Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả số liệu và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty Bảo Việt cần Thơ.
• Phương pháp mô tả số liệu: Nêu ra ý nghĩa của các thông số, dữ liệu để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về các yếu tố đang phân tích.
• Phương pháp so sánh: Xem xét yếu tố, chỉ tiêu đang phân tích với một yếu tố, chỉ tiêu cơ sở khác phải thỏa các điều kiện sau:
+ Đồng nhất về không gian và thời gian + Thống nhất về nội dung kinh tế + Thống nhất về phương pháp tính toán + Cùng đơn vị đo lường
Phương pháp so sánh cho ta thấy rõ những điểm chung và chỉ rõ những điểm khác biệt của các yếu tố, chỉ tiêu đang cần phân tích, đánh giá với yếu tố cơ sở. Phương pháp này gồm 3 phương diện cụ thể như sau:
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của hai chỉ tiêu kinh tế được đem đi so sánh, chỉ tiêu cần phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này dùng để xem xét đến sự biến động ít hay nhiều và xu hướng của chỉ tiêu kinh tế đang xem xét.
AY = Y1-YŨ
Trong đó: AY : Mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế Yj : Số liệu của chỉ tiêu cần phân tích Y0 : Số liệu của chỉ tiêu cơ sở
+ Phương pháp so sánh số tương đối động thái: là kết quả của phép chia giữa mức độ biến động, chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với chỉ tiêu cơ sở cho chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này được nhắc đến khi phân tích tốc độ tăng trưởng.
% AY = Yl~Y° xioo %
Trong đó: % AY: Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế cần phân tích Y1 : Số liệu của chỉ tiêu cần phân tích Y0 : Số liệu của chỉ tiêu cơ sở
+ Phương pháp so sánh số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: là kết quả của phép chia từng bộ phận với tổng thể. Phương pháp này nhằm phản ánh tỉ trọng của từng bộ phận của chỉ tiêu cần phân tích chiếm trong tổng thể của chỉ tiêu đó.
Tỉ trọng của bộ phận = Trị số của bộ phận/Trị số của tổng thể
Mục tiêu 2 và 3: Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, IFE và EFE; ma trận SWOT; phương pháp suy luận và tổng hợp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh tại Công ty Bảo Việt càn Thơ.
• Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE: là công cụ dùng để tổng hợp, tóm tắt những cơ hội và nguy cơ của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những yếu tố bên ngoài có thể là yếu tố kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, kĩ thuật - công nghệ,... Ma trận EFE giúp chúng ta đánh giá được tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài cũng như mức độ phản ứng của doanh nghiệp trước những tác động đó. Đe xây dựng ma trận EFE, ta tiến hành theo 5 bước:
+ Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố chính để đưa vào đánh giá.
+ Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp. Tổng mức phân loại của tất cả các yếu tố trong bảng ma trận phải bằng 1.
+ Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mồi yếu tố tùy thuộc vào mức độ, cách thức mà doanh nghiệp phản ứng với nó như thế nào. Trong đó: 4 - Phản ứng tốt; 3 - Phản ứng trên trung bình (khá); 2 - Phản ứng trung bình; 1 - Phản ứng yếu.
+ Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với mức phản ứngcủa nó để xác định số điểm về tầm quan trọng, khả năng thích ứng của doanh nghiệp với điều kiện đó của môi trường.
+ Cộng tổng số điểm đánh giá về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Kết quả cho ta nhận xét: Tổng điểm cao nhất mà một doanh nghiệp đạt được chỉ có thể là 4,0 và thấp nhất là 1,0.
+ Nếu tổng số điểm là 2,5 thì có nghĩa là điều kiện môi trường được doanh nghiệp thích ứng ở mức trung bình.
+ Nếu tổng điểm lớn hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp đang phản ứng khá tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, ít bị tác động khi có
biến động trong môi trường bên ngoài, điều kiện bên ngoài tưorng đối thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.
+ Nếu tổng điểm nhỏ hom 2,5 thì doanh nghiệp phản ứng rất yếu kém đối với tác động của môi trường bên ngoài, các yếu tố bên ngoài không thực sự thuận lợi đối với doanh nghiệp.
• Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE: là nhận xét, đánh giá về tình hình nội bộ doanh nghiệp. Cũng giống như ma trận EFE, ma trận IFE cũng gồm 5 bước:
+ Liệt kê những yếu tố then chốt bên trong đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố kể cả mặt mạnh, mặt yếu.
+ Quy định tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Mức quan trọng lấy từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Tầm quan trọng này được đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào ở trong cùng một ngành, một lĩnh vực đều được đánh giá như nhau.
+ xếp loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Nếu yếu tố đó là điểm rất yếu của doanh nghiệp thì lấy bằng 1, và ngược lại nếu yếu tố đó là điểm rất mạnh của doanh nghiệp thì lấy bằng 4. Còn nếu doanh nghiệp khá yếu hoặc tưomg đối mạnh ở yếu tố đó thì lấy lần lượt là 2 và 3.
+ Lấy tích số giữa tầm quan trọng và mức đánh giá của từng yếu tố để đánh giá sức mạnh tổng quát của doanh nghiệp.
+ Cộng tất cả điểm của các yếu tố sau khi đã nhân với hệ số xếp loại. Ta có thể kết luận vể tổng quát doanh nghiệp mạnh hay yếu như sau: + Nếu tổng điểm trên 2,5 thì là doanh nghiệp mạnh.
Bảng 2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1.
2.
Tông sô diêm 1,0
Nguồn: Quản trị chiến lược/Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (Đồng chủ biên) - Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009, trang 256-257.
+ Nếu tổng điểm dưới 2,5 thì là doanh nghiệp yếu.
• Ma trận SWOT: Dựa vào những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức làm cơ sở tiền đề để đề ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh nhằm giúp cải thiện vị thế hiện tại và tương lai của công ty. Các bước thành lập ma trận SWOT:
+ Liệt kê các điểm mạnh của Công ty Bảo Việt cần Thơ về sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Liệt kê các điểm yếu của Công ty Bảo Việt cần Thơ về sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Liệt kê các cơ hội mà Công ty Bảo Việt cần Thơ có thể nắm bắt để phát triển trong tương lai.
+ Liệt kê các thách thức đối với Công ty Bảo Việt cần Thơ trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.
Ma trận SWOT là công cụ kết họp quan trọng để phát triển 4 loại chiến lược kết hợp:
+ Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO) + Chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO) + Chiến lược điểm mạnh - thách thức (ST)
+ Chiến lược điểm yếu - thách thức (WT)
Yếu tố bên trong chủ yếu Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1.
2.
rp A Ẫ 4 • Ẵ
Tông sô diêm 1,0
Nguồn: Quản trị chiến lược/Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (Đằng chủ biên) - Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009, trang 257-258.
• Phương pháp suy luận và tổng hợp: Từ những phân tích trước đó, suy luận và lập luận tổng họp để đưa ra kết luận cuối cùng.