PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bèphòng giao dịch an hữu (Trang 35)

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2013, đồng thời phân tích những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động kinh doanh năm 2013 tại đơn vị. Định hướng trong năm 2014, vẫn tiếp tục huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh, nhằm tạo cơ sở tăng trưởng tín dụng ổn định bền vững.

Về tăng trưởng tín dụng NH có kế hoạch đầu tư vốn theo hướng chỉ đạo của NH cấp trên ưu tiên cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu đầu tư tăng cho nông nghiệp- nông dân- nông thôn. Đẩy mạnh cho vay đối tượng cải tạo vườn, cho vay tiêu dùng hộ nông dân và cán bộ công nhân viên, khuyến khích các hộ nông dân vay vốn trồng cây có giá trị cao, cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao

26

Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng TD đi đôi với kiểm soát chất lượng TD, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm tra giám sát nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng

Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 12% và được điều chỉnh theo tình hình thực tế.Huy động vố có tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2013 là 10%

Nợ xấu chiếm không quá 1% trên tổng dư nợ

Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn thông thường chiếm 30% tổng dư nợ thông thường

Phấn đấu đạt thu nhập đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương kinh doanh mà NHNo&PTNT Việt nam cho phép. Riêng phần thu dịch vụ chiếm trên 10% tổng thu nhập

27

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN CÁI BÈ - PHÒNG GIAO DỊCH AN HỮU 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên muốn đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, giao dịch hay vay vốn của khách hàng, trước tiên ngân hàng cần phải có được một nguồn vốn vững mạnh. Do đó, việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Theo nguyên tắc đó, NHNo&PTNT huyện Cái Bè-PGD An Hữu đã trang bị cho mình một số vốn khá lớn, nguồn vốn hoạt động của PGD chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều hòa tại địa phương

Trong thời gian qua, chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi và ổn định từ trong dân cư dưới nhiều hình thức như: tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán,…, mặc dù hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn như hiện nay nhưng hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt kết quả khả quan. Cụ thể như sau: Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 258.440 298.289 301.119 39.849 15,42 2.830 0,95

Tiền gửi thanh toán 4.364 5.792 6.105 1.428 32,72 313 5,40 Tiền gửi tiết kiệm 254.076 292.497 295.014 38.421 15,12 2.517 0,86

2. Vốn điều hòa - - - - - - -

Tổng nguồn vốn 258.440 298.289 301.119 39.849 15,42 2.830 0,95

28

Qua số liệu đã được phân tích ở bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn thay đổi qua các năm như sau:

Năm 2011 tổng nguồn vốn là 258.440 triệu đồng, năm 2012 tổng nguồn vốn là 298.289 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 39.839 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 15,42%. Đến năm 2013 tăng lên đến 301.119 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 2.830 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 0,45%. Trong đó tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng chính là nguồn vốn huy động được của NH, qua các năm nguồn vốn huy động của NH đã đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh nên không cần đến nguồn vốn điều hòa từ cấp trên xuống. Nguồn vốn huy động của NH tăng liên tục trong ba năm là do một phần bởi mỗi CBTD vừa là người cho vay và cũng là người huy động vốn, ngoài ra còn do NH đã thay đổi phong cách phục vụ nhằm giữ lại khách hàng cũ và phát triển thêm khách hàng mới.Việc sử dụng nguồn vốn huy động góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng thấp hơn nguồn vốn điều hòa. Nếu sử dụng VĐH nhiều sẽ dẫn đến không hiệu quả, vì VĐH chỉ được sử dụng cho những nhu cầu vốn cấp thiết của PGD cho người dân mà khi đó VHĐ không đủ cung cấp.

Nhìn chung, PGD đã tranh thủ tối đa nguồn tiền gởi trong dân cư và tiền gởi từ các tổ chức bằng sự cạnh tranh về lãi suất huy động khá hấp dẫn, về thái độ phục vụ của nhân viên,…Kết quả là đã thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ được nhiều khách hàng cũ. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn vốn huy động gia tăng thì càng chứng tỏ ngân hàng dần chủ động trong công tác huy động vốn của mình, đảm bảo hoạt động được liên tục và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 4.2.1 Doanh số cho vay

Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế luôn gắn liền với mục tiêu và yêu cầu với XH. Tín dụng nuôi sống hoạt động kinh doanh, làm tăng sức mua của toàn XH, tham gia cải thiện đời sống mức sống cho người dân, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong đó cho vay là một trong những nghiệp vụ chính của NH bên cạnh việc huy động vốn, nghiệp vụ này cũng mang lại lợi nhuận cho NH và cũng góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho khách hàng.

