Kết hôn tuổi vị thành niên

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 60)

i. Quá tRÌNh tỔ chỨc thỰc hiỆN

2.3.kết hôn tuổi vị thành niên

cuộc điều tra DSgk 2014 cho thấy vẫn còn hiện tượng kết hôn ở tuổi vị thành niên. Biểu 2.6 trình bày tỷ trọng dân số vị thành niên (15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo từng độ tuổi và SmAm của nhóm. Số liệu cho thấy hiện tượng kết hôn sớm có cả ở nam và nữ vị thành niên. tuy nhiên, “kết hôn tuổi vị thành niên” ở nữ là nhiều hơn. tỷ trọng nữ nông thôn “đã từng kết hôn” ở tuổi 18 là 16,6%, ở tuổi 19 là 27,2% trong khi tỷ trọng này ở thành thị là 9,0% và 15,3%. tất cả các chỉ số này đều cao hơn khi so với nam. chênh lệch đáng kể về tỷ trọng kết hôn vị thành niên theo giới được tìm thấy từ độ tuổi 17 trở lên.

mức độ kết hôn của nhóm vị thành niên cũng có khác biệt đáng kể theo vùng. theo xu hướng chung, tỷ trọng nam và nữ thành niên “đã từng kết hôn” ở trung du và miền núi phía Bắc là cao nhất, tiếp sau là tây Nguyên. hai vùng này có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú và cũng là vùng có mức độ công nghiệp hóa, kinh tế kém phát triển hơn so với các vùng khác, được xem là những nhân tố dẫn đến mức kết hôn ở tuổi vị thành niên vùng cao. trái lại, tỷ trọng nam vị thành niên “đã từng kết hôn” thấp nhất thuộc về đồng bằng sông hồng (chỉ chiếm khoảng 0,7%) và thấp nhất của nữ vị thành niên thuộc về đông Nam Bộ, đây là vùng kinh tế năng động có tỷ trọng dân số trẻ tương đối cao.

Biểu 2.6: Tỷ trọng dân số vị thành niên (15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổi và Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2014

vùng kinh tế - xã hội tỷ trọng đã từng kết hôn theo tuổi (%) SmAm

15 16 17 18 19 15-19 nAM Tổng số 0,4 0,8 1,4 3,0 6,1 2,2 18,7 thành thị 0,2 0,3 0,6 1,4 3,8 2,1 18,7 Nông thôn 0,5 1,0 1,7 3,5 6,9 2,6 18,7 các vùng kinh tế - xã hội

trung du và miền núi phía Bắc 1,6 3,8 5,0 8,7 16,6 7,1 18,5

đồng bằng sông hồng 0,0 0,1 0,2 0,7 2,4 0,7 19,2

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung 0,2 0,2 0,5 1,3 3,4 1,1 19,0

tây Nguyên 0,8 1,2 2,9 5,4 9,2 3,8 18,6

đông Nam Bộ 0,2 0,3 0,5 1,9 4,5 1,2 18,7

đồng bằng sông cửu Long 0,2 0,5 1,1 2,7 5,1 1,8 18,9

nỮ

Tổng số 1,3 2,9 7,5 14,8 23,1 9,2 18,4

thành thị 0,5 1,0 4,5 9,0 15,3 5,0 18,6

Nông thôn 1,6 3,4 7,8 16,6 27,2 11,0 18,4

các vùng kinh tế - xã hội

trung du và miền núi phía Bắc 4,7 8,0 16,5 29,8 42,3 20,0 18,1

đồng bằng sông hồng 0,1 0,8 3,6 9,2 17,3 6,2 18,8

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung 0,4 1,9 4,6 10,4 17,3 6,3 18,7

tây Nguyên 1,8 4,9 10,2 16,6 20,1 11,3 18,4

đông Nam Bộ 1,4 1,1 4,5 10,2 18,9 5,6 18,4

chƯƠng 3: gIáO Dục

giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. đồng thời, giáo dục có tác động tích cực đến đời sống cá nhân qua góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho họ tìm được việc làm có thu nhập tốt hơn. đến nay, với nhiều nỗ lực, việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa mù chữ toàn diện, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục cơ sở và có một hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống nhất, bao gồm đầy đủ các bậc từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học và trên đại học, với phạm vi rộng khắp trên cả nước; hình thành hành lang, có mục tiêu rõ ràng về phát triển giáo dục song song với quá trình phát triển của đất nước.

để có cái nhìn tổng thể về bức tranh giáo dục và những thay đổi của nó, cũng như đáp ứng được yêu cầu về thông tin giáo dục ở việt Nam, cần thiết phải tiến hành và duy trì thu thập các thông tin liên quan theo thời gian. từ lý do này, tương tự như trong tđtDS 1989, 1999 và gần nhất là 2009, Phiếu điều tra DSgk 2014 bao gồm nhóm câu hỏi về tình hình đi học, biết đọc biết viết, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được của dân số.

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 60)