0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khái quát tình hình sản xuất miến dong tại xã Đồng Tâm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG MIẾN DONG BÌNH LIÊU TẠI XÃ ĐỒNG TÂM HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 42 -42 )

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý xã là một xã miền núi với địa hình dốc, đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Cây dong riềng là cây trồng cạn, tính thích ứng rộng, dễ trồng khắc phục được nhược điểm thiếu nước, tận dụng được đất có địa hình dốc dưới 150. Tuy vậy nghề trồng dong riêng ở địa bàn này còn nhỏ lẻ, chưa đầu tư thành vùng. Việc đầu tư thâm canh còn hạn chế, còn nặng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Khi có chương trình dự án, diện tích năng suất đều tăng lên nhưng khi dự án kết thúc, diện tích giảm đi rõ rệt. Điều đó đặt ra cho xã cần phải có giải pháp hữu hiệu để phát triển vùng nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ một cách bền vững, đảm bảo việc làm ổn định cho hàng ngàn người trong và ngoài độ tuổi.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, tự cung cấp, tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhân dân trong dịp tết, do vậy các hộ kinh tế chỉ chế biến thủ công, chất lượng miến ngon rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hình thức xấu không đạt yêu cầu nên giá bán còn thấp.

Năm 2006 Công ty Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu đã đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến miến dong tại xã Đồng Tâm với diện tích đất trên 5.000 m2 . Nhà máy xây dựng xong có nhiều thuận lợi, chế biến với quy mô tập trung, đảm bảo việc thu mua nguyên liệu cho các hộ nông dân và giám sát được chất lượng sản phẩm. Công ty đã xây dựng thương hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu Miến dong Bình liêu. Đây là điều kiện thuận lợi để miến dong Bình Liêu phát triển rộng ra địa bàn trong và ngoài tỉnh. Tuy vậy Công ty còn gặp nhiều khó khăn, năm 2008 do trận lũ quét lớn vào cuối tháng 9, toàn bộ nhà xưởng đã bị sập và phải xây dựng lại. Công ty đã khắc phục xây dựng lại cơ sở sản xuất. Hiện tại hệ thống dây chuyền sản xuất của

Công ty đang hoạt động với công suất 8 tạ/ngày, Công ty cần xây dựng đầu tư thêm một số công trình sân bãi, công nghệ tách bột và hệ thống sấy để chế biến bột trong thời vụ thu hoạch phục vụ cho việc chế biến miến quanh năm.

Miến dong Bình Liêu chất lượng tốt, đặc biệt không sử dụng hóa chất, sợi miến dai, mềm, thơm ngon, có hương vị đặc trưng khác hẳn với các loại miến sản xuất ở nơi khác. Miến dong Bình Liêu đựợc người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Đặc biệt trong những ngày Tết nguyên đán, Đoan ngọ, Rằm tháng giêng, rằm tháng 7... Hàng năm cung ứng khoảng trên 100 tấn miến (Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu cung ứng từ 50 đến 60 tấn miến). Ngoài ra do các xưởng sản xuất miến nhỏ hơn và các hộ tư nhân chế biến bằng các máy chế biến nhỏ, chế biến thủ công cung ứng. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm này vẫn còn thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

4.2.1.1 Vai trò và đặc điểm ngành hàng miến dong * Vai trò ngành hàng miến dong

Các gia đình có trồng cây củ dong riềng từ vài sào đến hàng mẫu, vào cuối năm đào củ về bán cho các nhà máy, xưởng chế biến tại xã, mỗi vụ cũng thu được trên chục triệu đồng. Nhờ cây dong, các hộ nông dân đã mua được xe máy, tậu được trâu, nuôi được con ăn học. Do phù hợp với chất đất, khí hậu, bà con các dân tộc gieo trồng sạch, không thuốc bảo vệ thực vật nên đã chất lượng củ nhiều bột, ngon, ít nơi sánh kịp, càng làm cho miến dong tại xã Đồng Tâm giữ được chất lượng.

