i. Quá tRÌNh tỔ chỨc thỰc hiỆN
5.6. Nguyên nhân chết
một trong những mục tiêu của điều tra DSgk 2014 là thu thập được các thông tin về các trường hợp chết của hộ nhằm đánh giá được nguyên nhân chết. các nguyên nhân được đưa ra bao gồm: chết do bệnh tật, chết do tai nạn lao động, chết do tai nạn giao thông, tai nạn khác, tự tử và nguyên nhân khác.
Biểu 5.6: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm điều tra chia theo giới tính và nguyên nhân chết, 2009, 2013 và 2014
Đơn vị tính: Phần trăm
Nguyên nhân chết tổng số Năm 2014
Năm 2009 Năm 2013 tổng số Nam Nữ
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Bệnh tật 82,1 85,0 86,9 85,1 89,6
tai nạn lao động 1,0 1,4 0,9 1,4 0,2
tai nạn giao thông 4,7 3,8 4,4 6,1 2,2
tai nạn khác 3,0 1,9 1,8 2,0 1,3
tự tử - 1,3 1,0 1,4 0,6
Nguyên nhân khác 9,2 6,6 5,0 4,0 6,1
Nguồn: tđtDS 2009: các kết quả chủ yếu, điều tra BđDS và khhgđ 1/4/2013; điều tra DSgk 1/4/2014.
trong số các nguyên nhân đưa ra, nguyên nhân chết chủ yếu do bệnh tật (chiếm 86,9%). đáng chú ý là, trong số các nguyên nhân chết do tai nạn, tai nạn giao thông vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (4,4%), cao gấp 4 lần chết do tai nạn lao động, và tỷ trọng này ở nam (6,1%) cao gần gấp 3 lần so với nữ. So với năm 2009 và 2013, tỷ trọng chết do tai nạn lao động và tai nạn khác có xu hướng giảm đi, trong khi đó chết do tai nạn giao thông có xu hướng tăng lên. (Biểu 5.6)
Biểu 5.7: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm điều tra chia theo nguyên nhân chết, giới tính và vùng kinh tế - xã hội, 2014
Đơn vị tính: Phần trăm
Nơi cư trú/các vùng kinh tế - xã hội
Nguyên nhân chết tổng số Bệnh tật tai nạn lao động tai nạn giao thông các tai nạn khác tự tử Nguyên nhân khác chung Toàn quốc 100 86,9 0,9 4,5 1,8 1,0 4,9 thành thị 100 87,7 0,6 4,2 0,9 0,7 5,9 Nông thôn 100 86,6 1,0 4,6 2,1 1,2 4,5 Vùng kinh tế - xã hội
trung du và miền núi phía Bắc 100 84,1 1,2 3,6 1,8 2,9 6,4
đồng bằng sông hồng 100 89,2 0,6 3,9 1,2 0,2 4,9
Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 100 85,0 1,4 5,6 1,7 0,8 5,5
tây Nguyên 100 82,2 1,4 7,3 2,5 2,4 4,2
đông Nam Bộ 100 86,5 0,4 5,3 1,0 1,0 5,8
đồng bằng sông cửu Long 100 89,8 0,5 3,2 2,7 0,8 2,8
nAM
Toàn quốc 100 85,1 1,4 6,1 2,1 1,4 4,0
thành thị 100 87,1 1,1 5,6 0,8 0,9 4,5
Nông thôn 100 84,3 1,5 6,3 2,7 1,5 3,7
Vùng kinh tế - xã hội
trung du và miền núi phía Bắc 100 83,1 1,5 4,8 2,0 3,3 5,3
đồng bằng sông hồng 100 87,5 0,9 5,1 1,6 0,3 4,6
Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 100 82,6 2,3 8,3 1,9 1,1 3,8
tây Nguyên 100 79,8 2,1 10,0 3,2 2,9 2,1
đông Nam Bộ 100 85,8 0,8 6,9 1,2 1,0 4,2
đồng bằng sông cửu Long 100 87,6 0,9 4,0 3,5 1,3 2,7
nỮ
Toàn quốc 100 89,6 0,2 2,2 1,3 0,6 6,2
thành thị 100 88,6 0,0 2,2 1,0 0,5 7,8
Nông thôn 100 90,0 0,2 2,2 1,4 0,7 5,5
Vùng kinh tế - xã hội
trung du và miền núi phía Bắc 100 85,8 0,7 1,6 1,4 2,1 8,3
đồng bằng sông hồng 100 91,9 0,0 2,0 0,7 0,2 5,3
Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 100 88,3 0,3 1,9 1,5 0,3 7,7
tây Nguyên 100 87,0 0,0 2,3 1,3 1,3 8,2
đông Nam Bộ 100 87,2 0,0 3,5 0,8 1,0 7,5
điều đáng báo động là tỷ lệ người chết do tự tử cũng ở mức cao (1%). tỷ trọng chết vì các loại tai nạn của nam giới đều cao hơn nhiều so với nữ giới. Ở cả khu vực thành thị, khu vực nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội đều có xu hướng tương tự. vùng tây Nguyên mặc dù có tỷ trọng các trường hợp chết vì tai nạn giao thông đã giảm so với năm 2009 nhưng vẫn là vùng có tỷ trọng chết vì tai nạn giao thông và các tai nạn khác lớn nhất.
