Tình huống pháp luật: Chủ đề Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân ở THCS (Trang 58)

ích công cộng.

Tuấn là học sinh lớp 7B, là học sinh trung bình của lớp và là người thường xuyên trêu đùa các bạn trong lớp. Một lần do nô đùa quá trớn đã làm gãy bàn của lớp. Khi cô giáo hỏi ai đã làm việc đó thì Tuấn lại trốn tránh không nhận lỗi về mình.

Em có nhận xét gì về thái độ của Tuấn?

Nếu em là Tuấn em sẽ phải làm gì để khắc phục tật xấu của mình?

Theo em nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng của công dân được thể hiện như thế nào?

Tình huống pháp luật:

-Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Hùng là một học sinh lớp 9. Em học giỏi, có bố là giám đốc của một công ty tư nhân, được bạn bè ngưỡng mộ. Vì nhà có điều kiện nên Hùng thường xuyên được Bố cho tiền tiêu vặt và đi chơi. Sau nhiều lần Hùng nhận ra Bố mình không nộpthuế đầy đủ và không đúng thời hạn cho Nhà nước, mặc dù cán bộ thu thuế nhắc nhở nhiều lần.

Câu hỏi: Nếu là Hùng bạn sẽ làm gì?

Hình thức sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học là một cách làm có hiệu quả, nhất là việc dùng câu chuyện để thay lời vào bài. Nó tránh được kiểu vào bài rập khuôn, công thức của giáo viên khi bắt đầu vào bài mới. Vào bài theo lối này tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em.

- Ví dụ ở bài 14 (GDCD 6): Thực hiện trật tự an toàn giao thông”,

Chúng ta có thể cho các em xem đoạn video clip bài hát “Bố là tất cả” (sáng tác: Thập Nhất). Sau khi HS xem xong, chúng ta nêu câu hỏi để vào bài: “Các em hãy cho thầy cô biết tên một số phương tiện giao thông có trong bài hát?”. Tất nhiên HS sẽ trả lời: tàu hỏa, xe hơi, thuyền… Qua câu trả lời của HS, bằng sự khéo léo của mình, GV bắt đầu dẫn dắt HS vào bài mới một cách sinh động và thu hút.

- Sử dụng các bài báo thay cho các bài tập tình huống trong sách giáo khoa để cho HS thảo luận và rút ra vấn đề. Báo chí thường nêu lên những vấn đề xã hội nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày. Vì vậy GV nên sử dụng chúng như một phương tiện dạy học để tiết học hấp dẫn và thực tế hơn.

Ví dụ, khi dạy bài 11 (GDCD 7)–“ Quyền được chăm sóc,giáo dục, bảo vệ của trẻ em Việt Nam”, GV có thể đọc cho HS nghe các bài báo về những hành vi bạo hành trẻ em của những cơ sở trông trẻ, mẫu giáo(Trường hợp của bà Quảng Thị Kim Hoa, bảo mẫu Đông Phương, Thiên Lý…) và cũng không ít những mái ấm tình thương đã có những người hết lòng yêu thương chăm sóc những trẻ mồ côi, cơ nhỡ( mái ấm Hi Vọng, làng trẻ SOS…). để các em có thể liên hệ thực tế và rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Những kiến thức trọng tâm trong bài được minh họa bằng những hình ảnh cụ thể giữa đời thường sẽ làm cho HS khắc sâu hơn.

- Ví dụ, khi dạy bài 16 (GDCD 9) “Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân”, chúng ta có thể dẫn chứng những hình ảnh tham gia bầu cử HĐND các cấp tại địa phương hay những hình ảnh về việc tham gia sửa đổi Hiến pháp 1992 trong năm vừa qua mà báo , đài đã đưa tin .

2. Kiểm tra, đánh giá dạy học pháp luật trong môn GDCD ở THCS

2.1.Khái niệm kiểm tra, đánh giá dạy học pháp luật trong môn GDCD ở THCS

Kiểm tra là quá trình thu thập, phát hiện, tìm kiếm những thông tin về quá trình HS thực hiện pháp luật đã học trong môn GDCD trên cơ sở đối chiếu mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được.

