Thực trạng về mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chi nhánh Bắc Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (Trang 33)

vừa và nhỏ ở chi nhánh Bắc Quảng Bình.

2.2.4.1. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh

Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống như: các doanh nghiệp nhà nước; các cá nhân,hộ gia đình…chi nhánh luôn quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là những DNVVN có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo.

Bảng 5: Số DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh Bắc Quảng Bình (ĐVT:: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 SL % SL % CL SL % CL SL % SL % Tổng số DN 50 100 90 100 40 80 150 100 60 66.7 DN lớn 3 6.0 4 4.4 1 33.3 5 3.3 1 25.0 DNVVN 47 94.0 86 95.6 39 83.0 145 96.7 59 68.6

( Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh năm 2007-2009)

Có thể thấy rằng, DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh (94 – 97%). Số lượng các DNVVN cũng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng ngày càng nhanh, vượt qua cả tốc độ tăng của tổng số DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Như vậy quy mô phát triển cho vay DNVVN trên địa bàn của chi nhánh đã được mở rộng nhiều hơn, vị trí của khách hàng DNVVN đóng một vai trò quan trọng hơn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là chi nhánh Bắc Quảng Bình hoạt động trên địa bàn nông nghiệp khá rộng, dân cư tương đối đông, có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN. Cũng có mặt bằng chung trên địa bàn và cả nước, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tới 96% tổng số DN. Khả năng tiếp cận được với những khách hàng DNVVN cần vốn và đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng là rất cao.

Đồng thời, trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện tốt công tác khách hàng, chủ động tìm kiếm tạo quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Ngoài ra chi nhánh còn tổ chức nhiều hoạt động như: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ lập kế hoạch dự án SXKD, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức các lớp đào tạo về phân tích điều hành phương án kinh doanh để các khách hàng vay kinh doanh đạt hiệu quả và trả nợ đúng hạn,… Hơn nữa, vấn đề minh bạch về tình hình tài chính, về quy trình và thủ tục đã được chi nhánh quan tâm nhiều hơn, điều này đã giúp cho các DNVVN có cơ hội để hiểu và dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.

2.2.4.2. Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh

Bảng 6: Doanh số cho vay DNVVN

( ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 21/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch 31/12/2009 Chênh lệch

ST % ST %

Tổng cộng 156.673 346.052 189.379 121 444.641 98.590 28,49

Ngắn hạn 50.135 129.769 79.634 159 188.973 59.203 45,62

Trung hạn 86.954 170.604 83.650 96 194.308 23.705 13,89

Dài hạn 19.584 45.679 26.095 133 61.361 15.682 34,33

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh năm 2007-2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung doanh số cho vay của các DNVVN có sự tăng lên rất mạnh. Đặc biệt là năm 2008 tăng so với năm 2007 với mức tăng là 189.379 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 121%, sự chênh lệch này giữa năm 2009 và năm 2008 là 98.590 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,49%. Tuy nhiên, sự tăng lên của doanh số cho vay chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Có được sự tăng trưởng này là do chi nhánh đã thực hiện các chủ trương của Hội sở chính như về chính sách chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí, thực hiện cơ chế linh hoạt về TSĐB, riêng đối với các DNVVN mức lãi suất cho vay đã giảm từ 21%/năm xuống còn 15%/năm ( giảm 6%/năm) , thấp hơn mức lãi suất cho vay thông thường là 1%. Các biện pháp thiết thực như phân công cán bộ đi tiếp cận khách hàng, mặc dù khả năng cho vay là rất lớn nhưng việc cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ cũ, sự tìm kiếm tiếp cận khách hàng mới vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các DNVVN.

2.2.4.3. Tình hình dư nợ cho vay DNVVN và cho vay nền kinh tế

Bảng 7: Dư nợ cho vay DNVVN và cho vay nền kinh tế

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

DNVVN 189.563 400.357 494.032

Nền kinh tế 236.107 464.739 680.003

Tỷ trọng DNVVN/Nền kinh tế (%) 80,3 86,1 72,7

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh năm 2007-2009) Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay các DNVVN trong 3 năm 2007- 2009 có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là trong năm 2008 tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2007 với mức tăng 210.794 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 111,2%. Đến năm 2009, dư nợ vẫn tăng nhưng tăng chậm chỉ với mức tăng 93.675 triệu đồng tương đương với 23,4%. Do được xác định là đối tượng chiến lược trong những năm gần đây nên dư nợ đối với các DNVVN ở chi nhánh tương đối cao, chiếm tỷ trọng từ 70-85% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế của chi nhánh. Số lượng các DNVVN ở chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 có thể thấy được khả năng thu hút, tìm kiếm khách hàng tốt về chi nhánh đã được chú trọng. Tuy nhiên, do chi nhánh nằm trên địa bàn khá thuận lợi cho hoạt động SXKD nên tiềm năng cho vay đối với các DNVVN là rất lớn. Vì vậy, cần phải có các chính sách, quy chế cho vay cũng như các sản phẩm cho vay sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp này nhằm giúp cho chi nhánh mở rộng và nâng cao được hiệu quả cho vay đối với các DNVVN.

