TRẺ EM, LUẬT THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân ở THCS (Trang 26)

- Không tố giác tội phạm: Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự

TRẺ EM, LUẬT THƯƠNG MẠ

GV: Th.s Hồ Viết Hùng

LUẬT DÂN SỰ1. Khái niệm, và các nguyên tắc của Luật Dân sự 1. Khái niệm, và các nguyên tắc của Luật Dân sự

1.1 . Khái niệm Luật dân sự: Là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy tắc và quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và độc lập với các chủ thể tham gia các quan hệ đó.

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tranh chấp về tài sản, nhân thân, nó phát sinh qua những hành vi của con người và có dấu hiệu phạm tội..

VD: Tranh chấp đất đai, tranh chấp cây cối.v.v…

1.2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. (điều 14)

- Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. + Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản.

+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

1.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Người không có năng lực hành vi dân sự

Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

- Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

1.4. Các nguyên tăc của Luật Dân sự.

1.4.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

1.4.2. Nguyên tắc bình đẳng

Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

1.4.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

1.4.4. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.4.5. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

1.4.6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự

Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

- Công nhận quyền dân sự của mình - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại.

1.4.7. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi íchhợp pháp của người khác hợp pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

1.4.8. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật.

1.4.9. Nguyên tắc hoà giải

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế cho luật Hôn nhân và gia đình 2000)

1. Khái niệm, và nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình

1.1. Khái niệm về hôn nhân gia đình .

* Khái niệm luật hôn nhân gia đình: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luạt Việt Nam, là tổng thể các quy tắc và các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình như các quan hệ về nhân thân, quan hệ tài sản vợ , chồng, quan hệ cha, mẹ , con cái và các thành viên trong gia đình.

VD : quy định độ tuổi kết hôn, vấn đề ly hôn, vấn đề tài sản vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dạy con cái sau khi ly hôn .v.v...

1.2. Các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình .

- Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ một vợ, một chồng và bình đẳng

- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với các dân tộc, tôn giáo nước ngoài thì được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

- Cha, mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội; Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ, ông bà...

- Nhà nước và xã hội không công nhận sự phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú..

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt các chức năng cao quý của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân ở THCS (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w