Được chế biến theo kiểu truyền thống nên miến Bình Liêu luôn “cháy” hàng không chỉ vào dịp Tết, dù giá cao hơn so với một số loại miến bày bán trên thị trường. Cây dong đã tạo thêm được nhiều việc làm cho đồng bào dân tộc. Bã miến dong có thể dùng chăn nuôi lợn rất tốt. Nhờ phát triển ngành hàng miến dong đã góp phần giúp xã Đồng Tâm nói riêng và huyện miền núi

Bình Liêu nói chung có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bước đầu đi lên làm giàu.

* Đặc điểm ngành hàng miến dong

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chất lượng không đồng đều Hiện nay diện tích trồng dong riềng ở xã Đồng Tâm chủ yếu là tại các ruộng nương trên sườn đồi có độ dốc khá lớn, diện tích của các hộ ít do khả năng sản xuất của các hộ không đáp ứng được cho yêu cầu chăm sóc, thu hoạch củ dong riềng và đặc điểm về địa hình đồi núi nên khó tạo thành các khu vực sản xuất tập trung. Năng suất, chất lượng củ dong riềng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, công nghệ chế biến còn thô sơ lạc hậu, không đảm bảo được sản phẩm đầu ra ổn định cho ngành hàng.

- Mang tính chất mùa vụ

Sản phẩm của ngành hàng là miến dong, có tính mùa vụ rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm tết nguyên đán. Điều này ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm và gây sức ép tiêu thụ lên các tác nhân sản xuất, chế biến.

- Sản phẩm của ngành hàng thiếu sự đa dạng

Sản phẩm của ngành hàng miến dong tại đây chủ yếu là bột dong và miến dong, chưa có nhiều sản phẩm chế biến để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

- Các tác nhân trong ngành hàng thiếu sự liên kết

Liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng lỏng lẻo, chưa có sự hỗ trợ nhau trong các khâu chế biến, sản xuất, tiêu thụ. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành hàng.

4.2.1.2 Sơ đồ ngành hàng miến dong

Dựa vào thông tin về hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng, ta mô tả sơ đồ ngành hàng miến dong tại xã Đồng Tâm như sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Hình 4.1: Sơ đồ ngành hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm

Mô tả ngành hàng

Ngành hàng miến dong Bình Liêu của huyện Bình Liêu gồm 5 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng đầu vào gồm củ dong hoặc bột dong do các tác nhân sản xuất tự sản xuất ra hoặc thu mua từ những hộ trồng dong riềng.

- Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động chế biến củ dong riềng hoặc bột dong nguyên liệu thành sản phẩm miến dong.

- Chức năng thu gom là chức năng trung gian, do những người bán buôn hoặc người bán lẻ thu gom từ những hộ sản xuất miến hay công ty/ xưởng sản xuất miến để mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Chức năng thương mại gồm các hoạt động mua, bán sản phẩm miến giữa các tác nhân sản xuất với người bán buôn, bán lẻ hay trực tiếp với người tiêu dung. Ngoài ra còn các hoạt động mua bán bột dong và củ dong đầu vào của tác nhân sản xuất.

- Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua và tiêu dùng hoặc chế biến các món ăn để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đầu vào Sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu dùng

Nhà cung cấp đầu vào - Củ dong - Bột dong Hộ sản xuất và Công ty, xưởng sản xuất Người bán buôn người bán lẻ Người tiêu dùng nội địa

Tương ứng với mỗi chức năng của ngành hàng có ít nhất một tác nhân tham gia vào ngành hàng. Các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ.

Có 5 chủ thể chính tham gia ngành hàng, cụ thể như sau: (1) Người cung cấp củ dong, bột dong

(2) Hộ sản xuất miến dong

(3) Công ty/xưởng sản xuất miến (4) Người bán buôn, bán lẻ

(5) Người tiêu dùng

Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy ngành hàng miến dong bao gồm:

Hiệp hội nghề trồng miến dong huyện Bình Liêu: Cung cấp bản tin giá dong riềng cho hội viên để hội viên nắm bắt giá cả thị trường, không để người thu mua ép giá. Hỗ trợ hội viên của Hiệp hội trong việc ký hợp đồng với hộ sản xuất và công ty/xưởng sản xuất.

