2.2.2.1. Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn Việt Nam, cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển, nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cả nước có trên 20% số xã đạt chuẩn NTM và năm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới [5].
Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, ban hành tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Bộ tiêu chí quốc gia NTM).
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM [5].
Bắt đầu tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới, nhà nước ta đã tiến hành thí điểm 11 xã trên phạm vi cả nước, 11 xã được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước),
Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi - TPHCM) và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội). Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thiếu xót từ lý thuyết đến thực tiễn. Tiếp đó, chúng ta thí điểm các xã trên phạm vi tỉnh, vừa thực hiện vừa điều chỉnh những sai xót, để đạt được mục đích cuối cùng.
2.2.2.2. Tình hình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới cấp xã hiện nay
Ngày 13/1/2012 tại Hà Nội, ban chỉ đạo trung ương chương trình xây thí điểm mô hình nông thôn mới, đã tổ chức hội nghị tổng kết và đưa ra những kiến nghị cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Dự thảo báo cáo của ban chỉ đạo trung ương chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới chỉ rõ: Kết quả đạt được ở 11 xã điểm tuy có khác nhau, nhưng đến nay đã hình thành mô hình nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới và những yêu cầu đề ra của nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương đảng khóa X. Đáng chú ý là so với năm 2008, thu nhập của người dân ở các xã điểm năm 2011 đã tăng bình quân hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chất lượng hệ thống cơ sở được nâng cao [7].
Sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn, 11 xã điểm đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là về thu nhập của người dân. Tuy nhiên, một số kết quả về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, môi trường còn chưa thực sự vững chắc.
Riêng về 2 nội dung là quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề đặt ra với 11 xã điểm, nhất là giai đoạn đầu thực hiện thí điểm vẫn còn chậm và lúng túng, do các địa phương còn có tâm lý trông chờ ỷ lại, lúng túng trong
triển khai thực hiện. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan do chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình mới đối với cấp ủy chính quyền các địa phương. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách không lớn, nhưng hiệu quả đạt được của chương trình vẫn rất khả quan.
Trong các báo cáo tham luận của 11 xã tiến hành thí điểm, thì có một số kinh nghiệm đã được các địa phương và ban chỉ đạo trung ương nêu ra đó là:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt - Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm chủ động, sáng tạo - Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phó Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại như: Tâm lý nóng vội, muốn làm nhanh, nhưng thực tế có những việc không thể làm nhanh được, đặc biệt là với chương trình xây dựng nông thôn mới, vì đây là chương trình tổng thể, phát huy tổng lực, không chỉ nguồn lực về mặt vật chất mà cả về mặt và tinh thần. Bên cạnh đó, một số việc triển khai còn chậm, một số chính sách ban hành tuy mới thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều điều chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, đặc biệt là công tác quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra.
Đây sẽ là những kinh nghiệm cơ bản để các địa phương áp dụng, phấn đấu đến năm 2015, 20% số xã đạt nông thôn mới và đến năm 2020, con số này là 50% [5].
2.2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là cơ hội thuận lợi để nông dân trong tỉnh bứt phá vươn lên, xây dựng nông thôn giàu đẹp văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ngày từ đầu nhiệm kỳ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Theo đó, xây dựng kế hoạch cụ thể với nhiều giải pháp thiết thực như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn, đồng thời triển khai lập đồ án quy hoạch, đề án xây dựng NTM, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng kết cấu hạ tầng…. Trong công tác tuyên truyền, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể các cấp đã phối hợp với các cơ quan truyền thông như Báo Bắc Kạn, Đài PTTH tỉnh xây dựng nhiều phóng sự, tin bài, ảnh về công tác xây dựng NTM, nêu rõ chủ thể xây dựng NTM là nông dân, tuyên truyền về các văn bản, quy định về tiêu chí NTM…để nhân dân nắm rõ hơn về các chính sách, quy trình xây dựng NTM. Đồng thời, bằng nhiều hình thức như tuyên truyền miệng thông qua các buổi họp thôn, hội nghị cấp xã, hội nghị các hội đoàn thể…để trao đổi, bàn bạc với nhân dân. Thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, các cơ quan chuyên môn đã chú trọng triển khai các chuyên đề thiết thực, đồng thời đổi mới phương pháp và nội dung tập huấn. Cụ thể, toàn tỉnh đã mở được 98 lớp tập huấn ( 20 lớp cấp tỉnh, 78 lớp cấp, huyện, xã) cho 5.992 học viên tham gia; tổ chức 4 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn cho cán bộ các ban chỉ đạo cấp huyện, xã điểm và văn phòng điều phối của tỉnh. Qua công tác tuyên truyền, tập huấn, cán bộ và người dân được trang bị, nâng cao kiến thức về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình xây dựng NTM. Từ đó, công tác lập đồ án quy hoạch, xây dựng đề án phát triển sản xuất, lập kế hoạch, cách thức tiến hành xây dựng NTM…có sự tham gia của người dân, đặc biệt là việc phát huy nội lực, nêu cao vai trò chủ thể được người dân tích cực hưởng ứng tạo nên một phòng trào phát triển mạnh rộng khắp trên toàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, với tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là 93.420 tỷ đồng, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 192 công
trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài 103,3km. Từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và thực hiện các chương trình lồng ghép, toàn tỉnh thực hiện được 90 công trình với 91,8km kênh mương nội đồng và 2,84km kè; nạo vét, tu sửa được 10,3km kênh mương và xây dựng mới 3 trạm bơm. Đồng thời, đầu tư cải tạo 105,7km đường điện, xây mới trạm biến áp, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia lên 94%, Ngoài ra, tình đã hỗ trợ xây dựng mới 4 chợ nông thôn, cải tạo nâng cấp 19 điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 104/112 xã có mạng internet (đạt 92,8%), 84 xã đạt tiêu chí về bưu điện, 40 xã đạt tiêu chí về thủy lợi.
