Theo Lê Hoàng Việt (2014), các hệ thống xử lý nƣớc thải trên nền đất còn đƣợc gọi là cánh đồng lọc. Xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc là việc tƣới lên bề mặt của một cánh đồng với lƣu lƣợng có tính toán để đạt đƣợc mức xử lý nào đó thông qua quá trình lý, hóa và sinh học tự nhiên của “hệ đất – nƣớc – thực vật” của hệ thống. Ở các nƣớc đang phát triển, diện tích đất còn thừa thải, giá đất còn rẻ. Do đó việc xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc đƣợc coi nhƣ là một biện pháp rẻ tiền.
Xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc đồng thời có thể đạt đƣợc ba mục tiêu: - Xử lý nƣớc thải.
- Tái sử dụng các chất dinh dƣỡng có trong nƣớc thải để sản xuất. - Nạp lại nƣớc cho các túi nƣớc ngầm.
So với các hệ thống nhân tạo thì việc xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc cần ít năng lƣợng hơn. Xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc cần năng lƣợng để vận chuyển và tƣới nƣớc thải lên đất, trong khi xử lý nƣớc thải bằng các biện pháp nhân tạo cần năng lƣợng để vận chuyển, khuấy trộn, sục khí, bơm hoàn lƣu nƣớc thải và bùn… Do ít sử dụng các thiết bị cơ khí, việc vận hành và bảo quản hệ thống xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc dễ dàng và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, việc xử lý nƣớc thải bằng cánh đồng lọc cũng có những hạn chế nhƣ cần một diện tích lớn, phụ thuộc vào cấu trúc và điều kiện khí hậu.
Tùy theo tốc độ di chuyển, đƣờng đi của nƣớc thải trong hệ thống ngƣời ta chia cánh đồng lọc ra làm 3 loại:
-Cánh đồng lọc chậm (SR : slow rate process)
-Cánh đồng lọc nhanh (RI: rapid infitration process)
-Cánh đồng lọc chảy tràn (OF: overland flow process)