deresse Daka, 2009. Antibacterial effect of garlic (Allium sativum) on Staphyloccus aureus: An in vitro study. African Journal of Biotechnology (4 Vol. 10), pp. 666-669, 24 January, 2011

37

25.Durrani F.R., Sultan A., Sajjad Ahmed, Chand N., Khattak F.M. & Durrani Z., 2007 “Efficiency of Aniseed Extract as Immune Stimulant and Growth Promoter in Broiler Chicks”. Pakistan Journal. of Biological Sciences 10(20):3718-3721.\

26.Hughes B.G., Lawson L.D., 1991. Antimicrobial effect of Allium sativum L. (garlic) Allium ampeloprasum (elephant garlic), and Allium cepa L. (onion). garlic compounds and commercial garlic supplement products. Phytol Res, 5: 154-158.

27.Gyles C.L., Bertscginger H.U., Fairbrather J.M., Nielsen N.O., Pohlenz, J.F., 1992. Escherichia coli infection, Diseeases of swine, IOWA state University Press/AMES, IOWA ,USA, 7th Edition, pp 487 – 488.

28.Gaherwal S., Johar F., Wast N. and Prakash., 2014. Anti Bacterial Activities of Allium sativum Against Escherichia coli, Salmonella Ser. Typhy and Staphylococcus aureus. International Joural of Microbiological Research 5 (1): 19 – 22.

29.Gyles, C.L., Fairbrother J.M., 2010. Escherichia coli. In: Gyles C. L., Prescott J.F., Songer J.G. and C.O. Thoen (ed). Pathogenesis of Bacterial Infections in Animals 4th, pp 267 – 298.

30.Gupta Rainy, Sharma Amita, Maina Preeti, Shukla R.N., 2014. Study of chemical compostion of garlic oil and comparative analysis of co- trimoxazole in response to in vitro antibacterial activity. Department of Applied Chemistry, Samrat Ashok Technological Institute International research journal of pharmacy - Vidish, India, Page 98 -100.

31.Mercola J., 1997. Antimicrob. Agents Chemother., 41: 2286-2288.

32.Iwalokun B.A., Ogunledun A., Ogbolu D.O., Bamiro S.B., Jimi-Omojola J., 2004. In vitro Antimicrobial Properties of Aqueous Garlic Extract Against Multidrug – Resistant Bacteria and Candida Spices from Nigeria. Journal of Medicinal Food, 7(3): 327-333.

33.Iberl B., Winkler G., Muler B. & Knobloch K., 1990. Quantitative detrermination of allicin and alliin from galic by HPLC. Planta Med.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi (allium sativum l.) đối với vi khuẩn escherichia coli và ảnh hưởng của tỏi lên sự tăng trưởng của gà (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)