- Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh.
- Sau năm 1975 chúng ta có khoảng 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm từ 2006 - 2011,đã có 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
- Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha.
i, Sự hủy hoại về đa dạng sinh học.
- Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới;
Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã.
- Hiện tại ở nước ta có tới hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện cũng là mối nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm.
i, Sự ô nhiễm hệ thống sông ngòi
Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế, cũng như
qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống.
Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất là: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông này đã trở nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.
i, Sự ô nhiễm ở các bãi rác công nghệ và chất thải
Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ sở hữu của hơn một nghìn con tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi trường lại không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ nát đó vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được “hóa kiếp” thành phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra rác thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường sống.
Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Bài học “xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng, song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam.
i, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.
I, Sự ô nhiễm ở các làng nghề
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.
Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.
i, Khai thác khoáng sản bừa bãi gây thất thoát, thiệt hại tài nguyên
Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn; Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuên môn cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất cao thành núi trong mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có nồng độ a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để xử lý.
i, Ô nhiễm không khí
Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức báo động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường xuyên.
* Nội dung thảo luận:
* Chúng ta phải làm gì để bảo thực hiện nghiêm Pháp luật về Bảo vệ Môi trường
- Giáo dục ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về môi trường cho mọi nguời dân, trong cộng đồng dân cư từ nông thôn đến thành thị…
- Trong học sinh, sinh viên từ bậc Mầm non đến Đại học…
- Trong Cán bộ, Đảng viên, Công nhân viên nhà nước các cấp, các ngành… - Các doanh nghiệp, các tỏ chức xã hội
- Các tổ chức quốc tế
- Nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông: Báo chí, phát thanh truyền hình, các cơ quan văn hóa
c. Pháp Luật về Lao động
* Khái niệm về Luật Lao động
Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
- Luật Lao động: Là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là toàn bộ các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ trong quá trình lao động, cùng với những vấn đề liên quan đến lao động.
Luật lao động quy định rõ từng mặt, từng hành vi, từng vấn đề cụ thể liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
* Các nguyên tắc của Luật lao động
+ Người lao động được tự do, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc + Tự nguyện , bình đẳng trong ký kết hợp đồng lao động
+ Công bằng , không phân biệt đối xử giới tính, thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo
+ Bảo vệ phụ nữ và người chưa thành niên trong lao động + Trả công theo nănmg xuát, chất lượng và hiệu quả công việc. + Đảm bảo quyền nghỉ ngơi và hưởng bảo hiểm xã hội
+ Thương lượng hòa giải các tranh cấp lao động.
* Cấu trúc và hình thức của Luật Lao động
Luật Lao động gồm có: 17 chương và 242 điều
+ Chương 1: Những quy định chung ( điều 1 đến điếu 8) + Chương 2: Việc làm ( điều 9 đến điều 14)
+ Chương 3: Hợp đồng lao động (điều 15 đến 58)
+ Chương 4: Học nghề, Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề ( điều 59 đến điều 62)
+ Chương 5: Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể ( Điều 63 đến điều 89)
+ Chương 6: Tiền lương ( điều 90 đến điều 103)
+ Chương 7: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (điều 104 đến điều 117) + Chương 8: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất (Điều 118 đến điều 132) + Chương 9: An toàn lao động, vệ sinh lao động (điều 133 đến điều 152)
+ Chương 10: Những quy định riêng đối với lao động nữ (điều 153 đến điều 160) + Chương 11: Những quy định đối với người chưa thành niên và mọt số lao động khác ( điều 161 đến điều 185)
+ Chương 12: Bảo hiểm xã hội ( điều 186 đến điều 187) + Chương 13: Công đoàn ( điều 188 đến điều 193)
+ Chương 14: Giải quyết tranh chấp lao động ( điều 194 đến điều 234) + Chương 15: Quản lý nhà nước về lao động ( điều 235 đến điều 236)
+ Chương 16: Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm lao động ( điều 237 đến điều 239)
+ Chương 17: Điều khoản thi hành ( diều 240 đến điều 242)
* Nội dung thảo luận:
* Một số vấn đề về thực hiện pháp luật lao động ở nước ta hiện nay…?
- Hợp đồng lao động, thời gian lao động…
- Vấn đề đào tạo nghề, và tuyển dụng lao động trong các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp…
- Chế độ bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác cho người lao động - Độ tuổi lao động
- Việc thực hiện các chế độ đối với người lao động là nữ, là người chưa thành niên, người cao tuổi, người khuyết tật,…
d. Luật An toàn giao thông
* Khái niệm về Luật An toàn giao thông
- Trong lĩnh vực giao thông cũng bao gồm nhiều hình thức, do đó cũng có nhiều ngành luạt tham gia điều chỉnh quan hệ này như : Luật Giao thông đường bộ, Luật giao thong đường sắt, Luật giao thông đường thủy…Trong chương trình này chúng chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản về Luật An toàn Giao thông đường bộ.
Trước hết chúng ta bàn về An toàn giao thông: ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.
ATGT không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình …Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.
An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.
Như vậy: Pháp luật về ATGT đường bộ là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.