Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh
theo quyền hạn của chi nhánh mình, đồng thời tiếp nhận những thông tin từ NH cấp trên gửi xuống, hoạch định chiến lược cho chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cho vay và thực hiện các công việc sau:
+ Xem xét nội dung thẩm định do cán bộ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
+ Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.
+ Quyết định biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ và điều chỉnh hạn nợ chuyển nợ quá hạn thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
TỔ KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ TỔ TÍN DỤNG
21
Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm giúp Giám Đốc quản lý điều hành mọi
hoạt động của tổ tín dụng và tổ kế toán – ngân quỹ và có quyền quyết định thay Giám Đốc một số vấn đề được Giám Đốc ủy quyền.
Tổ Tín Dụng: Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định các dự án
đầu tư, lựa chọn các dự án tối ưu để đầu tư, đề xuất những dự án khả thi trình lên cấp trên.
Xây dựng mở rộng và phát triển mạng lưới thị trường vốn, thị trường tín dụng ngân hàng.
Chịu trách nhiệm về quản lý cho vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:
+ Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với chính quyền địa phương.
+ Thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng. Lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công. Xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, khách hàng, mở sổ cho vay, thu nợ.
+ Giải thích hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
+ Thẩm định các điều kiện cho vay theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
+ Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có quyết định của Giám Đốc hay người được ủy quyền.
+ Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
+ Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
+ Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý nợ quá hạn khi cần thiết, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng theo quyết định của Giám Đốc hoặc người ủy quyền
+ Lưu trữ hồ sơ theo quy định
Tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: Bảo hiểm tín dụng, ATM, tiết kiệm….
Kế Toán : Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán
nghiệp vụ và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền gửi.
22
+ Theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay
+ Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi,….
+ Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, nợ đến hạn, quá hạn.
+ Thực hiện quy định hiện hành về chế độ kế toán. + Tổng hợp lưu trữ, hồ sơ tài liệu theo quy định
Ngân quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế
về nghiệp vụ thu, phát, làm thủ tục phát hành tiền vay, lưu trữ các giấy tờ có giá, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…theo quy định của ngân hàng
3.3 SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
NHNo&PTNT huyện Cái Bè – PGD AN Hữu hoạt động chủ yếu là huy động vốn bằng tiền mặt và cho vay ngắn, trung và dài hạn đố với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm hổ trợ vốn sản xuất cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Ngoài ra, NH còn mở rộng các dịch vụ NH khác như thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán ngoại tệ, công tác chi trả kiều hối Western Union… Thị trường chủ yếu của Ngân Hàng là nông thôn, khách hàng là nông dân.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh tiền tệ cũng với mục tiêu lợi nhuận để tồn tại và phát triển, nâng cao uy tín, thị phần trên thị trường. Lợi nhuận chính là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được chất lượng kinh doanh của ngân hàng . Các ngân hàng luôn đặt vấn đề làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng chế độ, thể lệ của NHNN quy định và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để hiểu rõ vấn đề trên chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT - PGD An Hữu qua 3 năm:2011, 2012, 2013
23
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng thu nhập 28.080 28.316 28.517 236 0,84 201 0,71 - Thu lãi 27.892 28.198 28.414 306 1,10 216 0,77
-Thu ngoài lãi 98 101 103 3 3,06 2 1.98
2.Tổng CP 24.432 24.569 24.700 137 0,56 131 0,53
- Chi phí trả lãi 22.132 22.269 22.600 137 0,62 331 1,49 - Chi phí ngoài lãi 2.300 2.200 2.100 -100 -4,35 -100 -4,55
3.Lợi nhuận 3.648 3.747 3.817 99 2,71 70 1,87
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Cái Bè -PGD An Hữu
Qua số liệu đã được phân tích ở bảng 3.1 ta thấy:
Thu nhập: là toàn bộ các khoản thu của PGD trong quá trình hoạt
động kinh doanh của mình. Bất kì các NH nào cũng đều mong muốn mình có thu nhập cao và chi phí hợp lý để lợi nhuận thu về là cao nhất. Trong số Tổng thu của PGD có 2 nguồn thu chính là: Thu lãi từ việc cho vay và thu dịch vụ khác.