chƯƠng 6: DI cƯ VÀ ĐÔ ThỊ hÓA
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định. hàng nghìn năm qua, con người đã di cư để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Di cư là kết quả của rất nhiều yếu tố: có người di chuyển để tìm kiếm những cơ hội tốt về việc làm, kiếm thêm thu nhập, hoặc để sống trong một môi trường dễ chịu hơn hoặc sống gần bạn bè người thân. có những người bắt buộc phải di cư ngoài ý muốn do thiên tai, lũ lụt, chiến tranh.
trong cuộc điều tra này, tổng cục thống kê tiến hành nghiên cứu 2 hình thức di cư theo thời gian là di cư 5 năm và di cư 1 năm. đối tượng điều tra di cư là những người từ 5 tuổi trở lên đối với di cư 5 năm, 1 tuổi trở lên đối với di cư 1 năm và chỉ thu thập những thông tin liên quan đến di cư nội địa hay gọi cách khác là di cư trong nước. Qua 2 cuộc tđSDS 1999, 2009 và điều tra DSgk 2014 cho thấy, luồng di cư giữa các tỉnh và di cư từ nông thôn vào thành thị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người di cư.
cuộc điều tra DSgk 2014 thu thập các thông tin về di cư thông qua câu hỏi về nơi thực tế thường trú 5 năm trước thời điểm điều tra đối với những người từ 5 tuổi trở lên (phiếu ngắn và phiếu dài), và nơi thực tế thường trú 1 năm trước thời điểm điều tra đối với những người từ 1 tuổi trở lên (phiếu dài). một người được xem là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi thường trú 5 năm hoặc 1 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã7 (trong chương này gọi là xã). tại thời điểm điều tra một người vẫn thực tế thường trú trong phạm vi của một đơn vị hành chính cấp xã, có thay đổi tên gọi (từ xã thành phường hoặc thị trấn, và ngược lại) so với 5 năm hoặc 1 năm trước, không được xem là người di cư.
cách dễ dàng trong cách trình bày và phục vụ có hiệu quả cho người dùng tin, tốt nhất là xác định người di cư theo các cấp hành chính. đó là 4 loại tình trạng di cư sau: bắt đầu với những người di chuyển trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện8 (trong chương này từ nay về sau gọi là huyện), tình trạng di cư này gọi là di cư trong huyện; tiếp đến là di cư giữa các huyện của cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh9 (trong chương này từ nay về sau gọi là tỉnh), gọi là di cư giữa các huyện; di cư giữa các tỉnh, tức là di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác; và di cư giữa các vùng kinh tế - xã hội. trong đó các nhóm người di cư ở 3 tình trạng đầu tiên là độc lập không giao nhau, tức là một người chỉ có thể được tính ở một trong 3 tình trạng di cư đó. một người di cư giữa các tỉnh cũng có thể thuộc di cư giữa các vùng, nếu hai tỉnh nơi đi và nơi đến thuộc hai vùng khác nhau.
7. đơn vị hành chính cấp xã gồm: xã, phường và thị trấn.
8. đơn vị hành chính cấp huyện gồm: huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
9. đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (có 5 thành phố trực thuộc trung ương: hà Nội, hải Phòng, đà Nẵng, thành phố hồ chí minh và cần thơ).
Biểu 6.1 trình bày các tình trạng di cư có thể phân loại từ cuộc điều tra này. đó là dựa vào sự thay đổi nơi thực tế thường trú trong 5 năm hoặc 1 năm trước điều tra.
Biểu 6.1: Tình trạng di cư dựa vào nơi thường trú 5 năm hoặc 1 năm trước thời điểm
điều tra
Nơi thường trú cách thời điểm điều tra 5 năm hoặc 1 năm Tình trạng di cư
1. cùng xã không di cư
2. khác xã
2.1. cùng huyện Di cư trong huyện
2.2. khác huyện
2.2.1. cùng tỉnh Di cư giữa các huyện 2.2.2. khác tỉnh Di cư giữa các tỉnh 2.2.3. khác vùng Di cư giữa các vùng
3. Nước ngoài Nhập cư quốc tế