29

4.2.1.1 Doanh s cho vay theo thi hn

Để hiểu rõ tình hình hoạt động TD cho vay của NH đối với hộ sản xuất, ta có thể tìm hiểu đôi nét về các doanh số cho vay HSX theo thời hạn của NHNo&PHNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu qua 3 năm (2011-2013)

Bảng 4.2:Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 102.230 89.479 110.139 -12.751 -12,47 20.660 23,09 Trung và dài hạn 21.836 44.398 27.388 22.562 103,32 -17.010 -38,31 Tổng cộng 124.066 133.877 137.527 9.811 7,91 3.650 2,73

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Cái Bè-PGD An Hữu

Qua số liệu phân tích ở bảng 4.2 ta thấy tổng doanh số cho vay đối với HSX tăng liên tục qua các năm cụ thể như sau: năm 2011 đạt 124.066 triệu đồng, đến năm 2012 là 133.877 triệu đồng tăng 9.811 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,91%, và đạt được 137.527 triệu đồng trong năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.650 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 2,73%. Tuy nhiên có sự phân phối không đều giữa tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn.

Doanh số cho vay ngắn hạn: qua ba năm ta thấy tín dụng ngắn hạn

chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất . Cụ thể trong năm 2012 cho vay ngắn hạn HSX là 89.479 triệu đồng chiếm 66,84% tổng doanh số cho vay, giảm 12.571 triệu đồng so với năm 2011 là 102,230 triệu đồng chiếm 82,40% với tỷ lệ giảm là 12,47% .Nguyên nhân giảm là do những khách hàng làm ăn có hiệu quả, đời sống được cải thiện tích lũy được một số vốn để sản xuất cho năm tiếp theo nên chưa có nhu cầu vay vốn lại, bên cạnh đó do một số người dân có nhu cầu vay vốn trung dài hạn để cải tạo vườn nên tình hình vay vốn ngắn hạn của người dân đã giảm, bước sang năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn HSX là 110.139 triệu đồng chiếm đến 80,09% trên tổng doanh số cho vay, tăng 20.660 triệu đồng so với năm 2012 vớ tỷ lệ tăng là 23,09%. Doanh số cho vay ngắn hạn HSX tại PGD luôn chiếm

30

tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tại NH và tăng trong năm 2013 là do phần lớn người dân tại địa bàn vay cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trái cây, chăn nuôi heo, cá, mua bán nhỏ…mà những ngành này có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn trong thời gian ngắn nên nếu cần vốn thì họ sẽ vay ngắn hạn. Về phía NH việc cho vay ngắn hạn giúp cho NH đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt

Doanh số cho vay trung dài hạn: cho vay trung dài hạn đạt 44.398 triệu đồng trong năm 2012, tăng 22.562 triệu đồng so với năm 2011 đạt 21.836 triệu đồng với tỷ lệ tăng lên đến 103,32%. Sự gia tăng này một phần là do PGD có chủ trương đầu tư vào nguồn vốn trung dài hạn.Tuy nhiên cho vay trung dài hạn trong năm 2013 là 27.388 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 17.010 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 38,31%. Do phân kì trả nợ hằng năm của TD trung dài dạn đến hạn trả nợ và khách hàng muốn bổ sung thêm nguồn vốn ngắn hạn, bên cạnh đó đa số khách hàng có nhu cầu vay số tiền ít trong thời gian ngắn và ngân hàng cũng thường cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn làm giảm rủi ro tín dụng, thiên về tính an toàn hơn lợi nhuận.

Nhờ nguồn vốn đã đáp ứng kịp thời cho người dân vay vốn để thay đổi cách làm, biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để có thu nhập cao. Từ đó cho thấy được rằng: người dân luôn có tinh thần cầu tiến, muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói, nên họ mở rộng canh tác các ngành nghề, thâm canh tăng vụ nhằm tạo năng suất cây trồng và vật nuôi. Được thể hiện qua mỗi lần vay, hộ vay đều thực hiện đúng phương án vay, trả nợ đúng hạn, mua sắm công cụ lao động, xây cất nhà, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống nhiều mặt. Điều này nói lên vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế là rất lớn, Ngân hàng sẽ tích cực hỗ trợ vốn cho việc phát triển kinh tế tại địa phương.

