triển Bắc Quảng Bình.
Trong những năm qua, với chính sách, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trên toàn bộ đất nước nói chung và trên địa bàn huyện Quảng Trạch nói riêng đều có bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế thay đổi đúng hướng từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN xuất hiện ngày càng nhiều với đặc điểm chung là đa phần các ông chủ, người quản lý doanh nghiệp đều xuất thân
từ nông dân do đó trình độ quản lý rất yếu kém, chưa có sự hiểu biết rõ về pháp luật đặc biệt là luật doanh nghiệp, quy mô còn nhỏ cả về vốn và lao động. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, thương mại dịch vụ nhưng với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, đơn độc nên chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, các DNVVN trên địa bàn lại rất linh hoạt, dễ dàng nắm bắt được những nhu cầu và sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là sớm tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật hiện đại, dám nghĩ dám làm. Các doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía bắc của tỉnh Quảng Bình, có điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông thuận tiện cả về đường thuỷ và đường bộ, có nguồn nguyên liệu phong phú… và đặc biệt là có sự ưu tiên về các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh và của Trung ương. Nhận biết được điều này các ngân hàng thương mại đã xác định các DNVVN là đối tượng khách hàng tiềm năng và cần có những chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực để thu hút mạnh hơn nữa các đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy trong 3 năm 2007 đến 2009 chi nhánh đã có những kết quả khá khả quan như số lượng các DNVVN đã có sự tăng lên từ con số 47 doanh nghiệp lên tới 145 doanh nghiệp, dư nợ tín dụng đối với đối tượng khách hàng này đã có sự tăng trưởng mạnh, uy tín của các DNVVN cũng ngày càng được nâng cao
2.2.2. Chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chi nhánh Bắc Quảng Bình.
Cho vay luôn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, việc xây dựng chính sách cho vay là cần thiết tại mỗi ngân hàng thương mại.
Khi thực hiện cho vay đối với các DNVVN, BIDV đã đưa ra chính sách cho vay đối với đối tượng khách hàng này nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn trong cho vay. 2.2.2.1. Đối tượng cho vay Là các DNVVN trong nền kinh tế, theo tiêu chuẩn mà BIDV đưa ra thì các DNVVN được xét trên bốn tiêu chí:
- Vốn chủ sở hữu của DNVVN: Không quá 10 tỷ đồng.
- Tổng tài sản.
- Tổng doanh thu 1 năm
Trong đó tổng tài sản và doanh thu 1 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Lãi suất cho vay
Quan điểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triên Việt Nam (NHĐT&PTVN) về lãi suất cho vay:
+ NHĐT&PTVN thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt trên cơ sở tăng quyền chủ động trong kinh doanh đối với các chi nhánh và quản lý kinh doanh có hiệu quả để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
+ Hội sở chính không áp dụng biện pháp hành chính trong quản lý lãi suất cho vay đối với các chi nhánh mà thông qua công cụ gián tiếp (giá vốn điều chuyển nội bộ).
+ Mức lãi suất cho vay từng khoản cụ thể do chi nhánh quyết định. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh doanh, chi nhánh căn cứ vào mức lãi suất huy động vốn bình quân, các nhân tố hình thành nên mức giá của khoản vay như tính hiệu quả, mức độ rủi ro của khoản vay, các chi phí của khoản vay… và các chỉ dẫn cụ thể của Hội sở chính như lãi suất hòa vốn bình quân, lãi suất định hướng….
- Công thức tính lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay = lãi suất huy động bình quân + chi phí quản lý và chi phí khác + phần bù rủi ro tín dụng + lợi nhuận mục tiêu.
Trong đó: Lãi suất huy động vốn bình quân là lãi suất bình quân nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ các tổ chức kinh tế, dân cư và được tính theo phương pháp tích số chi tiết đến từng loại tiền, loại kỳ hạn.
Chi phí quản lý và chi phí khác: gồm các khoản mục chi phí liên quan đến khoản vay như: thuế, phí và lộ phí, chi phí cho nhân viên, chi phí hoạt động quản lý và công cụ, chi phí về tài sản, chi phí về bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí bất thường…
Phần bù rủi ro tín dụng: Khi xem xét cho vay, mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng ( khả năng khách hàng không thanh toán được tiền lãi hoặc
tiền vốn hoặc cả hai). Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá khoản vay, phân loại khách hàng, ngân hàng xác định một tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định để bù đắp rủi ro tín dụng. Phần bù rủi ro tín dụng được xác định dựa trên quy mô đánh giá rủi ro tính dụng.
Lợi nhuận mục tiêu: Là mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thu nhập hợp lý mà ngân hàng đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính tại một năm xác định. Chỉ tiêu lợi nhuận mục tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, đơn vị tính là %/năm.
Để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, ngân hàng không ngừng đổi mới để thực hiện giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở áp dụng công nghệ kỹ thuật hiên đại, nâng cao năng lực nhân viên.
2.2.2.3. Thời hạn cho vay
Dựa trên quy định của Ngân hàng nhà nước và của Chính phủ, NHĐT&PTVN thực hiện các món vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các DNVVN.
- Vay ngắn hạn: Thời hạn không quá 1 năm.
- Vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến không quá 5 năm. - Vay dài hạn: Thời gian trên 5 năm.
2.2.2.4. Phương thức cho vay
Chi nhánh Bắc Quảng Bình áp dụng phương thức cho vay phù hợp đối với các DNVVN tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp:
+ Phương thức cho vay từng lần.
+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. + Phương thức cho vay theo dự án đầu tư. 2.2.2.5. Tài sản đảm bảo tiền vay.
Theo quy định của NHĐT&PTVN thì các DNVVN khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo tiền vay. Tài sản đảm bảo tiền vay bao gồm:
+ Sổ tiết kiêm, ngoại tệ, vàng…
+ Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,… + Tài sản là bất động sản: Nhà ở, đất, nhà xưởng,…
+ Các loại tài sản đảm bảo khác
NHĐT&PTVN chi nhánh Bắc Quảng Bình thực hiện cho vay đối với DNVVN dựa trên giá trị tài sản đảm bảo. Thông thường mức cho vay bằng 70% giá trị TSĐB.
Hầu hết các DNVVN khi muốn vay vốn tại chi nhánh đều phải có TSĐB mới được vay ngoại trừ một số doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh có thể cho vay tín chấp song vẫn cần có cam kết khi vay để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho chi nhánh.