Phân bổ và chọn mẫu

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 27)

i. Quá tRÌNh tỔ chỨc thỰc hiỆN

2.2. Phân bổ và chọn mẫu

2.2.1. Chuẩn bị dàn mẫu và phân bổ mẫu cấp huyện

điều tra DSgk 2014 không tiến hành phân chia lại đBđt mà sử dụng các đBđt đã xác định từ tđtDS 2009 làm dàn mẫu điều tra. theo đó, cả nước có tổng số 186.697 địa bàn sẽ được giữ nguyên ranh giới địa lý như trong tđtDS 2009.

trước khi phân bổ mẫu cho từng huyện, tổng cục thống kê đã tiến hành cập nhật sự thay đổi hành chính của toàn bộ 186.697 địa bàn kể từ sau tđtDS 2009. Sự thay đổi được cập nhật bao gồm: tên địa bàn, tên xã, mã xã, tên huyện, mã huyện, tên tỉnh, mã tỉnh và mã thành thị/nông thôn của các địa bàn. Sau khi loại bỏ những địa bàn đặc thù và những địa bàn không thể tiếp cận được ra khỏi dàn mẫu, tổng cục thống kê đã thực hiện phân bổ số địa bàn điều tra mẫu cho mỗi huyện theo phương pháp phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô hộ (square root allocation).

với phương pháp này, những huyện lớn, có nhiều hộ, sẽ có tỷ lệ chọn mẫu nhỏ hơn tỷ lệ chọn mẫu chung của toàn quốc và những huyện nhỏ, có ít hộ, sẽ có tỷ lệ chọn mẫu lớn hơn tỷ lệ chọn mẫu chung của toàn quốc. điều này sẽ giúp làm tăng tính đại diện mẫu cho tất cả các huyện đồng thời vẫn bảo đảm ý nghĩa tổng hợp cho cấp tỉnh và toàn quốc.

Sau khi thực hiện phân bổ theo phương pháp trên, những huyện có số địa bàn mẫu được phân bổ nhỏ hơn 24 sẽ được tăng lên thành 24. Những huyện nhỏ có tỷ lệ phân bổ mẫu lớn hơn 50% sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 50% nhưng vẫn phải bảo đảm số địa bàn tối thiểu là 24. Bốn huyện đảo nhỏ không bao gồm trong điều tra DSgk 2014 là: Bạch Long vỹ (thành phố hải Phòng), cồn cỏ (tỉnh Quảng trị), hoàng Sa (thành phố đà Nẵng) và trường Sa (tỉnh khánh hòa). tổng số địa bàn mẫu cấp huyện sau khi điều chỉnh là 37.395 địa bàn (Xem kết quả phân bổ mẫu cấp huyện tại Phụ lục 2a).

2.2.2. Phân bổ mẫu cấp tỉnh

tương tự như cấp huyện, để bảo đảm tính đại diện đối với mẫu cấp tỉnh, phương pháp phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô hộ cũng được

sử dụng để phân bổ mẫu cho từng tỉnh. cỡ mẫu 6,5% địa bàn điều tra của cả nước được xác định là đủ để đại diện cho các chỉ tiêu cấp tỉnh. với 63 dàn chọn mẫu cấp tỉnh, sau khi loại bỏ đi các địa bàn đặc thù và địa bàn không thể tiếp cận được, vụ thống kê Dân số và Lao động đã thực hiện phân bổ số địa bàn điều tra mẫu cho mỗi tỉnh theo phương pháp tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô hộ. Sau khi thực hiện phân bổ theo phương pháp trên, những tỉnh có số địa bàn mẫu được phân bổ ít hơn 120 sẽ được tăng lên thành 120. tổng số địa bàn mẫu cấp tỉnh trong cả nước sau khi điều chỉnh là: 12.055 địa bàn. (Xem kết quả phân bổ mẫu cấp tỉnh tại Phụ lục 2b).

2.2.3. Chọn địa bàn

a) Chọn địa bàn điều tra phiếu ngắn (các chỉ tiêu đại diện đến cấp huyện)

thực hiện chọn mẫu cho các địa bàn điều tra phiếu ngắn (các chỉ tiêu đại huyện diện đến cấp huyện) theo các bước: (i). loại bỏ các địa bàn đặc thù của mỗi huyện; (ii) sắp xếp thứ tự các địa bàn trong huyện theo thành thị, nông thôn, xã và thứ tự địa bàn trong tđtDS 2009 (đã được rà soát và cập nhật mới); (iii) tiến hành chọn mẫu theo phương pháp xác xuất tỷ lệ thuận với quy mô hộ (Probability Proportional to Size - PPS). theo đó, những địa bàn có số hộ lớn hơn sẽ có khả năng rơi vào mẫu cao hơn và ngược lại. So với phương pháp chọn mẫu hệ thống thông thường (chọn mẫu theo khoảng cách), phương pháp này góp phần làm giảm sai số mẫu khi suy rộng.

b) Chọn mẫu cấp tỉnh (các chỉ tiêu đại diện đến cấp tỉnh)

Sau khi hoàn thành công việc chọn mẫu cho từng huyện theo phương pháp PPS, mẫu phiếu ngắn của mỗi huyện được hòa chung vào thành dàn mẫu của tỉnh. 63 tỉnh là 63 dàn mẫu được sắp xếp lại theo thứ tự: thành thị/nông thôn; huyện; mã xã và thứ tự địa bàn trong tđtDS 2009. cũng sử dụng phương pháp chọn mẫu PPS để chọn mẫu các địa bàn phiếu dài. tuy nhiên quy mô được sử dụng để chọn mẫu không phải là quy mô hộ như đối với địa bàn mẫu phiếu ngắn mà là tổng số hộ của huyện (theo tđtDS 2009) chia cho số địa bàn phiếu ngắn. Phương pháp chọn mẫu này sẽ làm tăng khả năng rơi vào mẫu của những huyện có quy mô hộ lớn và giảm khả năng rơi vào mẫu của những huyện có quy mô hộ nhỏ. điều này sẽ góp phần làm giảm sai số chọn mẫu phiếu dài.