Cán bộ khuyến nông của xã, phòng Nông nghiệp và PTNT của huyện: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho người sản xuất miến. Hỗ trợ nguồn lực đầu vào cho các hộ sản xuất và đưa kỹ thuật thâm canh dong riềng vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác từ khâu trồng cho đến khâu thu hoạch nhằm đảm bảo tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.

Ngân hàng: Hỗ trợ tài chính cho các chủ thể từ quá trình đầu vào, người trồng dong riềng đến hộ sản xuất miến và công ty/xưởng sản xuất miến.

Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bình Liêu: Khảo sát thị trường xuất khẩu miến dong tiềm năng và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho công ty chế biến miến dong.

Bên cạnh đó còn có các tác nhân khác hỗ trợ thúc đẩy ngành hàng miến dong như: Dịch vụ kỹ thuật của tư nhân hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trực tiếp và kịp thời cho người sản xuất; các công ty, cửa hàng cung cấp phân bón, thuốc BVTV cũng hỗ trợ về kỹ thuật cho người sản xuất dưới hình thức tập huấn,

hội thảo để tạo thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

4.2.1.3 Hoạt động của các tác nhân * Tác nhân sản xuất

- Chế biến thủ công trong dân

Hộ làm miến dong nằm rải rác ở các thôn trong xã, tập trung chủ yếu ở các thôn Phiêng Tắm, Nà Áng, Chè Phạ.

Qua tìm hiểu từ các hộ làm nghề chế biến miến chúng tôi được biết bột củ dong được các cơ sở sản xuất nhập hàng về từ các hộ xay xát trong huyện và một số cơ sở thì có đầu tư cả máy xay xát. Khâu chọn bột được khá chú ý vì muốn có sản phẩm miến ngon thì bột phải là hàng tốt, không pha tạp. Bột dong sau khi nhập về được chế biến, lọc lấy tinh bột rồi mới tráng qua nồi hơi để tạo ra sản phẩm “bánh miến”. Bánh này được đem phơi ráo rồi tiếp tục cho vào máy cắt thành những sợi thành phẩm. Sau nhiều năm chế biến, các hộ làm miến dong đã từ bước hoàn toàn chế biến bằng các công cụ thủ công đến nay các công đoạn làm miến đã được áp dụng nhiều loại máy móc khác nhau như: Máy trộn bột, máy tráng, máy cắt sợi... Người lao động vì thế cũng đỡ vất vả hơn, chủ yếu tập trung lúc tráng bánh, phơi và cắt bánh thành phẩm. Đặc biệt những ngày giáp tết thì công việc bận rộn hơn rất nhiều do nhu cầu tăng cao.

Mỗi hộ chế biến miến dong đều phải thuê thêm lao động, hộ chế biến có quy mô nhỏ thì thuê từ 3-5 lao động, hộ có quy mô lớn hơn thì thuê từ 8-10 lao động, đặc biệt có công ty Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu do ông Hoàng Xuân Bách làm chủ tịch vào thời gian cao điểm thuê tới 20 lao động làm việc thường xuyên. Mức tiền công các hộ chế biến trả cho người lao động khoảng 100 – 150 nghìn đồng/người/ngày. Công việc không quá vất vả, thu nhập cũng khá nên đã thu hút khá nhiều người dân trong vùng tham gia vào công việc.

Lâu nay, miến dong Bình Liêu đã nổi tiếng là ngon đặc biệt nên dù vị trí địa lí không thuận lợi nhưng có những thương lái không quản đường xa xôi đến tận nơi để mua hàng vì hương vị đặc trưng của miến Bình Liêu. Không

dùng hóa chất, không dùng phẩm màu là những tiêu chí hàng đầu của các hộ chế biến miến dong ở Bình Liêu, sợi miến nguyên chất luôn giữ được màu trắng trong có ánh xanh nhẹ như chất bột dong ban đầu. Nhờ bí quyết ủ bột, trộn tỷ lệ hợp lý lại luôn khắt khe trong khâu chọn nguyên liệu, phơi nên sợi thành phẩm vừa trong vừa dai, khi ăn vừa mềm sợi lại vừa có độ giòn tự nhiên, mùi thơm đúng vị. Đặc biệt nghề làm miến nơi đây hoàn toàn phơi bánh tự nhiên, không sấy hay bảo quản nhưng sản phẩm vẫn đẹp sợi và bảo quản được nhiều tháng mà không bị mốc hỏng.

