Nội dung nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 32)

- Điều tra tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương trên cơ sở đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Huyền Tụng.

- Điều tra thực trạng nông thôn xã Huyền Tụng theo 19 tiêu chí về nông thôn mới.

- Từ kết quả thu được đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Chọn xóm điều tra: trong xã Huyền Tụng chọn thôn Chí Lèn, thôn Xây Dựng và thôn Khuổi Mật để điều tra.

- Chọn mẫu điều tra: Mỗi xóm lấy 10 hộ gia đình đang sinh sống tại 3 xóm để tiến hành điều tra.

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.2.1. Thông tin thứ cấp

Dữ liệu này do lãnh đạo cấp xã và các tổ chức ban, ngành đoàn thể ở địa phương cung cấp. Công việc này tùy từng cấp mà có cách thu thập thích hợp. Ở cấp xã, thu thập bằng văn bản thống kê, các báo cáo tổng kết, kết hợp với phỏng vấn; ở thôn và hợp tác xã, tổ tự quản, người dân… chủ yếu bằng phỏng vấn. Các tài liệu và một số bản đồ sẵn có tại địa phương cũng được thu thập và sử dụng.

Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn Internet và các bài viết có liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới.

Một số tài liệu thu thập thông tin thứ cấp:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Huyền Tụng. - Quy hoạch xây dựng NTM xã Huyền Tụng.

- Báo cáo công tác đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ - đảm bảo ANTT – ATXH năm 2015.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH- ANQP năm 2014 của xã.

- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Huyền Tụng, Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020.

- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Báo cáo kết quả rà soát 19 chí xây dựng nông thôn mới xã Huyền Tụng năm 2014.

- Báo cáo tình hình thực hiện chương trình MTQG, Xây dựng NTM xã Huyền Tụng,thị xã Bắc Kạn năm 2014.

3.3.2.2. Thông tin sơ cấp

Để tiến hành thu thập số liệu cho nội dung của đề tài tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory Rural Appraisal) kết hợp với quan sát thực tế. Dùng bảng hỏi để phỏng vấn hộ nông dân.

Phương pháp PRA là 1 trong những phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này. PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu, thông qua công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các hướng giải quyết phối hợp thực hiện và cùng rút ra bài học kinh nghiệm.PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.

+ Các công cụ sử dụng trong PRA là:

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp của người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn.

- Tại mỗi xã tôi tiến hành phỏng vấn 1 lãnh đạo xã, 3 trưởng thôn( thôn Chí Lèn, thôn Xây Dựng và thôn Khuổi Mật)cùng với người dân trên địa bàn 3 thôn của xã Huyền Tụng.

- Địa điểm phỏng vấn: tại trụ sở UBND xã đối với phỏng vấn cán bộ xã; tại hộ gia đình đối với phỏng vấn hộ gia đình và trưởng xóm.

- Thảo luận nhóm cùng với người dân bao gồm cả nam lẫn nữ. Phân tích tìm ra thuận lợi, khó khăn của người dân khi tham gia dự án.

Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

3.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung: + Xử lý thông tin định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xử lý thông tin định lượng

- Số liệu điều tra sau khi thu thập đủ tôi tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hóa lại các thông tin làm cơ sở cho việc phân tổ và được nhập vào máy tính tạo thành một cơ sở dữ liệu sau đó dùng các phần mềm chuyên dụng như Word, Excel (version 2007, 2010) và Power Point để tính toán, tổng hợp đưa ra các bảng biểu phù hợp với mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài.

3.3.4. Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh hiện trạng nông thôn trên địa bàn xã với các tiêu chí nông thôn mới theo quyết định số 491 của Chính phủ.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

4.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

4.1.1.1. Vị trí địa lí.

Xã Huyền Tụng nằm trong địa giới thị xã Bắc Kạn, ngay cạnh trung tâm thị xã Bắc Kạn.

Địa giới hành chính xã được xác định như sau:

+Phía Đông: giáp Mĩ Thanh, Nguyên Phúc – huyện Bạch Thông.

+Phía Tây: giáp phường Nguyên Thị Minh Khai, xã Dương Quang – thị xã Bắc Kạn.

+Phía Nam: giáp phường Đức Xuân và xã Xuất Hóa – thị xã Bắc Kạn. +Phía Bắc: giáp xã Hà Vị, Cẩm Giàng huyện Bạch Thông.