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013, tổng thu đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, tổng thu năm 2011 là 28.080 triệu đồng, năm 2012 tổng thu là 28.316 triệu đồng tăng 236 triệu đồng điều đó đồng nghĩa năm 2012 tương đương tăng so với năm 2011 là 0,84%. Năm 2013 tổng thu là 28.517 tăng hơn so với năm 2012 là 201 triệu đồng tương đương tăng 0,71% so với năm 2012. Sở dĩ tổng thu PGD tăng nhẹ là do thu từ lãi cho vay và thu từ việc cho vay dịch vụ khác ở PGD tăng qua các năm.
+ Thu từ lãi : là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của PGD. Đây là khoản thu từ hoạt động TD của PGD. Ta thấy thu từ lãi cho vay năm 2011 là 27.982 triệu đồng, đến năm 2012 thu từ lãi cho vay là 28.215
24
triệu đồng tăng 233 triệu đồng tương đương tăng 0.83% so với năm 2011. Năm 2013 thu lãi cho vay là 28.414 triệu đồng tăng hơn so với năm 2012 là 199 triệu đồng tương đương tăng 0,70%. Sở dĩ thu lãi cho vay PGD tăng là do PGD đã tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn , không ngừng nâng cao chất lượng thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
+ Thu ngoài lãi: Ngoài nguồn thu chính từ thu lãi vay, khoản thu khác mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng góp phần làm tăng tổng thu của PGD cụ thể như sau năm 2011 thu khác của NH là 98 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 101 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 3,06%. Thu khác của NH lại tiếp tục tăng lên 103 triệu đồng trong năm 2013, tăng 2 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tỷ lệ 1,98%. Thu khác của NH tăng lên qua các năm là do các hoạt động dịch vụ như Western Union, dịch vụ thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ ATM ngày càng được mở rộng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng.
Tổng chi: : Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi.
Bên cạnh đó còn chịu các khoản chi ngoài lãi như:, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, mua sắm trang thiết bị …Thực tế cho thấy việc tổng thu nhập tăng lên đã kéo theo chi phí cũng tăng lên. Qua bảng báo cáo ta thấy tổng chi của PGD năm 2011 là 24.432 triệu đồng. Tổng chi năm 2012 là 24.569 triệu đồng tương đương tăng lên là 137 triệu đồng, tương đương tăng 0,53%. Năm 2013 tổng chi là 24.700 triệu đồng, so với năm 2012 là tăng thêm 131 triệu đồng, tương đương tăng 0,53%.
+ Chi phí lãi: Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí năm 2011 chiếm 90,59%, năm 2012 chiếm 90,64%, năm 2013 chiếm 91,50% vì vậy khi chi phí trả lãi tăng đã làm cho tổng chi phí tăng theo qua các năm cụ thể: năm 2012 chi phí trả lãi là 22.269 triệu đồng tăng 137 triệu đồng so với năm 2011 là 22.132 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 0,62% đến năm 2013 tăng lên 22.600 triệu đồng , tăng 331 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,49%. Chi phí của ngân hàng tăng lên qua các năm cho thấy ngân hàng đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế , dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì NH đã triển khai các hình thức huy động vốn với mức lãi suất hấp hẫn sử dụng các công cụ khuyến mãi, quà tặng… đã làm cho chi phí tăng lên.
+ Chi ngoài lãi: chi ngoài lãi của PGD năm 2011 là 2.300 triệu đồng, năm 2012 là 2.200 triệu đồng, như vậy chi khác năm 2012 giảm so với năm 2011 là 100 triệu đồng, tương đương giảm 4,35% so với năm 2011. Chi ngoài
25
lãi năm 2013 là 2.100 triệu đồng giảm 100 triệu đồng, tương đương giảm 4,54% so với năm 2012. Mặc dù chi ngoài lãi của NH giảm nhưng vì chiếm tỷ trọng thấp nên không đáng kể
Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng của NH.
