i. Quá tRÌNh tỔ chỨc thỰc hiỆN
2.2. tuổi kết hôn trung bình lần đầu
tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SmAm) thường được tính riêng cho từng giới. trong báo cáo này, số liệu SmAm được ước lượng gián tiếp thông qua tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hôn của các nhóm tuổi từ 15-19 đến nhóm tuổi 50-54.
Biểu 2.3: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thời kỳ 1989-2014
Đơn vị tính: Năm
Năm chung Nam Nữ chênh lệch SmAm (Nam - Nữ)
1989 23,8 24,4 23,2 1,2
1999 24,1 25,4 22,8 2,6
2009 24,5 26,2 22,8 3,4
2014 24,9 26,8 22,9 3,9
Nguồn:
- Năm 1989: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989. Kết quả điều tra toàn diện, Tập 1, Biểu 3.1, trang 233.
- Năm 1999: Tổng cục Thống kê, “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra toàn bộ”, NXB Thống kê, 8-2001, Biểu 3.1, trang 219.
- Năm 2009: Tổng cục Thống kê, “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu”, Biểu 3.14, trang 48.
Biểu 2.3 cho thấy SmAm có xu hướng tăng lên cho cả nam và nữ trong giai đoạn 1989-2014. tuy nhiên, mức tăng SmAm của nam là cao hơn của nữ và điều này đã kéo rộng thêm khác biệt giới của SmAm (chênh lệch SmAm của nam và nữ là 3,9 năm, theo kết quả điều tra DSgk 2014). Sau 15 năm kể từ tđtDS 1999, SmAm của nam đã tăng thêm 1,4 năm trong khi SmAm của nữ hầu như không thay đổi (chỉ tăng thêm 0,1 năm), chứng tỏ nam giới có xu hướng tiến tới hôn nhân lần đầu muộn hơn nữ giới.
Biểu 2.4 trình bày SmAm của nam và nữ theo thành thị, nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội năm 2014. có sự khác biệt về tuổi kết hôn trung bình lần đầu giữa thành thị và nông thôn. với cả nam và nữ, SmAm của thành thị đều cao hơn nông thôn. kết quả điều tra DSgk 2014 cho thấy, chênh lệch SmAm của nam thành thị so với nam nông thôn là 1,4 năm, còn nữ thành thị so với nữ nông thôn là 2,1 năm. Như vậy, nữ thành thị có xu hướng kết hôn muộn hơn nữ nông thôn. Sự khác biệt về SmAm theo giới ở nông thôn lại cao hơn ở thành thị là 0,7 năm (4,2 năm so với 3,5 năm). điều này chứng tỏ nam nông thôn có xu hướng kết hôn muộn hơn nữ nông thôn, có thể do ở thành thị nam có nhiều cơ hội tìm việc làm hay học tập hơn nữ.
Biểu 2.4: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2014
Đơn vị tính: Năm
vùng kinh tế - xã hội SmAm chênh lệch SmAm (Nam - Nữ)
Nam Nữ
Toàn quốc 26,8 22,9 3,9
thành thị 27,8 24,2 3,5
Nông thôn 26,4 22,1 4,2
các vùng kinh tế - xã hội
trung du và miền núi phía Bắc 24,5 20,9 3,6
đồng bằng sông hồng 26,7 22,7 4,0
Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung 27,6 23,0 4,5
tây Nguyên 26,0 22,5 3,4
đông Nam Bộ 27,8 24,3 3,6
đồng bằng sông cửu Long 26,9 22,7 4,2
So sánh theo vùng, Biểu 2.4 cũng cho thấy đông Nam Bộ là vùng có SmAm cao nhất trong cả nước (27,8 năm đối với nam, và 24,3 năm đối với nữ). vùng có SmAm thấp nhất thuộc về trung du và miền núi phía Bắc (24,5 năm đối với nam và 20,9 năm đối với nữ). đây là vùng có tỷ trọng người dân tộc thiểu số sinh sống đông hơn so với các vùng khác trong cả nước và có các đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán, xã hội, được xem là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định kết hôn sớm. thực tế cũng chỉ ra rằng ở những vùng có mức độ đô thị hóa cao hơn hoặc có những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển hơn thì ở đó người dân có xu hướng kết hôn muộn hơn (đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ và Duyên hải miền trung và đồng bằng sông hồng).
SmAm của nam và nữ và chênh lệch SmAm giữa nam và nữ chia theo tỉnh/ thành phố được trình bày tại Phụ lục 5. theo kết quả điều tra, thừa thiên - huế và khánh hòa có SmAm của nam cao nhất cả nước (đều là 28,9 năm), tiếp sau là thành phố hồ chí minh (28,6 năm) và đà Nẵng (28,2 năm). tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam thấp nhất là ở Lai châu (21,6 năm), tiếp đến là Sơn La (22,5 năm), hà giang và điện Biên (cùng là 22,7 năm). SmAm của nữ cũng có xu hướng tương tự.
Nếu năm 2009, 17 tỉnh trên cả nước có chênh lệch SmAm giữa nam và nữ từ 4 năm trở lên thì đến năm 2014 đã tăng lên 33 tỉnh. mức chênh lệch SmAm lớn nhất thuộc về Quảng Nam (5,6 năm), tiếp sau là Bình định (5,5 năm). và mức chênh lệch SmAm thấp nhất là của điện Biên, (chỉ khoảng 2,4 năm, thấp hơn mức chênh lệch SmAm của cả nước tới 1,5 năm).
Biểu 2.5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, trình độ học vấn cao nhất đạt được, 2014
Đơn vị tính: Năm
trình độ học vấn SmAm chênh lệch SmAm (Nam - Nữ)
chung Nam Nữ
Toàn quốc 24,9 26,8 22,9 3,9
chưa tốt nghiệp tiểu học 22,9 25,4 20,0 5,3
tốt nghiệp tiểu học 23,5 25,8 20,9 4,9
tốt nghiệp trung học cơ sở 24,1 26,1 21,7 4,4
tốt nghiệp phổ thông trung học 26,1 27,8 24,3 3,5
Xem xét SmAm theo trình độ học vấn cao nhất đạt được cho thấy mối quan hệ thuận giữa SmAm và trình độ học vấn, nghĩa là với những người có trình độ học vấn càng cao thì SmAm của họ có xu hướng cao hơn. Nhận xét này là đúng cho cả hai giới.
Nhìn chung, mức khác biệt về SmAm theo giới dường như thu hẹp lại khi trình độ học vấn tăng lên. chênh lệch SmAm giữa nam và nữ “chưa tốt nghiệp tiểu học” là 5,3 năm, cao hơn khoảng 1,8 năm so với nhóm “tốt nghiệp phổ thông trung học” và khoảng 1,4 năm so với mức chênh lệch chung của cả nước.