Bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám định tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo minh thăng long (Trang 26)

Bồi thường tổn thất là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, là khâu có ảnh hưởng rất lớn đến tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm cũng như uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu khâu này được thực hiện tốt sẽ góp phần tuyên truyền quảng cáo cho công ty. Kết quả bồi thường sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Yêu cầu của bồi thường tổn thất vật chất xe cơ giới

- Trả đúng đối tượng bảo hiểm; đúng biển số, đối với người thiệt hại lớn phải kiểm tra cả số khung, số máy.

- Rủi ro gây ra thiệt hại phải thuộc phạm vi bảo hiểm và ngày tai nạn phải xảy ra trong thời hạn hiệu lực bảo hiểm và xe phải đáp ứng được các yêu cầu về đảo bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, lái xe điều khiển xe gây tai nạn phải có bằng lái hợp lệ.

- Phải có đầy đủ các bằng chứng tổn thất và chi phí liên quan như: + Hoá đơn sửa chữa, biên bản nghiệm thu, phí cẩu kéo…

+ Các giấy tờ chứng minh đúng và hợp lý về các chi phí mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất.

- Phải có hồ sơ pháp lý: Tuỳ theo mức độ tổn thất và tuỳ trường hợp mà hồ sơ pháp lý đòi hỏi các giấy tờ khác nhau.

Nguyên tắc bồi thường

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản do đó khi tiến hành bồi thường phải thực hiện theo các nguyên tắc nhất định.

+ Trường hợp trong một vụ tai nạn cần phải giải quyết đồng thời nhiều loại hình bảo hiểm thì các loại hình này được giải quyết bồi thường độc lập nhau. Loại hình nào có đủ hồ sơ theo quy định phải được xem xét ngay.

+ Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, số tiền khiếu nại của nạn nhân hay số tiền chủ xe thực bồi thường theo hoà giải dân sự, phán quyết của tào án.

+ Trường hợp xe thay đổi mục đích sử dụng: Từ không kinh doanh sang kinh doanh vận tải khi chuyển quyền sở hữu. Nếu chủ xe không đóng phí bảo hiểm bổ sung thì số tiền bồi thường sẽ được áp dụng theo tỉ lệ giữa số phí bảo hiểm áp dụng cho xe không kinh doanh và số phí bảo hiểm áp dụng cho xe kinh doanh.

+ Trong trường hợp có bảo hiểm trùng, nếu có tổn thất xẩy ra thì tổng số tiền bồi thường từ các đơn bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế và được phân bổ theo nguyên tắc đóng góp dựa trên số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm.

+ Trường hợp tổn thất xảy ra do lỗi của bên thứ ba gây ra thì sau khi bồi thường cho chủ xe công ty bảo hiểm sẽ áp dụng thế quyền đòi bên thứ ba theo mức độ lỗi của họ.

Quy trình bôì thường

Trước khi bảo hiểm cho chủ xe, công ty bảo hiểm phải tiến hành thực hiện các bước công việc sau đây:

Bước 1 : Kiểm tra hồ sơ khiều nại bồi thường

Trước khi bồi thường cho người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bồi thường, bộ hồ sơ này bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:

- Giấy yêu cầu bồi thường - Bản sao các giấy tờ sau + Giấy chứng nhận bảo hiểm + Giấy đăng ký xe

+ Giấy phép lái xe

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường

+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với các loại xe tham gia vận tải hành khách hoặc hàng hoá.

- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an - Quyết định của toà án (nếu có)

- Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3 (nếu có)

- Các chứng từ chứng minh thiệt hại vật chất của phương tiện, bao gồm: + Biên bản giám định thiệt hại

+ Các hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện

Bước 2: Xác định cơ sở để tính toán thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theo các cơ sở sau đây:

+ Thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà các bên đó thoả thuận trong khi giám định chi tiết để thống nhất các điều kiện sửa chữa cho xe bị tai nạn.

+ Các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn đến nơi sửa chữa.

+ Các hình thức tham gia bảo hiểm (tham gia bảo hiểm toàn bộ, bảo hiểm bộ phận hoặc bảo hiểm dưới giá trị, các điều khoản bảo hiểm mở rộng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các khoản đòi bồi thường từ người thứ 3.

Bước 3: Trình tự và cách tính số tiền bồi thường

- Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm. Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm = Tổng chi phí sửa chữa đó thống nhất + Các khoản chi phí được chấp nhận bồi thường - Chi phí không thuộc trách nhiệm bảo hiểm

- Tính toán số tiền bồi thường

* Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ (đóng giá trị thực tế) thì: Số tiền bồi thường = giá trị thiệt hại thực tế

* Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứ vào giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm

* Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xác định:

Số tiền bồi thường

= Giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm

x Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm

Bước 4: Tiến hành bảo hiểm

Việc bồi thường có thể áp dụng theo 3 cách thức sau đây: - Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khắc phục lại xe

- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại

- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe

Việc lựa chọn cách thức giải quyết bồi thường căn cứ vào từng trường hợp cụ thể trên thực tế, nhưng luôn phải đảm bảo thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe để lựa chọn phương án kinh tế nhất, có lợi nhất cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám định tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo minh thăng long (Trang 26)