Năm 2011 lợi nhuận của NH là 3.648 triệu đồng đến năm 2012 đạt được 3.747 triệu đồng tăng 99 triệu đồng so với năm, 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,71% và tiếp tục tăng lên 3.817 triêu đồng trong năm 2013 tăng 70 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 1,87%
Việc sử dụng vốn huy động tại địa phương sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với việc sử dụng vốn điều hòa. Bởi vì nguồn vốn huy động tại địa phương có chi phí thấp hơn so với vốn điều hòa từ cấp trên xuống từ đó lợi nhuận NH tăng lên. Thêm vào đó các hoạt động khác của NH cũng không kém phần quan trọng như thu phí dịch vụ, chuyển tiền Western Union, thu nợ đã xử lý rủi ro… tăng lên do NH áp dụng nhiều hình thức dịch vụ thanh toán, mở rộng nhiều đối tượng vay…Tuy các khoản thu nhập này chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu, nhưng nó cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của NH
Nhìn chung lợi nhuận qua các năm đều tăng cho thấy hoạt động của NH ngày càng có hiệu quả, và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế tại địa phương, bên cạnh đó cũng đã góp phần tạo được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2013, đồng thời phân tích những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động kinh doanh năm 2013 tại đơn vị. Định hướng trong năm 2014, vẫn tiếp tục huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh, nhằm tạo cơ sở tăng trưởng tín dụng ổn định bền vững.
Về tăng trưởng tín dụng NH có kế hoạch đầu tư vốn theo hướng chỉ đạo của NH cấp trên ưu tiên cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu đầu tư tăng cho nông nghiệp- nông dân- nông thôn. Đẩy mạnh cho vay đối tượng cải tạo vườn, cho vay tiêu dùng hộ nông dân và cán bộ công nhân viên, khuyến khích các hộ nông dân vay vốn trồng cây có giá trị cao, cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao
26
Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng TD đi đôi với kiểm soát chất lượng TD, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm tra giám sát nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng
Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 12% và được điều chỉnh theo tình hình thực tế.Huy động vố có tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2013 là 10%
Nợ xấu chiếm không quá 1% trên tổng dư nợ
Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn thông thường chiếm 30% tổng dư nợ thông thường
Phấn đấu đạt thu nhập đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương kinh doanh mà NHNo&PTNT Việt nam cho phép. Riêng phần thu dịch vụ chiếm trên 10% tổng thu nhập
27
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CÁI BÈ - PHÒNG GIAO DỊCH AN HỮU 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên muốn đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, giao dịch hay vay vốn của khách hàng, trước tiên ngân hàng cần phải có được một nguồn vốn vững mạnh. Do đó, việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Theo nguyên tắc đó, NHNo&PTNT huyện Cái Bè-PGD An Hữu đã trang bị cho mình một số vốn khá lớn, nguồn vốn hoạt động của PGD chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều hòa tại địa phương
Trong thời gian qua, chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi và ổn định từ trong dân cư dưới nhiều hình thức như: tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán,…, mặc dù hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn như hiện nay nhưng hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt kết quả khả quan. Cụ thể như sau: Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 258.440 298.289 301.119 39.849 15,42 2.830 0,95
Tiền gửi thanh toán 4.364 5.792 6.105 1.428 32,72 313 5,40 Tiền gửi tiết kiệm 254.076 292.497 295.014 38.421 15,12 2.517 0,86
2. Vốn điều hòa - - - - - - -
Tổng nguồn vốn 258.440 298.289 301.119 39.849 15,42 2.830 0,95
28
Qua số liệu đã được phân tích ở bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn thay đổi qua các năm như sau:
Năm 2011 tổng nguồn vốn là 258.440 triệu đồng, năm 2012 tổng nguồn vốn là 298.289 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 39.839 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 15,42%. Đến năm 2013 tăng lên đến 301.119 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 2.830 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 0,45%.