Tổng hợp các tiêu chí của xã Huyền Tụng

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 67)

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp các tiêu chí

Tiêu chí Kết quả tiêu chí của xã

Quy hoạch Chưa đạt

Giao thông Chưa đạt

Thủy lợi Đạt

Điện Đạt

Trường học Đạt

Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt

Chợ nông thôn Chưa đạt

Bưu điện Đạt Nhà ở dân cư Đạt Thu nhập Chưa đạt Hộ nghèo Đạt Tỉ lệ lao động có việc làm Đạt Hình thức tổ chức sản xuất Đạt Giáo dục Đạt Y tế Đạt

Văn hóa Chưa đạt

Môi trường Đạt

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Đạt

An ninh, trật tự xã hội Đạt

(Nguồn:Báo cáo kết quả rà soát 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Huyền Tụng 2014)

Nhận xét: Xét bộ tiêu trí quốc gia gồm 19 tiêu trí về nông thôn mới của

thủ tướng chính phủ ban hành thì xã Huyền Tụng đạt 13 tiêu trí về: Thủy lợi, Điện, Trường học, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Hộ nghèo, Tỉ lệ lao động có việc

làm,Hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, Y tế, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, An ning trật tự xã hội. Còn lại 6 tiêu trí khác xã vẫn chưa đạt. UBND xã Huyền Tụng đã đưa ra mục tiêu đến năm 2015 đạt thêm 1 tiêu chí đó là: Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người.

4.5. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng chƣơng trình NTM tại xã Huyền Tụng.

4.5.1. Nguyên tắc thực hiện

Mô hình nông thôn mới của xã Huyền Tụng được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công sức, vật liệu, hiến đất, tiền của…để xây dựng nông thôn mới. Trong đó nguyên tắc cơ chế hỗ trợ được thực hiện như sau:

Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: Công tác quy hoạch, xây dựng đường giao thông đến trung xã, trụ sở xã; trường học đạt chuẩn; nhà văn hoá xã; công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ hợp tác xã.

Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt; thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hoá và công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình, dự án lồng ghép hàng năm.

Sử dụng tối đa lao động địa phương như: Vật liệu xây dựng, đất đai, lao động...Vận động các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản trên địa bàn xã, để thực hiện các nội dung của chương trình NTM, làm sao vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập, và cải thiện được đời sống cho người dân trong xã.

Ngoài ra, còn có thể huy động nguồn vốn từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư, và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác [6].

4.5.2. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng chương trình NTM tại xã Huyền Tụng. trình NTM tại xã Huyền Tụng.

4.5.2.1. Xây dựng quy hoạch

- Ngườ i dân tham gia , đóng góp ý ki ến vào bản quy hoạch nông thôn mới của xã khi xã tiến hành quy hoa ̣ch các khu dân cư ; hạ tầng kinh tế, xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...

- Công tác quy hoạch để xây dựng nông thôn mới phải vừa đa dạng, vừa với tầm nhìn xa, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước, của nhân loại và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân nông thôn trong thời đại hội nhập quốc tế.

- Người dân tham gia, cụ thể hóa ý tưởng và hướng phát triển nông thôn theo quy hoạch mà ở đó có sự đầu tư của Nhà nước, có điều kiện để dân làm, dân canh tác, dân sản xuất, dân trồng trọt, dân sinh sống, dân hưởng lợi thì quy hoạch đó mới khả thi.

- Công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cứ, nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc.

4.5.2.2 Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

- Vận đ ộng người dân tham gia cùng v ới Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp trong các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm như: Hưởng ứng việc hiến đất, cây trồng, góp tiền, ngày công,… vào viê ̣c xây dựng đường liên thôn, liên xóm, khu dân cư, đườ ng ra đồng ruô ̣ng, đồng thời tham gia quản lý, giám sát các công trình, bảo quản, sử a chửa các con đường đã xây dựng để sử dụng lâu dài.

- Huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới, phát hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Tuyên truyền để người dân tự giác, chủ động thực hiện chỉnh trang nơi ăn, chỗ ở của mình theo tiêu chuẩn nông thôn mới như: Xây dựng đủ các công trình vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo ngõ xóm, tường rào để có cảnh quan đẹp, xây dựng nhà ở, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh,… đạt các quy định của Bộ xây dựng và đúng quy hoạch dân cư nông thôn.

4.5.2.3. Phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng, hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao.

- Đưa nhanh tiến bộ khoa h ọc - kỹ thuật, kể cả công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông - khuyến lâm và khuyến ngư.

- Thực hiện đồng bộ, liên hoàn cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất

sau thu hoạch đối với sản phẩm nông nghiệp. Trong sản xuất phải chọn ra những khâu cần thiết để cơ giới hóa.

-Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải hết sức cụ thể, thiết thực gắn với sử dụng sau đào tạo, kêu gọi và đưa doanh nghiệp công nghiệp về nông thôn. Tập trung giải quyết việc làm và chuyển đổi nhanh, vững chắc cơ cấu lao động trong nông thôn.

