Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 36)

4.1.1.1. Vị trí địa lí.

Xã Huyền Tụng nằm trong địa giới thị xã Bắc Kạn, ngay cạnh trung tâm thị xã Bắc Kạn.

Địa giới hành chính xã được xác định như sau:

+Phía Đông: giáp Mĩ Thanh, Nguyên Phúc – huyện Bạch Thông.

+Phía Tây: giáp phường Nguyên Thị Minh Khai, xã Dương Quang – thị xã Bắc Kạn.

+Phía Nam: giáp phường Đức Xuân và xã Xuất Hóa – thị xã Bắc Kạn. +Phía Bắc: giáp xã Hà Vị, Cẩm Giàng huyện Bạch Thông.

Xã có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua địa bàn. Sông Cầu chảy qua phần đông nam của xã. Xã Huyền Tụng là một xã thuộc vùng nông thôn nằm ở vị trí cuối và ven thị xã Bắc Kạn. Thể mạnh để phát triển kinh tế của xã chủ yếu dựa vào chăn nuôi và chồng cây nông - lâm nghiệp. Đại đa số nhân dân sống trên địa bàn là dân lao động, với đức tính cần cù, sáng tạo và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt.

4.1.1.2. Tài nguyên a,Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.735,66ha. Rừng và đồi núi chiếm 85% tổng quỹ đất tự nhiên của xã.

Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất: I, Đất nông nghiệp

-Diện tích : 2489.51ha, chiếm 93,30% trong đó:

+Đất sản xuất nông nghiệp: 379,45ha. chiếm khoảng 13,04% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó:

Đất trồng lúa nước :241,22ha,chiếm tỉ lệ 8,82ha

Đất trồng cây hàng năm khác: 115,50ha, chiếm khoảng 13,04% Đất trồng cây lâu năm: 30,76 ha chiếm 1,12%

+Đât lâm nghiệp: Diện tích : khoảng 2090,53ha (chiếm 68,72% diện tích tự nhiên) là rừng sản xuất.Đây là diện tích rừng cần được giữ gìn và phát huy góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn rửa trôi.

+Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích khoảng 9,23ha (chiếm 0,34% diện tích tự nhiên) phân bố tập trung tại các ao hồ nhỏ rải rác ở các thôn. Diện tích này chủ yếu là nuôi trồng quản canh các giống cá nước ngọt địa phương nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có định hướng để tăng năng suất.

II, Đất phi nông nghiệp:

-Đất ở 28,77 ha( chiếm 1,05% diện tích đất tự nhiên) bình quân đất ở khoảng 67,42m2/người,251,79m2

/hộ

-Đất cơ quan hành chính sự ngiệp: diện tích 0,43ha.chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên.

-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 16,11ha,chủ yếu là sông suối,kênh mương nội đồng và các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn xã.

Bảng 4.1. Diện tích đất đai xã Huyền Tụng năm 2014 STT Mục đích sử dụng Diện tích(ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 2735,66 100,00 I Nhóm đất nông nghiệp 2489.51 93,30 - Đất lúa nước 241,22 8,82 -Đất trồng cây hàng năm 115,50 4,22

-Đất trồng cây lâu năm 30,76 1,12

-Đất rừng sản xuất 2090,53 68,72

-Đất nuôi trồng thủy sản 9,23 0,34

-Đất nông nghiệp khác 2,27 10,08

II -Đất phi nông nghiệp 140,05 5,12

-Đất ở 28,77 1,05

-Đất ở tại nông thôn 82,27 3,01

-Đất xây dựng trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp

0,43 0,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất sản xuất kinh doanh 0,36 0,01

-Đất xử lí trôn lấp rác thải 9,07 0,33

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,04 0,11

-Đất sông suối 16,11 0,59

III -Đất chƣa sử dụng 50,68 1,58

(Nguồn: UBND xã Huyền Tụng năm 2014)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được diện tích đất đai của xã Huyền Tụng có thể nhận xét được:

Đất nông - lâm ngiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng chưa đem lại năng suất và hiệu quả sử dụng cao. Diện tích đất chưa sử dụng lớn nhưng chủ yếu là đồi núi, rừng cây,vì vậy cần tập trung khai thác thế mạnh về lâm ngiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Việc trôn cất theo phong tục tạo nên sự phân bố rải rác về mồ mả, thường nằm trên khu đồi các khu dân cư nên không đảm bảo vệ sinh môi trường và mĩ quan. Hiện nay xã đã có nghĩa trang Đon Tuấn là nghĩa trang của thị xã đã cải thiện đáng kể tình hình trên tuy nhiên cần phải quy hoạch thêm nghĩa trang đảm bảo theo tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã trong tương lai.

b,Tài nguyên rừng

-Tài nguyên rừng : toàn bộ xã Huyền Tụng là vùng rừng sản xuất; Độ che phủ của xã đạt khoảng 60%. Với diện tích đất của rừng 2090,53ha chiếm 68,72% tổng diện tích đất tự nhiên.

c,Tài nguyên nước

Phân bố tập trung tại các ao, hồ nhỏ rải rác ở các thôn. Diện tích này chủ yếu là nuôi trồng quảng canh các giống cá nước ngọt địa phương nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần có định hướng để tăng năng suất.

4.1.1.3. Đặc điểm tình hình khí hậu, thủy văn

Xã có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc Bộ,khí hậu nhiệt đới gió mùa.Mùa đông khô và lạnh; Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 21,2o

C. Hướng gió chính là hướng Đông Nam. a,Nhiệt độ:

-Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất : (28 – 29)oC trong các tháng 6, tháng 7. -Các tháng lạnh nhất trong mùa đông là tháng 1 và tháng 2: nhiệt độ trung bình 16,1oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống (-2oC)

b, Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm : 1700mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Lượng mưa chiếm 75-80% lượng mưa cả năm,tập trung vào các tháng 7 và tháng 8, Số ngày mưa trong năm vào khoảng :150- 179ngày/năm.

c, Độ ẩm: Bình quân năm: 82 – 85 %, thấp nhất đạt 50% vào các tháng mùa mưa.

d,Độ bốc hơi: Trung bình hàng năm : 750 – 800mm

e,Chế độ nắng: Thời gian chiếu sáng trong năm : 1450h/năm, tháng ít nắng nhất là tháng 1(50h/tháng), tháng nắng nhiều nhât là tháng

8(200h/tháng). g,Chế độ gió:

- Hướng gió thịnh hành lag gió mùa Đông Nam kèm theo không khí khô lạnh vào mùa Đông.

-Mùa hạ,có gió mùa Tây Nam.

-Do địa hình chia cắt bị che chắn bởi các dãy núi tạo nên các hướng gió tiểu vùng dọc theo các khe suối.

h,Thời tiết đặc biệt:

- Trên địa bàn xã Huyền Tụng đôi khi thiếu những trận gió lốc, mưa đá, hiện tượng sương mù, sương muối cũng thường xảy ra, tuy nhiên ảnh hưởng không nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã huyềntụng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 36)