4.2.1.2 Doanh s cho vay theo mục đích sử dng vn

Cho vay cũng là một trong những quá trình mà các NH chuyển vốn đến các hộ sản xuất, nhờ có nguồn vốn tín dụng mà hộ sản xuất có thể cải tạo ,chăm sóc vườn, cho xây dựng sửa chữa nhà ở, mua sắm máy móc thiết bị...Nhờ đó mà người dân có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống và giảm đói nghèo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề cho vay vốn của ngân hàng và mục đích sử dụng vốn của khách hàng ta có thể phân tích bảng số liệu sau:

31

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè - PGD An Hữu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền %

Sản xuất nông nghiệp 116.352 118.924 121.493 2.572 2,21 2.569 2,16 + Trồng trọt 81.446 82.247 84.045 801 0,98 1.798 2,19 + Chăn nuôi 34.906 36.677 37.448 1.771 5,07 771 2,10 Tiêu dùng 7.714 14.953 16.034 7.239 93,84 1.081 7,23

Tổng cộng 124.066 133.877 137.527 9.811 7,91 3.650 2,73

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Cái Bè-PGD An Hữu

Sản xuất nông nghiệp: Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp

có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, vì nó chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay HSX cụ thể như sau: năm 2012 đạt 118.924 triệu đồng chiếm 88,83% tổng doanh số cho vay tăng 2.572 triệu đồng so với năm 2011 đạt 116.352 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 2,21%, đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 121.493 triệu đồng tăng 2.569 triệu đồng so với năm 2012 tỷ lệ tăng 2,16%. Sự gia tăng này hoàn toàn phù hơp với tình hình kinh tế tại địa phương vì đa phần người dân nơi đây sống bằng nghề nông, sau khi các loại dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho người dân trong năm 2010 như trái cây bị thất mùa,sâu bệnh, dịch cúm gia cầm… đi qua thì người dân có nhu cầu vốn để khắc phục sau khó khăn. Điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị tốt, kỹ năng trình độ nghiệp vụ chuyên môn được nâng cao cộng với việc phát động thi đua giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ nhân viên

+ Trng trt: Nói đến nông nghiệp là người ta nghĩ ngay đến trồng trọt, một trong những ngành chính của sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên ở các xã thuộc PGD An Hữu đảm nhiệm cho vay với lượng mưa nhiều, nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ và phù hợp với ngành trồng trọt nhất là cây lúa và các loại cây ăn trái. Thực hiện quyết định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ trong việc cho vay đối với hộ nông dân với số tiền đến 50 triệu

32

đồng thì không phải thực hiện thế chấp tài sản. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nhiều hơn với vốn vay của Ngân hàng và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, nên Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè - PGD An Hữu đã mạnh dạn cho vay chi phí sản xuất như mua phân thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Doanh số cho vay trồng trọt năm 2011 là 81.446 triệu đồng. Doanh số này của năm 2012 là 82.247 triệu đồng tăng 801 triệu đồng tăng tương đương 0,98% so với năm 2011. Năm 2013 là 84.045 triệu đồng tăng 1.798 triệu đồng tăng tương đương 2.19% so với doanh số năm 2012. Với sự đáp ứng nhu cầu cho vay kịp thời, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn cho sản xuất khuyến khích góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông dân. Khoản cho vay này là khoản vay hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động như: mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…phục vụ cho hoạt động nông nghiệp nông thôn.

+ Chăn nuôi: bên cạnh cho vay trồng trọt thì cho vay chăn nuôi gia súc gia cầm cũng tăng qua các năm như sau năm 2012 đạt 36.677 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 1.771 triệu đồng tương ứng 1,07%, con số này đạt được 37.448 triệu đồng trong năm 2013 tăng so với năm 2012 là 771 triệu đồng. Qua đó, cũng thấy được sự đầu tư của Ngân hàng không chỉ đơn thuần ở trồng trọt mà đã mở rộng cho vay chăn nuôi nhằm thực hiện đa dạng hoá đầu tư và thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển của địa phương. Hoạt động trong lĩnh vực này cũng có nhiều rủi ro, dịch bệnh thường xảy ra trên diện rộng, hơn nữa giá cả thường không ổn định, làm cho người dân còn lo ngại đầu tư lớn để chăn nuôi, còn Ngân hàng thì gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ nên cũng chưa mạnh dạn đầu tư vào đối tượng này

Lĩnh vực tiêu dùng: doanh số cho vay HSX cũng tăng lên liên tục

trong ba năm cụ thể như sau: năm 2012 đạt 14.953 triệu đồng, tăng 7.239 triệu đồng so vói năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng là 93,84%, tiếp tục tăng lên trong năm 2013 đạt 16.034 triệu đồng tăng hơn so với năm 2012 là 1.081 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 7,23%. Nguyên nhân của sự tăng lên doanh số cho vay của thành phần này là những năm qua do thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các hộ kinh doanh phát triển ngày càng nhiều, đời sống người dân ngày càng được nâng cao nhu cầu về vốn mua sắm thiết bị máy móc, sữa chữa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bèphòng giao dịch an hữu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)