Đánh giá là quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra và được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của GV về kết quả học và thực hành pháp luật của HS.

Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Thúc đẩy HS học tập và thực hiện pháp luật một cách tích cực, tự giác.

Củng cố niềm tin của HS và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự khẳng định bản thân, đặc biệt là thực hiện được hành vi pháp luật trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập môn GDCD của mình, từ đó tự điều chỉnh việc học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Giúp GV nắm được mức độ giáo dục pháp luật của HS về các mặt khác nhau, từ đó có sự điều chỉnh, tác động thích hợp tới các em.

Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật nói riêng và môn GDCD cho HS nói chung.

2.2.Các phương pháp kiểm tra đánh giá thực hiện pháp luật trong môn GDCD ở THCS

2.2.1.Phương pháp kiểm tra đánh giá qua lời nói

Về tri thức: GV có thể yêu cầu HS trả lời miệng những câu hỏi như tại sao, như thế nào, cần làm gì…

Về hành vi: GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của mình.

Về thái độ: GV có thể để HS giải thích động cơ thực hiện hành vi pháp luật của mình, hay yêu cầu các em bày tỏ thái độ đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến liên quan.

2.2.2.Phương pháp kiểm tra đánh giá qua bài viết trắc nghiệm tự luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trắc nghiệm tự luận là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS qua việc các em phân tích, tổng hợp những dữ kiện trên cơ sở nhớ lại, sắp xếp lại,

vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học để giải quyết, suy luận những vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra.

Về tri thức, có thể yêu cầu HS trả lời những câu hỏi: tại sao, như thế nào… Về kĩ năng: HS phải nhận xét hành vi, xử lí tình huống.

Về thái độ: HS cần tỏ thái độ của mình đối với các hành vi, ý kiến liên quan được nêu ra.

2.2.3.Phương pháp kiểm tra đánh giá qua bài viết trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời nói chung đã được cho trước, như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi đúng- sai

Về tri thức, HS phải trả lời những dạng câu hỏi như: đúng, sai; điền từ vào chỗ trống…

Về kĩ năng, HS nhận xét hành vi (đúng, sai), xử lí tình huống (lựa chọn cách giải quyết đúng).

Về hành vi, HS nêu những việc mình đã làm hay mức độ thực hiện (thường xuyên, ít khi, chưa bao giờ…)

Về thái độ, HS bày tỏ những thái độ: đồng ý, không đồng ý với những ý kiến liên quan.

2.2.4.Phương pháp kiểm tra đánh giá qua hành động việc làm của học sinh

Phương pháp kiểm tra và đánh giá qua hành động, việc làm của HS đòi hỏi GV quan sát hành vi, việc làm, cử chỉ, lời nói hay nghiên cứu kết quả hoạt động do HS thực hiện trong thực tiễn cuộc sống của mình.

Về kĩ năng: thông qua hoạt động của HS như thao tác, trò chơi mà GV đánh giá được HS có kĩ năng thực hiện hành động pháp luật hay không.

Về hành vi: thông qua thực tiễn cuộc sống của HS, GV đánh giá HS đã có hành vi pháp luật nào; đã làm gì theo nội dung pháp luật quy định.

Về thái độ: qua việc thực hiện hành vi pháp luật của mình, HS bộc lộ thái độ và tình cảm tương ứng, nhờ đó GV có thể biết được các em có thái độ như thế nào đối với các đối tượng, công việc liên quan.

Biện pháp: Quan sát hành động của HS; xem xét hành vi, công việc của HS thông qua phiếu thực hành.

2.2.5.Phương pháp kiểm tra đánh giá qua các lực lượng giáo dục

Những lực lượng: Gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội, dân cư nơi HS sống… Về hành vi: thông qua các lực lượng xã hội mà GV biết được HS có những hành vi pháp luật nào, làm gì theo bài học đã quy định.