Xã có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua địa bàn. Sông Cầu chảy qua phần đông nam của xã. Xã Huyền Tụng là một xã thuộc vùng nông thôn nằm ở vị trí cuối và ven thị xã Bắc Kạn. Thể mạnh để phát triển kinh tế của xã chủ yếu dựa vào chăn nuôi và chồng cây nông - lâm nghiệp. Đại đa số nhân dân sống trên địa bàn là dân lao động, với đức tính cần cù, sáng tạo và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt.

4.1.1.2. Tài nguyên a,Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.735,66ha. Rừng và đồi núi chiếm 85% tổng quỹ đất tự nhiên của xã.

Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất: I, Đất nông nghiệp

-Diện tích : 2489.51ha, chiếm 93,30% trong đó:

+Đất sản xuất nông nghiệp: 379,45ha. chiếm khoảng 13,04% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó:

Đất trồng lúa nước :241,22ha,chiếm tỉ lệ 8,82ha

Đất trồng cây hàng năm khác: 115,50ha, chiếm khoảng 13,04% Đất trồng cây lâu năm: 30,76 ha chiếm 1,12%

+Đât lâm nghiệp: Diện tích : khoảng 2090,53ha (chiếm 68,72% diện tích tự nhiên) là rừng sản xuất.Đây là diện tích rừng cần được giữ gìn và phát huy góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn rửa trôi.

+Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích khoảng 9,23ha (chiếm 0,34% diện tích tự nhiên) phân bố tập trung tại các ao hồ nhỏ rải rác ở các thôn. Diện tích này chủ yếu là nuôi trồng quản canh các giống cá nước ngọt địa phương nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có định hướng để tăng năng suất.

II, Đất phi nông nghiệp:

-Đất ở 28,77 ha( chiếm 1,05% diện tích đất tự nhiên) bình quân đất ở khoảng 67,42m2/người,251,79m2

/hộ

-Đất cơ quan hành chính sự ngiệp: diện tích 0,43ha.chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên.

-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 16,11ha,chủ yếu là sông suối,kênh mương nội đồng và các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn xã.

Bảng 4.1. Diện tích đất đai xã Huyền Tụng năm 2014 STT Mục đích sử dụng Diện tích(ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 2735,66 100,00 I Nhóm đất nông nghiệp 2489.51 93,30 - Đất lúa nước 241,22 8,82 -Đất trồng cây hàng năm 115,50 4,22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đất trồng cây lâu năm 30,76 1,12

-Đất rừng sản xuất 2090,53 68,72

-Đất nuôi trồng thủy sản 9,23 0,34

-Đất nông nghiệp khác 2,27 10,08

II -Đất phi nông nghiệp 140,05 5,12

-Đất ở 28,77 1,05

-Đất ở tại nông thôn 82,27 3,01

-Đất xây dựng trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp

0,43 0,02

Đất sản xuất kinh doanh 0,36 0,01

-Đất xử lí trôn lấp rác thải 9,07 0,33

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,04 0,11

-Đất sông suối 16,11 0,59

III -Đất chƣa sử dụng 50,68 1,58

(Nguồn: UBND xã Huyền Tụng năm 2014)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được diện tích đất đai của xã Huyền Tụng có thể nhận xét được:

Đất nông - lâm ngiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng chưa đem lại năng suất và hiệu quả sử dụng cao. Diện tích đất chưa sử dụng lớn nhưng chủ yếu là đồi núi, rừng cây,vì vậy cần tập trung khai thác thế mạnh về lâm ngiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Việc trôn cất theo phong tục tạo nên sự phân bố rải rác về mồ mả, thường nằm trên khu đồi các khu dân cư nên không đảm bảo vệ sinh môi trường và mĩ quan. Hiện nay xã đã có nghĩa trang Đon Tuấn là nghĩa trang của thị xã đã cải thiện đáng kể tình hình trên tuy nhiên cần phải quy hoạch thêm nghĩa trang đảm bảo theo tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã trong tương lai.

b,Tài nguyên rừng

-Tài nguyên rừng : toàn bộ xã Huyền Tụng là vùng rừng sản xuất; Độ che phủ của xã đạt khoảng 60%. Với diện tích đất của rừng 2090,53ha chiếm 68,72% tổng diện tích đất tự nhiên.

c,Tài nguyên nước

Phân bố tập trung tại các ao, hồ nhỏ rải rác ở các thôn. Diện tích này chủ yếu là nuôi trồng quảng canh các giống cá nước ngọt địa phương nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có định hướng để tăng năng suất.

