Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro TD có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng nghiệp vụ hoạt động TD của NH cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nợ xấu là khoản tiền đến hạn phải trả theo hợp đồng TD đã ký với khách hàng chưa trả nợ cho NH. Do đó nếu tồn tại nợ xấu thì lúc đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của NH và có khả năng NH mất khả năng thu hồi vốn.. Nhưng điều đáng mừng ở đây là PGD NHNo&PTNT An Hữu đã khá thành công trong hoạt động TD sau mỗi năm nên có nợ xấu thấp được thể hiện qua bảng số liệu sau
4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn
Bảng 4.8: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 128,40 177,10 109,00 48,70 37,93 -68,10 -38,45 Trung và dài hạn 249,00 166,55 188,15 -82,45 -33,11 21,60 12,97 Tổng cộng 377,40 343,65 297,15 -33,75 -8,94 -46,50 -13,53
40
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu HSX của NH biến đổi giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 tổng nợ xấu là 377,4 triệu đồng , năm 2012 giảm xuống còn 343,65 triệu đồng giảm 8,94% so với năm 2011 tương ứng 33,75 triệu đồng, đến năm 2013, nợ xấu của NH tiếp tục biến động theo chiều hướng tốt cho PGD tiếp tục giảm xuống còn 297,15 triệu đồng với tỷ lệ giảm 13,53%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do, CBTD đã thẩm định tốt, giám sát chặt chẽ các món vay, định kỳ hàng quí chấm điểm phân loại khách hàng, mặt khác việc thu hồi các khoản nợ xấu đã được CBTD quan tâm triệt để, phối hợp với chính quyền địa phương tích cực đôn đốc KH trả nợ, đối với những hộ quá khó khăn thì thực hiện cam kết trả dần hàng tháng đến khi trả hết nợ.
Nợ xấu ngắn hạn: Như chúng ta đã phân tích doanh số cho vay, dư nợ ở trên thì tỷ trọng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung dài hạn nhưng ở đây nợ xấu ngắn hạn không chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2011 nợ xấu là 128,4 triệu đồng chiếm 34,02%, sang năm 2012 tăng lên 177,1 triệu đồng sự gia tăng này là do một số khách hàng gặp khó khăn trong việc sản xuất chưa có thu nhập để trả nợ NH đúng hạn vì vậy khiến cho mức nợ xấu tăng lên. Nhưng đến năm 2013 nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất giảm xuống còn 109 triệu đồng, sự sụt giảm này là do công tác thẩm định được thực hiện xiết chặt hơn, CBTD năng nổ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực đôn đốc KH trả nợ.
Nợ xấu trung dài hạn: hoạt động cho vay nếu không được đánh giá
và xem xét rõ ràng thì sẽ có khả năng gia tăng rủi ro cho hoạt động của NH, đặc biệt là quá trình sử dụng đồng vốn cho những khoản vay trung dài hạn, vì thông thường các khoản cho vay trung dài hạn có rủi ro cao hơn so với ngắn hạn, việc hạn chế rủi ro đối với NH là điều cần thiết và quan trọng. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ xấu trung dài hạn đối với HSX trong năm 2011 là 249 triệu đồng và giảm 82,45 triệu đồng xuống còn 166,55 triệu đồng với tỷ lệ giảm 33,11% trong năm 2012. Nhưng đến năm 2013 tăng lên 188,15 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12,97% tương ứng 21,6 triệu đồng, mặc dù CBTD đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc khách hàng trả nợ nhưng do một số hộ không có thu nhập do chăn nuôi heo bị dịch bệnh, cây ăn trái bị thất mùa, một số KH bỏ địa phương đến nơi khác tìm việc làm và sinh sống nên nợ xấu tăng nhẹ
41
4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 4.9: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Sản xuất nông nghiệp 161,20 177,10 139,10 15,90 9,86 -38,00 -21,46 + Trồng trọt 102,84 113,90 97,37 11,06 10,75 -16,53 -14,51 +Chăn nuôi 58,36 63,20 41,73 4,84 8,29 -21,47 -33,97 Tiêu dùng 216,20 166,55 158,05 -49,65 -22,96 -8,50 -5,10 Tổng cộng 377,40 343,65 297,15 -33,75 -8,94 -46,50 -13,53
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Cái Bè- PGD An Hữu
Đối với lĩnh vực nông nghiệp: trong năm 2011 thì nợ xấu ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiêu dùng, nợ xấu trong năm này là 161,2 triệu đồng chiếm 42,7%, đến năm 2012 tăng 15,9 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,86%. Trong lĩnh vực nông nghiệp thì người dân phải chịu tác động từ các điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh, giá cả…nên mới ảnh hưởng đến việc trả nợ của KH, một số hộ nông dân bị thua lỗ do chăn nuôi heo bị dịch bệnh, trái cây bị trúng mùa thì không được giá… nên đã làm cho nợ xấu tăng nhẹ. Nhưng đến năm 2013 đã giảm xuống còn 139,100 triệu đồng là do CBTD đã nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc thẩm định cho vay, thường xuyên chấm điểm và phân loại khách hàng bên cạnh đó người dân càng tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Trồng trọt: năm 2011 tình hình nợ xấu đối với trồng trọt là 102,84 triệu đồng. Năm 2012 tình hình nợ xấu là 113,90 triệu đồng tăng 11,06 triệu đồng tăng tương đương với tỷ lệ 10,75% so với năm 2011. Năm 2013 giảm xuống còn 97,37 triệu đồng giảm 38triệu đồng giảm tương ứng với tỷ lệ 21,46% so với năm 2012.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu năm 2012 tăng nhanh chủ yếu xuất phát từ những rủi ro mà người dân đã gặp trên các lĩnh vực sản xuất nông
42
nghiệp, thiên tai gây hại,… khiến người dân thất thu nên tình hình thu hồi nợ của ngân hàng trở nên khó khăn nên nợ xấu tăng. Đến năm 2013, tình hình nợ xấu đã giảm là do ngân hàng đã áp dụng những biện pháp để thu hồi nợ mạnh hơn, khuyến cao nông dân xây dựng phương án làm ăn khả thi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh tình trạng rủi ro trong sản xuất, nên ngân hàng có thể thu hồi nợ tốt hơn năm 2012.