Về thái độ: Qua việc thực hiện hành vi của mình, HS bộc lộ thái độ và tình cảm tương ứng. Nhờ đó, gia đình, các lực lượng giáo dục khác có thể biết được thái độ thực hành pháp luật của các em.

Những biện pháp:

- Đàm thoại: GV trao đổi gia đình, các lực lượng xã hội…

- Nghiên cứu xác nhận kết quả hoạt động của HS: qua phiếu thực hành mà GV có thể biết được hành vi, việc làm của HS.

- Thăm dò, trao đổi qua phiếu, sổ liên lạc…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục công dân (Lớp: 6,7,8,9). Nhà xuất bản Giáo dục. 2.Hà Nhật Thăng: Nhập môn Giáo dục Công dân (2003). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

3. Lưu Thu Thủy – Lê Thị Lý – Nguyễn Thị Thanh Mai: Phương pháp giáo dục công dân ở Trung học cơ sở (2007). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Chuyên đề 6: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCPHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

GV: Th.s Nguyễn Văn Tráng

A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT LUẬT

1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Tuyên truyền pháp luật: là giải thích rộng rãi những vấn đề pháp luật tới côngdân để mọi công dân hiểu và tuân thủ. dân để mọi công dân hiểu và tuân thủ.

b/ Phổ biến pháp luật

-“Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”.

- Phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật .

VD: phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình cho phụ nữ của xã X...; phổ biến các quy định mới về soạn thảo văn bản cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ Y...; phổ biến kinh nghiệm áp dụng pháp luật cho cán bộ địa chính của huyện Z...

Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường thông qua các hội nghị, các buổi tập huấn vv...

c/ Giáo dục pháp luật

- Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người học có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội.

- Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy...

- Giảng dạy pháp luật là một trong các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay.

2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật

a/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho công dân (mục đích nhận thức) thể hiện ở các trình độ sau :

+Hình thành tri thức pháp luật;

+ Mở rộng và làm sâu sắc tri thức p.luật; + Am hiểu thấu đáo pháp luật;

+ Biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý .

b/Hình thành lòng tin vào pháp luật (mục đích cảm xúc) Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tôn trọng, tin tưởng vào những quy định của pháp luật

Mục đích cảm xúc của phổ biến, GDPL bao gồm: + Giáo dục tình cảm công bằng

+ Giáo dục tình cảm không khoan nhượng + Giáo dục tình cảm pháp chế .

c/Hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của con người với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các quy định của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.

Việc hình thành những thói quen của hành vi hợp pháp do giáo dục pháp luật mà có thường tồn tại dưới dạng cụ thể sau:

+ Thói quen tuân thủ pháp luật (kiềm chế không làm những gì mà pháp luật cấm); + Thói quen thực hiện nghĩa vụ pháp lý (dùng hành vi tích cực tiến hành những gì pháp luật bắt phải làm);

+ Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụng quyền mà pháp luật cho phép).

=> Sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật là kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật. Những mục đích về nhận thức và về tình cảm là phục vụ cho mục đích hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật.

3. Chủ thể trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật

a/ Cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Đây vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động PBGDPL vừa là chủ thể trực tiếp tuyên truyền, PBGDPL

- Bên cạnh vai trò là người lãnh đạo công tác này, cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thường “vào vai” báo cáo viên.

b/ Báo cáo viên, tuyên truyền viên

Công tác PBGDPL vừa đòi hỏi tính cơ bản, toàn diện vừa đòi hỏi sự cập nhật thường xuyên. Mặt khác, công tác này muốn có hiệu quả cao thì lại đòi hỏi tính chuyên nghiệp của những người trực tiếp PBGDPL. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chất lượng chính là điều kiện quan trọng để đạt được những yêu cầu đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c/ Giáo viên, giảng viên

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân ở THCS (Trang 58)