Đánh giá hiệu quả giám định tổn thất và bồi thường

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám định tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo minh thăng long (Trang 30)

Giám định tổn thất và bồi thường là khâu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, “ nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hợp pháp” là tiêu chuẩn mà bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng mong muốn. Đánh giá kết quả và hiệu quả giám định tổn thất và bồi thường thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh hoạt động giám định và bồi thường kịp thời sao cho đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thông thường khi phân tích và đánh giá, hiệu quả giám định tổn thất và bồi thường người ta thường dựa trên các chỉ tiêu sau:

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giám định tổn thất. - Tỷ lệ chi phí giám định/doanh thu.

- Chi phí giám định bình quân.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bồi thường.

- Tỉ lệ giải quyết bồi thường = 100% x

số vụ khiếu nại đã được giải quyết

Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường

- Tỉ lệ tồn đọng = 100% x Số vụ khiều nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ

Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ

- Số tiền bình quân mỗi vụ khiếu nại =

Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ

Tổng số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ -Tỉ lệ bồi thường trong

kỳ = 100% x

Tổng số tiền chi phí bồi thường trong kỳ nhân Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ

Hiệu quả giám định tổn thất và bồi thường được thể hiện thông qua giám định đúng tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí giám định bỏ ra phải hợp lý và bồi thường nhanh chóng, chính xác so với thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, hiện nay trục lợi bảo hiểm đang là hiện tượng rất phổ biến mà doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng gặp phải. Trục lợi bảo hiểm làm cho chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên khá lớn. Nó xuất hiện trong tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ với nhiều hình thức khác nhau. Do đó việc phát hiện và chống trục lợi bảo hiểm sẽ làm tăng hiệu quả

của công tác giám định tổn thất và bồi thường. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản nên trục lợi bảo hiểm thường xuất hiện dưới các hình thức sau đây:

- Hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm.

Chủ xe hoặc lái xe khi khai báo sẽ khai lên hoặc tăng ngày tai nạn thực tế xảy ra để ngày tai nạn nằm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

- Lập hồ sơ khiếu kại nhiều lần

Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mua bảo hiểm trùng và khi tổn thất xảy ra, bên mua bảo hiểm khiếu nại tới các doanh nghiệp bảo hiểm để đòi bồi thường, hoặc là khi tai nạn có liên quan đến bên thứ ba, chủ xe đã nhận tiền bồi thường từ bên thứ ba nhưng vẫn khiếu nại bồi thường tổn thất đến doanh nghiệp bảo hiểm.

- Thay đổi tình tiết vụ tai án: thay đổi biển số xe có tham gia bảo hiểm vào xe không tham gia bảo hiểm bị tai nạn, chủ xe hoặc lái xe đưa xe đến nơi khác để lập biên bản.

- Khai tăng số tiền tổn thất.

- Cố ý gây tai nạn hoặc tăng mức độ tổn thất.

Sở dĩ, xảy ra các trường hợp trục lợi bảo hiểm là do:

+ Pháp luật Việt Nam còn có những kẽ hở, những quy định về trục lợi bảo hiểm còn thiếu tính răn đe, có sự tiếp tay của cán bộ nhà nước.

+ Do xe cơ giới có địa bàn hoạt động rộng nên những vụ tổn thất ở nơi xa, ít dân cư thì việc thay đổi hiện trường là khá dễ dàng.

+ Do quản lý còn lỏng lẻo khiến chủ xe có thể khiếu nại, gian lận bằng cách bảo hiểm sau tai nạn.

+ Nhận thức của người dân về bảo hiểm tăng lên khiến nhu cầu về bảo hiểm tăng nhưng họ lại biết cách lợi dụng kẽ hở để trục lợi bảo hiểm. Một số người hiểu biết về bảo hiểm còn ít nên làm nhân chứng nói sai sự thật giúp người tham gia bảo hiểm được nhận tiền bồi thường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám định tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo minh thăng long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w