+ Chăn nuôi: Nợ xấu đối với hộ chăn nuôi năm 2011 là 58,36 triệu đồng, năm 2012 là 63,20 triệu đồng tăng 4,48 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 8,29% so với năm 2011. Tình hình nợ xấu tăng là do những rủi ro đã xảy như ảnh hưởng của thời tiết thất thường, tình hình dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm,... người dân chăn nuôi bị thua lỗ cho nên việc thu hồi các món vay hết sức khó khăn.. Năm 2013 tình hình nợ xấu là 41,73 triệu đồng giảm 21,47 triệu đồng giảm tương ứng với tỷ lệ là 33,97% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do việc thu hồi các khoản nợ xấu đã được CBTD quan tâm triệt để, thường xuyên đôn đốc, bên cạnh đó do CBTD thẩm định tốt,giám sát chặt chẽ các món vay, định kỳ hàng quí chấm điểm phân loại khách hàng mặt khác phối hợp với chính quyền địa phương tích cực đôn đốc KH trả nợ, đối với những hộ quá khó khăn thì CBTD cam kết trả dần hàng tháng đến khi trả hết nợ… đã làm cho nợ xấu HSX của NH giảm qua các năm
Đối với lĩnh vực tiêu dùng: nợ xấu trong lĩnh vục này thì lại giảm liên
tục trong ba năm, năm 2011 là 216,2 triệu đồng, giảm 49,65 triệu đồng xuống còn 166,55 triệu đồng trong năm 2012, tiếp tục giảm xuống còn 158,050 triệu đồng trong năm 2013 với tỷ lệ giảm là 5,1% tương ứng với 5,1 triệu đồng đây là một dấu hiệu trong việc hạn chế nợ xấu góp phần làm giảm rủi ro trong hoạt động PGD, nợ xấu qua các năm đều giảm là nhờ vào sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, và CBTD luôn để ý bám sát món vay, đi thu nợ thường xuyên.
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSX TẠI PHÒNG GIAO DỊCH AN HỮU GIAI ĐOẠN 2011-2013
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT PGD An Hữu luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà Ngân hàng đã đạt được.
43
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam - PGD An Hữu 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn huy động Triệu đồng 258.440 298.289 301.119 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 136.473 147.631 159.031 3. Doanh số cho vay HSX Triệu đồng 124.066 133.877 137.527 4. Doanh số thu nợ HSX Triệu đồng 134.909 125.304 125.145 5. Dư nợ HSX Triệu đồng 127.302 135.875 148.257 6. Dư nợ HSX bình quân Triệu đồng 132.721 131.589 142.066 7. Nợ xấu HSX Triệu đồng 377,40 343,65 297,15
Dư nợ HSX/ tổng dư nợ(5:2) % 93,28 92,04 93,23 Dư nợ HSX/ vốn huy động (5:1) Lần 0,49 0,46 0,49 Hệ số thu nợ (4:3) % 108,74 93,60 91,00 Tỷ lệ nợ xấu HSX (7:5) % 0,30 0,25 0,20 Vòng quay vốn tín dụng (4:6) Vòng 1,02 0,95 0,88
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Cái Bè-PGD An Hữu
4.3.1 Dư nợ hộ sản xuất trên vốn huy động
Tỷ lệ này cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng đối với HSX và khả năng huy động vốn tại địa phương.. Nếu tỉ lệ này cao thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để, nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng đã không đạt hiệu quả
Trong năm 2011 hệ số này là 0,49 lần cho thấy trong 0,49 đồng dư nợ HSX thì có một đồng vốn huy động tham gia, trong năm 2012 con số này giảm xuống còn 0,46 lần điều này càng chứng tỏ nguồn vốn huy động của PGD có khả năng đáp ứng các hoạt động kinh doanh mà không cần đến nguồn
44
vốn điều hòa từ hội sở, góp phần tiết kiệm một phần chi phí cho PGD vì chi phí sử dụng vốn điều hòa thường cao hơn chi phí huy động vốn, tỷ lệ này lại tăng lên 0,49 lần trong năm 2013, mặc dù có tăng nhưng chỉ dao động nhẹ nên cũng không ảnh hưởng nhiều.