Song song với đó, hợp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được đầu tư 11,9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn đó, toàn tỉnh đã thực hiện 34 mô hình phát triển kinh tế, mở 18 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ trên 100 máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho nông dân. Nhờ tập trung đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo cho khu vực nông thôn của tỉnh. Đến nay, đã có 14 xã đạt tiêu chí thu nhập; 37 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo; 87 xã đạt tiêu chi về việc làm. Về phát triển hình thức tổ chức sản xuất, toàn tỉnh đã có 221 hợp tác xã, 2.225 tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng… Thực hiện các tiêu chí về giáo dục, y tế, toàn tỉnh đã có 43 trường đạt chuẩn quốc gia; 112 xã đạt phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, học nghề…đạt 84,84%; có 15 trường học được xây mới và sửa chữa đem lại 39 xã đạt tiêu chí về giáo dục. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên tỷ lệ dân cư nông thôn tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng đạt 96%. Các trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nên đã có 75 xã đạt tiêu chí này. Ngoài ra, tiêu chí về
an ninh trật tự cũng đạt cao với 82 xã. Đây là tiêu chí được đánh giá cao vì ngành chức năng đã tổ chức tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hoạt động của các loại tội phạm. Tới thời điểm ngày 15/1/2015, toàn tỉnh có 14 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 80 xã đạt 5-9 tiêu chí. Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng công tác thực hiện chương trình NTM ở tỉnh ta vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế như ngân sách Trung ương phân bổ thấp, ngân sách địa phừng còn hạn hẹp, việc huy động các tổ chức và nhân dân đóng góp còn hạn chế. Cán bộ cơ quan thường trực ban chỉ đạo, cán bộ chuyên trách các cấp còn thiếu và yếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, công tác phối hợp thực hiện chưa hiệu quả; năng lực quản lý đầu tư xây dựng của cấp xã còn hạn chế, việc lựa chọn mô hình sản xuất thường chưa sát với mục tiêu của đề án; công tác tuyên truyền đã tích cực nhưng chưa sâu rộng nên còn nhiều người dân nhận thức về nông thôn mới chưa đầy đủ…những hạn chế, khó khăn nêu trên cần được xem xét và tháo gỡ trong thời gian tới để công tác thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao hơn. [8].
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Giới hạn về thời gian: thời gian tiến hành từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/04/2015
3.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Điều tra tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương trên cơ sở đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Huyền Tụng.
- Điều tra thực trạng nông thôn xã Huyền Tụng theo 19 tiêu chí về nông thôn mới.
- Từ kết quả thu được đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
- Chọn xóm điều tra: trong xã Huyền Tụng chọn thôn Chí Lèn, thôn Xây Dựng và thôn Khuổi Mật để điều tra.
- Chọn mẫu điều tra: Mỗi xóm lấy 10 hộ gia đình đang sinh sống tại 3 xóm để tiến hành điều tra.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Thông tin thứ cấp
Dữ liệu này do lãnh đạo cấp xã và các tổ chức ban, ngành đoàn thể ở địa phương cung cấp. Công việc này tùy từng cấp mà có cách thu thập thích hợp. Ở cấp xã, thu thập bằng văn bản thống kê, các báo cáo tổng kết, kết hợp với phỏng vấn; ở thôn và hợp tác xã, tổ tự quản, người dân… chủ yếu bằng phỏng vấn. Các tài liệu và một số bản đồ sẵn có tại địa phương cũng được thu thập và sử dụng.
Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn Internet và các bài viết có liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới.
Một số tài liệu thu thập thông tin thứ cấp:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Huyền Tụng. - Quy hoạch xây dựng NTM xã Huyền Tụng.
- Báo cáo công tác đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ - đảm bảo ANTT – ATXH năm 2015.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH- ANQP năm 2014 của xã.
- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Huyền Tụng, Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5