2.2.4. Rà soát địa bàn, vẽ sơ đồ, lập bảng kê và chọn mẫu hộ

a) Rà soát địa bàn

tại mỗi địa bàn điều tra mẫu đã được chọn ở trên, các cục thống kê thực hiện rà soát địa bàn để tiếp tục cập nhật những thay đổi về đơn vị hành chính các cấp. trong trường hợp phát hiện các địa bàn bị giải tỏa toàn bộ hoặc khó tiếp cận, các

cục thống kê thông báo cho tổng cục thống kê tiến hành chọn địa bàn thay thế một cách ngẫu nhiên theo phương pháp PPS.

b) Vẽ sơ đồ, lập bảng kê và chọn mẫu hộ

Sau khi hoàn tất công tác rà soát địa bàn, các cục thống kê cử người xuống địa bàn để tiến hành vẽ sơ đồ, lập bảng kê danh sách số nhà, số hộ, số người đang thực tế thường trú trên các địa bàn được chọn mẫu. tiếp theo, các cục thống kê sẽ thực hiện nhập tin bảng kê số nhà, số hộ, số người của từng địa bàn vào chương trình Excel. Sau đó, cục thống sẽ thực hiện chọn mẫu 30 hộ để tiến hành điều tra thực địa cho mỗi địa bàn theo phương pháp chọn mẫu hệ thống (chọn mẫu khoảng cách).

2.2.5. Ước tính quyền số suy rộng mẫu

a) Xác định quyền số thiết kế (quyền số cơ bản)

(1) Quyền số thiết kế mẫu điều tra cấp huyện

Quyền số thiết kế mẫu điều tra cấp huyện được tính theo công thức sau:

trong đó:

: Quyền số thiết kế địa bàn điều tra cấp huyện (phiếu ngắn);

nd : Số địa bàn mẫu được phân bổ của huyện d;

Md : Số hộ của huyện theo kết quả tđtDS 2009;

Mdi : Số hộ của địa bàn i theo kết quả tđtDS 2009;

M’di : Số hộ đã được lập bảng kê của địa bàn i;

mdi : Số hộ được chọn điều tra (mdi = 30). (2) Quyền số thiết kế mẫu điều tra cấp tỉnh

Quyền số thiết kế mẫu điều tra cấp tỉnh (phiếu dài) được tính theo công thức sau:

trong đó:

np : Số địa bàn mẫu được phân bổ của tỉnh p;

Mh : Số hộ của tỉnh p tính được từ kết quả tđtDS 2009;

Mdi : Số hộ của địa bàn i theo kết quả tđtDS 2009;

M’di : Số hộ đã được lập bảng kê của địa bàn i;

mdi : Số hộ được chọn điều tra (mdi = 30).

b) Điều chỉnh quyền số thiết kế theo số hộ không điều tra được

(1) Quyền số điều chỉnh mẫu điều tra cấp huyện

: Quyền số điều chỉnh địa bàn cấp huyện;

: Quyền số thiết kế địa bàn điều tra cấp huyện (phiếu ngắn); : Số hộ được chọn điều tra (mdi = 30);

: Số hộ điều tra được của địa bàn i. (2) Quyền số điều chỉnh mẫu điều tra cấp tỉnh

: Quyền số điều chỉnh địa bàn cấp tỉnh;

: Quyền số thiết kế địa bàn điều tra cấp tỉnh (phiếu dài); : Số hộ được chọn điều tra (mdi = 30);

: Số hộ điều tra được của địa bàn i.

c) Điều chỉnh quyền số chung theo cơ cấu dân số tính toán được từ kết quả điều tra

(1) ước tính dân số cấp huyện dựa vào công thức: P2014 = P2009 X PP2014(iPS)

2009(iPS) 

P2014 = P2009 X P P2014(iPS)

2014(iPS)- BiPS + DiPS - imiPS + omiPS

trong đó: P2014: Dân số năm 2014; P2009: Dân số năm 2009; BiPS: Số sinh trong vòng 5 năm; DiPS: Số chết trong vòng 5 năm; imiPS: Số nhập cư trong 5 năm; omiPS: Số xuất cư trong 5 năm theo kết quả điều tra DSgk 2014.

(2) hiệu chỉnh quyền số theo dân số đã ước tính

Dân số sau khi ước tính gián tiếp được từ công thức trên được sử dụng để hiệu chỉnh quyền số cấp huyện và cấp tỉnh.

* Quyền số hiệu chỉnh mẫu cấp huyện

trong đó:

: Quyền số hiệu chỉnh địa bàn cấp huyện; : Quyền số thiết kế địa bàn điều tra cấp huyện;

Md : Dân số huyện d ước tính gián tiếp;

: Dân số huyện d tính theo quyền số thiết kế ( ).

* Quyền số hiệu chỉnh mẫu cấp tỉnh

trong đó:

: Quyền số hiệu chỉnh địa bàn cấp tỉnh; : Quyền số thiết kế địa bàn điều tra cấp tỉnh; : Dân số tỉnh p ước tính gián tiếp;

: Dân số tỉnh p tính theo quyền số thiết kế ( ).

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)