Định hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (Trang 47)

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

3.1. Định hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh

- Giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn tập trung hoàn thành tốt công tác cổ phần hóa BIDV. Đặc biệt năm 2010 là năm cuối cùng, năm nước rút để hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010. Toàn hệ thống nỗ lực xây dựng BIDV trở thành một tập đoàn tài chính mạnh mang tầm cỡ khu vực và hướng đến toàn cầu.

- Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh trong giai đoạn này vận hành có hiệu quả mô hình TA2 ( mô hình phân chia phòng tín dụng cũ trước đây ra thành 3 phòng: QHKH, QTTD, QTRR). Quyết tâm tăng tốc, tạo ra các bước bứt phá thực hiện cao nhất kế hoạch kinh doanh năm 2010 tạo bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh phù hợp với mô hình tổ chức mới, đồng thời tiếp tục duy trì quy mô, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng theo mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra. Chi nhánh đã vạch ra cho mình những chính sách thiết thực để thực hiện các nhiệm vụ đã được đề ra ở trên, trong đó có những chính sách tín dụng đối với việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN như:

+ Điều chỉnh chính sách tín dụng cho các DNVVN sao cho tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và bền vững.

Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, lựa chọn những khách hàng có điều kiện vay vốn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt ưu tiên những DNVVN hoạt động trong các ngành trọng điểm, các ngành nghề

truyền thống trên địa bàn với các mức ưu đãi về lãi suất, chi phí, chính sách chăm sóc cần thiết của chi nhánh.

+ Tích cực giảm nợ quá hạn, tiếp tục thực hiện các biện pháp tích cực để xử lý và thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng để giảm bớt tổn thất, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng đối với DNVVN.

+ Gắn công tác tổ chức cán bộ với đào tạo nâng cao trình độ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh, đặc biệt nâng cao khả năng thẩm định dự án, phương pháp thu thập thông tin, quản lý các món vay cũng như trình độ tin học, ngoại ngữ.

+ Khai thác triệt để công nghệ hiện đại gắn với việc quảng bá, tư vấn cho khách hàng để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, qua đó tạo nên sự khác biệt và uy tín của chi nhánh đối với các khách hàng trong đó có DNVVN.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w