Những năm trở lại đây giá ổn định, tăng theo các mặt hàng thực phẩm khác nên người làm nghề vẫn có lãi. Lúc nông nhàn, khi giáp tết thì tập trung sản xuất mạnh, lúc cấy hái thì sản xuất ít hơn. Sản phẩm miến dong Bình Liêu thường được thương lái đem đi bán ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và các tỉnh xa hơn như Hà Nội và các tỉnh miền Trung, miền Nam.

Là một trong những xã phát triển mạnh nhất về sản xuất miến dong nên những năm gần đây đời sống của nhân dân ở trong xã đã và đang thay đổi nhiều, kinh tế không ngừng tăng trưởng.

Các công đoạn chế biến miến dong thủ công ở các hộ dân:

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Hình 4.2 Quy trình chế biến miến dong thủ công

Khoắng rửa sạch

bột dong Nồi hơi

Tráng bánh trên phên Hong khô bánh Thái bánh thành sợi miến Phơi khô và đóng gói

Theo kết quả điều tra các hộ chế biến miến dong phải có khoảng diện tích đất trống nhất định để làm diện tích hong và phơi miến. Diện tích để đảm bảo hong phơi miến của các hộ là khác nhau tùy thuộc vào quy mô chế biến của các hộ. Tuy nhiên do phơi hong tự nhiên nên tình hình chế biến miến dong của các hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều nay gây khó khăn cũng không ít cho các hộ chế biến. Khi tráng bánh xong nếu gặp thời tiết không thuận lợi, trời không nắng gió khô ráo thì sẽ ảnh hưởng đến việc phơi hong bánh, thời gian hong khô bánh mà kéo dài quá lâu thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của miến dong thành phẩm.

- Chế biến tập trung trong công ty

Công ty có hợp đồng cung cấp củ dong riềng nguyên liệu với nông dân và các hộ thu gom, thương lái. Khi mua nguyên liệu củ dong riềng của nông dân thì mua dưới hai hình thức: Mua tại ruộng, nương và mua tại công ty; nhân viên thu mua của công ty đều qua tập huấn cộng với kinh nghiệm để mua củ dong riềng đảm bảo chất lượng và số lượng theo đúng yêu cầu.

Thuận lợi của công ty là chế biến với quy mô lớn, chủ động được nguồn nguyên liệu và nhân lực, có thị trường đầu ra ổn định và khách hàng quen biết.

Khó khăn mà công ty gặp phải là thị trường tiêu dùng trong nước ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm miến dong.

Công ty chế biến đều có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh với lý do là thị trường rộng mở và do nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng cũng như định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sang nước ngoài. Ngoài ra công ty đánh giá ngành miến dong còn phát triển mạnh, cầu của thị trường còn rất lớn mặc dù khách hàng đòi hỏi sản phẩm miến ngày càng đa dạng hơn, chất lượng và an toàn hơn.

Các công đoạn chế biến miến dong tại công ty chế biến miến dong là Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Bình Liêu:

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Hình 4.3 Quy trình chế biến miến dong tại công ty chế biến miến dong

Miến dong được làm bằng máy liên hoàn thì cho chất lượng tốt hơn, giá thành bán ra cao và đáp ứng được thị trường tốt hơn. Do được chế biến trong hệ thống máy liên hoàn khép kín nên không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, điều này góp phần giúp công việc chế biến được chủ động hơn đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Miến dong được sản xuất tại các xưởng chế biến của công ty không những được mang tiêu thụ ngay mà còn được bảo quản trong kho của công ty để bán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG MIẾN DONG BÌNH LIÊU TẠI XÃ ĐỒNG TÂM HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 42 -42 )

×