Bảng 8: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiến, thời hạn và tài sản đảm bảo (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Số tiền % Số tiền % 1. Loại tiền 189.563 100 400.357 100 210.794 111.2 494.032 100 93.675 23.4 VNĐ 189.563 100 344.307 86 154.744 81.6 414.987 84 70.680 20.5

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 0 0 56.050 4 56.050 79.045 6 22.995 41.0

2. Thời hạn 189.563 100 400.357 100 210.794 111.2 494.032 100 93.675 23.4

Ngắn hạn 94.782 50 180.161 45 85.379 90.1 197.613 40 17.452 9.7

Trung dài hạn 94.782 50 220.196 55 125.415 132.3 296.419 60 76.223 34.6

3. Tài sản đảm bảo 189.563 100 400.357 100 210.794 111.2 494.032 100 93.675 23.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay có TSĐB 185.772 98 396.353 99 210.582 113.4 489.092 99 92.738 23.4

Cho vay không có TSĐB 3.791 2 4.004 1 212 5.6 4.940 1 937 23.4

Trong cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiền, có thể nói gần như chi nhánh cho vay bằng đồng nội tệ. Điển hình là năm 2007 chiếm toàn bộ tổng dư nợ (100%) tương đương với số tiền là 189.563 triệu đồng. Đến năm 2008 và 2009 tỷ trọng này có sự thay đổi, cho vay bằng đồng ngoại tệ có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Dư nợ ngoại tệ năm 2008 tăng so với năm 2007 với mức tăng là 56.050 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 4% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 với mức tăng 22.995 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 41% nhưng cũng chỉ chiếm 6% trong cơ cấu dư nợ. Sở dĩ có sự tăng dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ là do việc thực hiện các cam kết giảm thuế sau khi gia nhập WTO đã kích thích nhập khẩu, chủ yếu là nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đầu tư trong nước, các dự án của nước ngoài. Tuy nhiên, chi nhánh cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Đối với cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn, nhìn chung dư nợ cho vay DNVVN ngắn hạn và trung dài hạn khá đồng đều. Tuy nhiên, trong 3 năm dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng từ 94.782 triệu đồng đến 296.419 triệu đồng tương đương với tỷ trọng tăng từ 50% lên đến 60%. Điều này đã làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm xuống tuy nhiên nếu xét về giá trị dư nợ ngắn hạn thì vẫn có xu hướng tăng lên từ 94.782 triệu đồng lên 197.613 triệu đồng. Việc vay vốn ngắn hạn chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt còn việc vay vốn trung dài hạn chủ yếu là để mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền sản xuất. Rõ ràng là phương án kinh doanh của khách hàng phải có tính khả thi và hiệu quả thì mới có thể thuyết phục chi nhánh cho vay, đặc biệt dư nợ trung dài hạn tăng lên cho thấy việc thẩm định dự án đầu tư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đã được tiến hành tương đối tốt, đã có sự tách biệt giữa bộ phận thẩm định và bộ phận khách hàng nên công tác thẩm định nói chung và thẩm định tín dụng đầu tư đã dần dần được cải thiện. Cho vay tín dụng đầu tư mang lại nguồn thu nhập lớn đồng thời chứa đựng rủi ro cũng rất lớn, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có đủ năng lực để thu hút khách hàng tốt, thẩm định các dự án một cách chính xác, quyết định cho vay kịp thời đúng lúc.

Dư nợ phân loại theo hình thức có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thường trên 98% trong tổng dư nợ tín dụng DNVVN. Như vậy việc cho vay không có TSĐB đối với các DNVVN rất thấp chỉ 1- 2% trong tổng dư nợ tín dụng DNVVN. Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng đối với các khách hàng trung thực trong kinh doanh, có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín và sự tín nhiệm của chi nhánh trong việc sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ (gốc và lãi). Như vậy, ta thấy dư nợ của khách hàng không có uy tín với ngân hàng là rất lớn, sự đảm bảo bằng tài sản là căn cứ pháp lý để chi nhánh có thêm nguồn thu nợ thứ hai. Đây cũng là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu được rủi ro tín dụng đối với những phương án SXKD thiếu chắn chắn. 2.2.4.4. Tình hình doanh số thu nợ của chi nhánh

