Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Sậy lớn lên trong những đầm lầy hoặc theo những bờ của ao, hồ, sông, suối. Chúng cũng có thể lớn lên trong những vùng nƣớc khô cạn hoặc ngay cả những chổ khô.
Sậy cạnh tranh rất mạnh so với các loại cây khác. Chúng thƣờng mọc chung với những loại cây khác và phát triển rất mạnh. Sậy phát triển rất nhanh là do rễ của chúng phát triển rất mạnh, rễ của chúng trải ra xung quanh và đi xuống mặt đất rất nhanh.
Sậy là một loại cây có thể sống rất lâu. Mặc dù khi đã chặt thân, lá, thậm chí bông đã chết nhƣng rễ chúng vẫn phát triển.
Ngƣời ta sử dụng Sậy để ngăn chặn sự ô nhiễm, hấp thụ chất ô nhiễm trong đất. Rễ của chúng có thể giữ lại các chất ô nhiễm trong đất. Chúng ta có thể sử dụng Sậy để làm giấy, làm rổ, giỏ, làm chổi.
Cây Sậy là một loài cây có thể sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hệ sinh vật quanh rễ loại cây này có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thu kim loại nặng trong nƣớc thải y tế. Cây Sậy có thân dày và có thể cao tới 4 m sau 5 năm. Rễ cây Sậy có khả năng làm tăng lƣợng oxy trong bể cát và đảm bảo khả năng chảy qua cát.
Các bộ phận của Sậy:
- Thân:Sậy là một loại cỏ lâu năm, cao đến 3 mét, thân to 1 – 1,5 cm, bọng mỏng cơm, lóng dài 10 – 13 cm.
- Lá: có phiến rộng 1 – 3 cm, hình vảy hẹp, dài 15 – 25 cm, không gân chính, không lông, trên phiến lá thƣờng có vết nhăn nằm ngang, bìa nhám, lông ở mép.
- Hoa: hoa màu vàng dợt, tạo thành chùm tụ tán lớn, cao đến 50 cm, các nhánh hoa hơi xụ, gié bọng rông 1 – 1,5 cm mang 6 – 10 hoa, cọng có lông nhƣ tơ.
Hình 2.12Các bộ phận chi tiết của cây lau Sậy
(Nguồn: Khoa học và đời sống, 2003)
Phân loại
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) Sậy ở Việt Nam có 3 loài là: Arundo donax, phragmites, hramites australis.
Sự sinh trưởng và phát triển
Sậy mọc hoang nơi đất ẩm, nhiều nắng, có thể chịu đƣợc nƣớc ngập suốt mùa mƣa từ tháng 5 – 10 dƣơng lịch, gặp ở khắp cao độ, theo Taylor các đám Sậy rộng lớn chỉ xuất hiện trên vùng đất cát pha sét mà cứ định kì đất lại bị khô đi dến độ sâu nào đó. Sậy có thểsinh trƣởng và phát triển trong khoảng pH 2 – 8. Trổ hoa vào tháng 6 – 8 dƣơng lịch, ở nhiệt độ tối ƣu là 12 – 230
C, trái vào tháng 11 – 12 dƣơng lịch, tại U Minh năng suất thân lá đến 20 – 25 tấn/ha.năm; cây thƣờng già, khô vào giữa mùa nắng từ tháng 12 – 3 dƣơng lịch. Theo Kondrat và Eva (1975), loại Sậy có tiết một chất độc làm cho các loại tảo Microcystis, Lynbya không sống đƣợc.