4.5.2.4. Văn hoá, xã hội và môi trường.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải, nước thải, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

- Vận đô ̣ng người dân tham gia các phần viê ̣c : Tổng vệ sinh theo phát động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt phải được thu gom ; xây dựng hầm bioga trong chăn nuôi , hố xí hợp vê ̣ sinh; chôn cất người mất tại nghĩa trang; chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ trẻ em

suy dinh dưỡng. Đối với các cơ sở s ản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định về môi trường.

- Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, phát triển thêm các loại hình văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và khả năng tham gia của người dân nông thôn, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương.

4.5.2.5. Nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức chính trị

Quan tâm và có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích cán bộ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển địa phương.

Thường xuyên củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể thôn. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng cường vận động thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các nghị quyết của đảng uỷ, kế hoạch của UBND đối với các đoàn thôn xóm nhằm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 được thực hiện tại xã Huyền Tụng, Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn, thực hiện thành công sẽ tạo ra mô hình xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí quốc gia được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước tiến tới một quốc gia phát triển mạnh, có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Để xây dựng nông thôn mới thành công trên địa bàn xã Huyền Tụng cần triển khai đồng bộ các nội dung: Quy hoạch; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển văn hoá, xã hội giàu bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Những tiêu chí nào đã đạt rồi thì cố gắng duy trì và tiếp tục cải thiện để nâng cao hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của nó trong nội dung quy hoạch tổng thể. Còn những tiêu chí nào chưa đạt thì rà soát, xem xét, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên để tiến hành giải quyết từng vấn đề một thật hợp lý.

Việc xây dựng mô hình nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của người dân, cộng đồng địa phương là chính. Nhà nước hỗ trợ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò định hướng, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện. Kinh nghiệm thực tiễn từ những xã đã tiến hành thí điểm xây dựng NTM, thì sự tham gia của người dân giữ vai trò chủ đạo và quyết định rất lớn tới sự thành công của mô hình NTM trên địa bàn xã . Ban chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu rô ̣ng trong nô ̣i bô ̣ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân xã về yêu cầu, mục tiêu của chương trình. Phương châm: “dân biết, dân làm, dân

giám sát và dân hưởng thụ” cần được thực hiện đầy đủ, coi trọng, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong tất cả các nội dung xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt phương châm “huy động nội lực tại chỗ là chính”.

Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về phương pháp tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, của các xã đã tiến hành thí điểm xây dựng mô hình NTM trên phạm vi cả nước.

5.2. Kiến nghị

Để có những hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Huyền Tụng, Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn. Cần có thêm các nghiên cứu cụ thể để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, xác định rõ những tiêu chí đạt được, chưa đạt được và tại sao lại chưa đạt được từ đó đề ra kế hoạch, biện pháp để thực hiện mô hình được tốt hơn.

5.2.1. Đối với Nhà nước, các cấp Đảng ủy cấp trên

Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là người dân.

Cần phải có cơ chế quản lý đúng đắn để không thất thoát vốn trong quá trình triển khai chương trình NTM, vì xây dựng NTM yêu cầu nguồn vốn rất lớn, nhưng cũng cần có các chính sách ưu tiên, quan tâm tới xã, giúp việc thực hiện các tiêu chí được dễ dàng hơn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bộ, ngành từ trung ương tới địa phương để chương trình xây dựng NTM không bị gián đoạn.

5.2.2. Đối với UBND xã Huyền Tụng.

Cán bộ xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình NTM, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.

Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã. Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình NTM về lý luận, kiến thức và về kinh tế, xã hội để từ đó nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trên địa bàn.

Thực hiện cơ chế giám sát các dự án thành phần một cách chặt chẽ, tạo được lòng tin trong nhân dân.

Sử dụng lao động địa phương, tận dụng tốt và hợp lý nguồn lao động địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ và khuyến khích họ cùng tham gia vào quá trình triển khai chương trình. Vận động sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân vào việc xây dựng mô hình NTM của xã.

5.2.3. Đối với người dân

Tất cả mọi người trong xã cần tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạch NTM tại xã cho việc thực hiện được thuận lợi hơn và thuận với nhu cầu của người dân.

Người dân và cộng đồng phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay kinh doanh sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới.

Tham gia vào cùng với cán bộ xã, để lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.

Cử đại diện ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I, Tài liệu tiếng việt

1. Dương Thị Thu Hoài (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

4. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg, Ngày 04/6/2010 của đã

ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

6. UBND tỉnh Huyền Tụng, Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cấp xã và huyện.

II, Tài liệu Internet

7. Website của chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mở:

http://nongthonmoi.gov.vn/01/232/Tong-ket-Chuong-trinh-Xay-dung-thi- diem-mo-hinh-nong-thon-moi.htm

8. Website của chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mở:

http://www.baobackan.org.vn/channel/7241/201505/sau-5-nam-thuc-hien- nghi-quyet-xay-dung-nong-thon-moi-o-bac-kan-2387362/

9. Website của tạp chí cộng sản, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2012/14689/ Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren.aspx

10.Website vca.org.vn, một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay.

http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&CategoryID=2&News=144

11. Website Wikipedia Bách khoa toàn thư mở:

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 67)