Tình hình biết đọc biết viết

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 68)

i. Quá tRÌNh tỔ chỨc thỰc hiỆN

3.3. tình hình biết đọc biết viết

câu hỏi về tình trạng biết đọc biết viết (biết chữ) được hỏi cho những người chưa từng đi học và những người chưa hoàn thành cấp giáo dục tiểu học (học hết lớp 5). Những người đã có trình độ học vấn trên tiểu học đều được xác định là biết chữ. tỷ lệ biết chữ là một trong những số đo chung nhất phản ánh đầu ra của giáo dục.

Biểu 3.3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, 1989 - 2014

Đơn vị tính: Phần trăm

giới tính 1989 1999 2009 2014

Toàn quốc 88,2 91,1 94,0 94,7

Nam 92,8 94,3 96,0 96,4

Nữ 84,2 88,2 92,0 93,0

Nguồn: Năm 1989, 1999 và 2009: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu” Biểu 7.5, trang 92, NXB Thống kê, 2010.

theo kết quả điều tra DSgk 2014, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tăng thêm 0,7 điểm phần trăm trong vòng 5 năm kể từ sau tđtDS 2009. tỷ lệ biết chữ của nữ được tìm thấy là tăng cao hơn so với tỷ lệ này của nam (con số này của nữ tăng 1 điểm phần trăm so với 0,4 điểm phần trăm mức tăng của nam), góp phần thu hẹp dần sự cách biệt về giới của tỷ lệ này (4 điểm phần trăm năm 2009 xuống còn 3,4 điểm phần trăm năm 2014). Nhìn chung, khác biệt về giới trong giáo dục cơ sở ở việt Nam gần như đã được xóa bỏ.

Biểu 3.4: Tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2014

Đơn vị tính: Phần trăm

vùng kinh tế - xã hội tổng số thành thị Nông thôn % khác biệt

Toàn quốc 94,7 97,5 93,3 4,2

trung du và miền núi phía Bắc 89,0 97,1 87,3 9,8

đồng bằng sông hồng 98,1 99,0 97,7 1,3

Bắc trung Bộ và Dh miền trung 95,2 96,9 94,6 2,3

tây Nguyên 90,3 97,2 87,3 9,9

đông Nam Bộ 97,2 98,2 95,5 2,7

đông bằng sông cửu Long 92,6 94,5 92,0 2,5

Biểu 3.4 cho thấy tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên theo thành thị/nông thôn và giữa các vùng kinh tế - xã hội năm 2014. So với tđtDS 2009, khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được thu hẹp, trong đó phần đóng góp đáng kể thuộc về nông thôn (tỷ lệ biết chữ thành thị và nông thôn theo tuần tự là 97,5% và 93,3% năm 2014).

So sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, đồng bằng sông hồng vẫn là vùng có tỷ lệ biết đọc biết viết cao nhất trong cả nước 98,1% và tỷ lệ thấp nhất thuộc về vùng trung du và miền núi phía Bắc là 89,0%, mặc dù đây lại là vùng có mức tăng cao nhất về tỷ lệ biết chữ trong 5 năm qua (tăng thêm tới gần 2 điểm phần trăm). tây Nguyên là vùng có sự khác biệt thành thị nông thôn về tỷ lệ biết chữ cao nhất nước 9,9 điểm %, tiếp theo là trung du và miền núi phía Bắc với 9,8 điểm phần trăm cách biệt. đối với các vùng còn lại, khác biệt thành thị nông thôn là không đáng kể, giao động chỉ ở mức trên dưới 2 điểm phần trăm. Nhìn chung, có thể nói rằng khoảng cách thành thị nông thôn đã được thu hẹp ở tất cả các vùng trên cả nước.

hình 3.5: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên không biết chữ chia theo nhóm tuổi và giới tính, năm 2014

hình 3.5 cho biết tỷ lệ không biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2014. Số liệu này cho thấy tỷ lệ không biết chữ của việt Nam càng ở nhóm tuổi trẻ hơn lại có xu hướng ngày càng thấp, nhất là nhóm tuổi từ 15-19 tuổi thấp nhất với cả nam và nữ. điều này chứng tỏ rằng hiện nay nhất là với các thế hệ mầm non của đất nước thì tỷ lệ không biết chữ ngày càng thấp đồng nghĩa với việc hầu hết dân số trẻ việt Nam đều biết chữ.

Như trên đã đề cập, bất bình đẳng giới trong giáo dục cơ sở ở việt Nam hiện nay gần như xóa bỏ. điều này được thể hiện rất rõ qua các đường đồ thị tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên không biết chữ chia theo nhóm tuổi và giới tính (hình 3.5). các đường đồ thị này gần như trùng khít ở các nhóm tuổi trẻ, và chỉ bắt đầu tách rời từ độ tuổi 60, ngụ ý khác biệt giới về tình trạng biết đọc, biết viết đã từng tồn tại trong quá khứ và đến nay cơ bản gần như được xóa bỏ. đây là một minh chứng về sự hiệu quả trong các chính sách giáo dục mà không chỉ thể hiện ở tình trạng biết chữ ngày càng được cải thiện, mà cả mục tiêu bình đẳng giới cũng được bảo đảm.

tình hình biết đọc, biết viết cũng được xem xét theo tỉnh/thành phố (xem Phụ lục 6). Số liệu 2014 cho thấy, tỷ lệ biết chữ cao nhất thuộc về thành phố hà Nội (98,7%) và thấp nhất là của Lai châu (66,6%) với 32 điểm phần trăm cách biệt. đây là khoảng cách khá lớn đòi hỏi cần có sự quan tâm và nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành liên quan để giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ sự khác biệt này. trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, hiện có 26 tỉnh/thành phố có tỷ lệ biết chữ cao hơn tỷ lệ chung cả nước (94,7%). hầu hết các tỉnh này thuộc đồng bằng sông hồng và đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Báo cáo các kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1 tháng 4 năm 2014 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)