4.1.1.3. Đặc điểm tình hình khí hậu, thủy văn

Xã có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc Bộ,khí hậu nhiệt đới gió mùa.Mùa đông khô và lạnh; Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 21,2o

C. Hướng gió chính là hướng Đông Nam. a,Nhiệt độ:

-Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất : (28 – 29)oC trong các tháng 6, tháng 7. -Các tháng lạnh nhất trong mùa đông là tháng 1 và tháng 2: nhiệt độ trung bình 16,1oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống (-2oC)

b, Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm : 1700mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Lượng mưa chiếm 75-80% lượng mưa cả năm,tập trung vào các tháng 7 và tháng 8, Số ngày mưa trong năm vào khoảng :150- 179ngày/năm.

c, Độ ẩm: Bình quân năm: 82 – 85 %, thấp nhất đạt 50% vào các tháng mùa mưa.

d,Độ bốc hơi: Trung bình hàng năm : 750 – 800mm

e,Chế độ nắng: Thời gian chiếu sáng trong năm : 1450h/năm, tháng ít nắng nhất là tháng 1(50h/tháng), tháng nắng nhiều nhât là tháng

8(200h/tháng). g,Chế độ gió: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng gió thịnh hành lag gió mùa Đông Nam kèm theo không khí khô lạnh vào mùa Đông.

-Mùa hạ,có gió mùa Tây Nam.

-Do địa hình chia cắt bị che chắn bởi các dãy núi tạo nên các hướng gió tiểu vùng dọc theo các khe suối.

h,Thời tiết đặc biệt:

- Trên địa bàn xã Huyền Tụng đôi khi thiếu những trận gió lốc, mưa đá, hiện tượng sương mù, sương muối cũng thường xảy ra, tuy nhiên ảnh hưởng không nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế xã Huyền Tụng mang tính chất là xã thuần nông. Chủ yếu là Nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ còn thấp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 10,5% bình quân hàng năm. cơ cấu các ngành kinh tế :

-Thương mại – dịch vụ: 20%

-Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản 10%

4.1.2.2. Dân số

-Xã Huyền Tụng có 20 thôn với 4.554 nhân khẩuvới 1.217 hộ, bao gồm 5 dân tộc anh em Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa sống hòa thuận bên nhau. Trong những năm qua công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ phát triển dân số của xã là 1,2%. Tình hình nhân khẩu của xã Huyền Tụng được thể hiện qua bảng biểu sau đây:

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động tại xã Huyền Tụng năm 2014 Tình hình nhân khẩu Đơn vị Số lƣợng

Số nhân khẩu Khẩu 4.554

Số người trong độ tuổi lao động Người 2.510

Số hộ Hộ 1.217

Lao động trong các ngành kinh tế( tỉ lệ số lao động trong độ tuổi)

Người 1.134

Lao động nông, lâm nghiệp. Người 610

Lao động làm trong lĩnh vực xây dựng, vận tải. Người 219 Lao động làm dịch vụ thương mại, cán bộ công

chức.

Người 260

Tỷ lệ phát triển dân số % 1,2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Huyền Tụng năm 2014)

Với nguồn lao động dồi dào, chiếm khoảng 55% dân số, có đầy đủ sức khỏe, cần cù, sáng tạo và trình độ văn hóa. Đây chính là một điều kiện tốt để có thể thực hiện thành công chương trình NTM ở Huyền Tụng.

Nhìn chung nguồn nhân lực của địa phương có phẩm chất cần cù siêng năng trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm và trình độ để tiếp cận những tiến bộ của khoa học để áp dụng vào sản xuất, số lao động của xã đã qua đào tạo chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên số lao động tự do và lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, tình hình sản xuất theo quy mô còn hạn chế

mới chỉ ở mức phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập trung, các mô hình sản xuất chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng nhưng hiện tại đã đang xuống cấp, xây dựng chưa có quy hoạch vì vậy đang gặp nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hoá.

4.2. Thực trạng nông thôn xã Huyền Tụng theo 19 tiêu chí về nông thôn mới

4.2.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thực tiễn cho thấy vấn đề cốt lõi và khó khăn nhất là lập quy hoạch, đây là khâu quan trọng tác động đến hầu hết các tiêu chí còn lại, nếu quy hoạch không khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt đến bộ mặt nông thôn sau này.

Tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, để có được tầm nhìn lâu dài và các hoạt động ổn định có giá trị đều phải tiến hành quy hoạch. Xã Huyền Tụng hoạt động quy hoạch cũng có được bàn đến và tiến hành nhưng chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương. Hiện trạng quy hoạch của xã được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: So sánh tiêu chí quy hoạch tại xã năm 2014

TT

Tên

tiêu chí Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu chung Thực tế Kết luận 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Đạt

Chưa

đạt Chưa đạt Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế,

xã hội, môi trường theo chuẩn mới. Quy hoạch phát triển các khu dân cư

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 32)