Qua kết quả trên có thể thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tại PGD so với tổng nguồn vốn là tương đối tốt.Cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn, nguồn vốn huy động được PGD khai thác triệt để. NH nên duy trì tỷ lệ này ở mức ổn định vì chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt cho đơn vị. Trong những năm vừa qua thì ta thấy nguồn vốn mà PGD huy động được chưa sử dụng triệt để vì khả năng huy động vốn rất cao, nhu cầu tiền gửi của KH cao hơn nhu cấu vay vốn, mặc dù PGD đã cố gắng đẩy mạnh cho vay để đưa vốn đến HSX nhưng kết quả chưa cao do tình hình suy giảm kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
4.3.2 Dư nợ hộ sản xuất trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cho vay vốn đối với HSX của ngân hàng, trong tổng dư nợ có bao nhiêu tỷ lệ % là dư nợ cho vay đối với HSX tại địa phương. Tỷ lệ này của NHNo&PTNT-PGD An Hữu cho thấy dư nợ HSX chiếm tỷ trọng cao trên 90% tổng dư nợ cho vay của PGD và biến động qua các năm như sau: năm 2011 tỷ lệ này là 93,28%, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 92,04% đến năm 2013 tăng lên 93,23%. Điều này cho thấy phần lớn đối tượng khách hàng mà NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, PGD An Hữu nói riêng hướng tới là các hộ nông dân vì nước ta với phần lớn dân số sống bằng nông nghiệp, bên cạnh việc thực hiện NĐ 41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Phòng giao dịch An Hữu đã góp phần đầu tư tín dụng cho NNNT, trong đó điểm nổi bật là NĐ 41 giúp các hộ nông dân trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầu tư tăng cho nông nghiệp, nông dân. Đẩy mạnh cho vay đối tượng cải tạo vườn, xây dựng sửa chửa nhà ở cho nông dân khuyến khích các hộ nông dân vay trồng cây có giá trị cao như xoài các Hòa Lộc, bưởi da xanh.. tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn
4.3.3 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, hệ số này càng cao thể hiện đồng vốn mà NH cho vay được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh
45
có hiệu quả, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao đồng thời cũng nói lên khả năng thu hồi nợ của cán bộ tín dụng rất tốt
Qua quá trình phân tích và tính toán trên bảng số liệu ta thấy hệ số này của PGD đạt tỷ lệ khá cao trên 90%, trong năm 2011 đạt được 108,74%, bước sang năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 93,6% đến thời điểm năm 2013 hệ số thu nợ lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 91,00%. Dù tỷ lệ này giảm nhưng dao động giảm nhẹ, do doanh số cho vay và dư nợ tăng nhanh qua các năm vàcó những món vay chưa đến hạn thanh toán. Điều này chứng tỏ NH đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ, cán bộ tín dụng luôn quan tâm, chăm sóc khách hàng đến vay vốn một cách tận tình từ việc tư vấn xét duyệt thiết lập hồ sơ, luôn đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn…Bên cạnh đó NH cũng cần có những biện pháp thích hợp để tỷ lệ này có thể gia tăng theo chiều hướng tốt hơn nhằm giúp cho NH hoạt động an toàn và ngày càng hiệu quả hơn.
4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất
Nợ xấu là một vấn đề đáng lo ngại đối với mọi ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng, nợ xấu càng lớn tiềm ẩn càng nhiều rủi ro bất lợi hco ngân hàng
Theo thống kê của NHNN dư nợ tín dụng đến thời điểm tháng 11/2013 là 3.344.612 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,55% tương đương với mức nợ xấu là 152.179,8 tỷ đồng so sánh với tháng 1/2013, dư nợ tín dụng là 3.079.049 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,3 %, tương đương với mức nợ xấu là 132.414,6 tỷ đồng, như vậy cùng với sự tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu cũng tiếp tục tăng thêm 19.756,2 tỷ đồng, trong khi đó tỷ lệ này của PGD trong những năm qua được giữ ở mức thấp cho thấy chất lượng tín dụng của PGD tương đối tốt và ngày càng được nâng cao. Căn cứ vào bảng số liệu thì ta có thể thấy tỷ lệ này giảm liên tục qua các năm cụ thể năm 2011 là 0,3%, năm 2012 giảm xuống còn 0,25%, tỷ lệ này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,2% trong năm 2013. Tỷ lệ nợ