Bảng 9: Doanh số thu nợ DNVVN (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch 31/12/2009 Chênh lệch ST % ST % Ngắn hạn 94.067 118.054 23.987 25,5 232.370 114.316 96,8 Trung dài hạn 40.964 110.054 69.090 168,7 235.632 125.578 114,1 Tổng cộng 135.031 228.108 93.077 68,9 468.002 239.894 105,2

( Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh năm 2007-2009) Doanh số thu nợ qua 3 năm tăng lên rất nhanh. Năm 2008 tăng so với năm 2007 với mức tăng 93.077 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 68,9%. Năm 2009 tăng so với 2008 với mức tăng 239.894 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 105,2%. Sự tăng lên của doanh số thu nợ là do sự tăng nhanh và khá đều của cả doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn. Điều này cho thấy các khách hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2009 đã xuất hiện nợ quá hạn với tỷ lệ tương đối cao 0,57% trong khi kế hoạch do Hội sở chính giao là 0,5%. Vì vậy, cần phải có các biện pháp tích cực hơn trong việc thu hồi nợ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.

Bảng 10: Vòng quay vốn tín dụng năm 2008-2009

Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 189.563 400.357

Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 400.357 494.032

Dư nợ bình quân Triệu đồng 294.960 447.195

Doanh số thu nợ Triệu đồng 228.108 468.002

Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN Vòng 0,77 1,05

( Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh năm 2007-2009)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 2 năm tốc độ quay vòng vốn nhanh hơn được thể hiện trong năm 2008 là 0,77 vòng thì ở 2009 là 1,05 vòng như vậy có thể nói bình quân trong 1 năm thì vốn quay vòng 1 lần và bình quân cho vay trung dài hạn bằng cho vay ngắn hạn. Vốn quay vòng nhanh hơn cho phép một đồng vốn của ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNVVN, đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn từ đó tăng lên. Sự tăng lên này đã thể chi nhánh đã tích cực trong việc lựa chọn phương án, dự án tốt để giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả hơn. Sự thành công

này cho thấy trước hết chi nhánh đã có lựa chọn cho vay những phương án, dự án kinh doanh tốt, từ đó đã làm cho chất lượng tín dụng tăng lên và khả năng thu hồi nợ cao hơn. Vốn quay vòng nhanh nên ngân hàng đáp ứng được nhiều nhu cầu vốn từ nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn và cũng giúp cho khách hàng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tốt. Tiếp theo là vì ngân hàng đã xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp, sát với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó tránh cho doanh nghiệp rủi ro mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng đến hạn. Để làm được điều đó đã chứng tỏ cán bộ tín dụng đã có năng lực chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn có sự chuyên nghiệp và chính xác hơn. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng có sự hiểu biết rõ về khách hàng của mình như về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, về môi trường kinh doanh của khách hàng trên địa bàn,…

Bảng 11: Tình hình nợ xấu của chi nhánh

( ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/ 2007 31/12/ 2008 31/12 2009

Dư nợ cho vay các DNVVN 189.563 400.357 494.032

Nợ nhóm 2 0 0 45.550

Nợ xấu 0 0 2.717

Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ (%) 0 0 9,22

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0 0 0,55

( Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng của chi nhánh 2007-2009)

Theo quy định của BIDV Việt Nam thì nợ nhóm 2 bao gồm các khoản nợ qua hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ vượt quá thời hạn gia hạn nợ lần đầu.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kiểm soát nợ nhóm 2 và nợ xấu của chi nhánh trong năm 2007 và năm 2008 là rất tốt với tỷ lệ đều là 0%. Do trong giai đoạn này, chi nhánh mới chuyển lên thành chi nhánh cấp 1 vào cuối năm 2006 và do chi nhánh đã làm tốt công tác gia hạn nợ nên tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh, bằng các biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ nên chi nhánh vẫn kiểm soát nợ rất tốt. Tuy nhiên, đến năm 2009 đã xuất hiện nợ xấu và nợ nhóm 2. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,55% tổng dư nợ cho vay DNVVN tương đương với 2.717 triệu đồng. số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2009 chiếm tới 9,22% tổng dư nợ cho vay DNVVN tương đương với 45.550 triệu đồng. Như vậy, bằng các nỗ lực của mình, chi nhánh đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan từ những biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng tới việc SXKD đặc biệt các DNVVN là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Vì vậy, với sự nỗ lực của chi nhánh thì tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn đạt tỷ lệ do Hội sở chính giao (10%) nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa đảm bảo, điều này đòi hỏi quá trình thẩm định tín dụng cần phải chặt chẽ hơn được thực hiện chặt chẽ và sát sao hơn nữa cả về mặt định tính và định lượng đối với đối tượng khách hàng là DNVVN.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (Trang 33)