Nguyên tắc thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 68)

Mô hình nông thôn mới của xã Huyền Tụng được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công sức, vật liệu, hiến đất, tiền của…để xây dựng nông thôn mới. Trong đó nguyên tắc cơ chế hỗ trợ được thực hiện như sau:

Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: Công tác quy hoạch, xây dựng đường giao thông đến trung xã, trụ sở xã; trường học đạt chuẩn; nhà văn hoá xã; công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ hợp tác xã.

Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt; thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hoá và công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình, dự án lồng ghép hàng năm.

Sử dụng tối đa lao động địa phương như: Vật liệu xây dựng, đất đai, lao động...Vận động các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản trên địa bàn xã, để thực hiện các nội dung của chương trình NTM, làm sao vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập, và cải thiện được đời sống cho người dân trong xã.

Ngoài ra, còn có thể huy động nguồn vốn từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư, và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác [6].

4.5.2. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng chương trình NTM tại xã Huyền Tụng. trình NTM tại xã Huyền Tụng.

4.5.2.1. Xây dựng quy hoạch

- Ngườ i dân tham gia , đóng góp ý ki ến vào bản quy hoạch nông thôn mới của xã khi xã tiến hành quy hoa ̣ch các khu dân cư ; hạ tầng kinh tế, xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...

- Công tác quy hoạch để xây dựng nông thôn mới phải vừa đa dạng, vừa với tầm nhìn xa, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước, của nhân loại và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân nông thôn trong thời đại hội nhập quốc tế.

- Người dân tham gia, cụ thể hóa ý tưởng và hướng phát triển nông thôn theo quy hoạch mà ở đó có sự đầu tư của Nhà nước, có điều kiện để dân làm, dân canh tác, dân sản xuất, dân trồng trọt, dân sinh sống, dân hưởng lợi thì quy hoạch đó mới khả thi.

- Công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cứ, nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc.

4.5.2.2 Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

- Vận đ ộng người dân tham gia cùng v ới Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp trong các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm như: Hưởng ứng việc hiến đất, cây trồng, góp tiền, ngày công,… vào viê ̣c xây dựng đường liên thôn, liên xóm, khu dân cư, đườ ng ra đồng ruô ̣ng, đồng thời tham gia quản lý, giám sát các công trình, bảo quản, sử a chửa các con đường đã xây dựng để sử dụng lâu dài.

- Huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới, phát hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Tuyên truyền để người dân tự giác, chủ động thực hiện chỉnh trang nơi ăn, chỗ ở của mình theo tiêu chuẩn nông thôn mới như: Xây dựng đủ các công trình vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo ngõ xóm, tường rào để có cảnh quan đẹp, xây dựng nhà ở, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh,… đạt các quy định của Bộ xây dựng và đúng quy hoạch dân cư nông thôn.

4.5.2.3. Phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng, hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao.

- Đưa nhanh tiến bộ khoa h ọc - kỹ thuật, kể cả công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông - khuyến lâm và khuyến ngư.

- Thực hiện đồng bộ, liên hoàn cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất

sau thu hoạch đối với sản phẩm nông nghiệp. Trong sản xuất phải chọn ra những khâu cần thiết để cơ giới hóa.

-Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải hết sức cụ thể, thiết thực gắn với sử dụng sau đào tạo, kêu gọi và đưa doanh nghiệp công nghiệp về nông thôn. Tập trung giải quyết việc làm và chuyển đổi nhanh, vững chắc cơ cấu lao động trong nông thôn.

4.5.2.4. Văn hoá, xã hội và môi trường.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải, nước thải, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

- Vận đô ̣ng người dân tham gia các phần viê ̣c : Tổng vệ sinh theo phát động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt phải được thu gom ; xây dựng hầm bioga trong chăn nuôi , hố xí hợp vê ̣ sinh; chôn cất người mất tại nghĩa trang; chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ trẻ em

suy dinh dưỡng. Đối với các cơ sở s ản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định về môi trường.

- Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, phát triển thêm các loại hình văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và khả năng tham gia của người dân nông thôn, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương.

4.5.2.5. Nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức chính trị

Quan tâm và có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích cán bộ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển địa phương.

Thường xuyên củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể thôn. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng cường vận động thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các nghị quyết của đảng uỷ, kế hoạch của UBND đối với các đoàn thôn xóm nhằm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 68)