Từ những khó khăn thực tế, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau: - Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cử cán bộ có năng lực, uy tín tiếp tục tuyên truyền, vận động ngƣời dân thƣơng lƣợng, chấp nhận bồi thƣờng của Công ty Bảo Minh Cà Mau để cùng chia sẻ khó khăn với Doanh nghiệp. Trong tuyên truyền, vận động phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của 02 bên và thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm giải quyết khó khăn, vƣớng mắc về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ khuyến nông-khuyến ngƣ ngay lập tức tiến hành rà soát lại các hộ chƣa tham gia bảo hiểm, những hộ chƣa đƣợc cung cấp thông tin về chƣơng trình BHNN của chính phủ. Từ đó, đến gặp trực tiếp các hộ này để phổ biến nội dung và tinh thần của thí điểm. Tập trung và kiên quyết hơn ở những hộ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa và các hộ có trình độ thấp, ít có điều kiện tiếp cận với
truyền thông. Đảm bảo họ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn; đồng thời, thuyết phục lại những hộ đã có suy nghĩ sai lệch về bảo hiểm. Khuyến khích tinh thần nhẫn nại và tinh thần nhiệt huyết của các cán bộ địa phƣơng. Bảo hiểm nông nghiệp có thành công và duy trì về lâu về dài đƣợc hay không một phần cũng do thực hiện triển khai thông tin, tuyên truyền ở những bƣớc ban đầu.
Thêm vào đó, các hộ nuôi tôm cần chủ động tìm hiểu qua sách, báo đài, cán bộ, chính quyền địa phƣơng, công ty bảo hiểm, kể cả tham khảo ý kiến của những hộ tham gia trƣớc đó để thực sự nắm rõ tác dụng của bảo hiểm, quyết định tham gia bảo hiểm kịp thời.
- Công ty Bảo Minh cần đứng ra giải thích rõ ràng mọi sự việc. Đƣa ra những lý do thuyết phục và mong nhận đƣợc sự thông cảm của nông dân. Bƣớc đầu đảm nhận thực hiện TĐBH còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong việc xử lí và giải quyết bồi thƣờng thiệt hại nhƣng Bảo Minh vẫn cố gắng đảm bảo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với ngƣời dân. Theo đó, xoa dịu dƣ luận bằng cách gửi lời xin lỗi đến toàn bộ hộ đã đƣợc Bảo Minh cấp bảo hiểm. Hiện nay vấn đề này đang rất gay gắt trong dân, ảnh hƣởng đến lợi ít và thu nhập của nông hộ nên khó lòng làm hài lòng tất cả đƣợc.
- Ngoài ra, từ kết quả chạy mô hình probit, ta thấy biến tập huấn biến đổi
cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi chủ hộ có tham gia tập huấn thì khả năng tham gia bảo hiểm tăng. Từ đó, tác giả đề nghị chính quyền địa phƣơng phối hợp với cán bộ sở Nông nghiệp thƣờng xuyên mở ra những lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng phục vụ ngƣời dân. Nhìn chung, các hộ nuôi tôm còn hạn chế về trình độ kỹ thuật. Nuôi tôm chỉ dựa vào kinh nghiệm thì chƣa đủ, cần thiết áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật để khắc phục những bất lợi do khí hậu, thời tiết thay đổi, dịch bệnh bùng phát. Do đó, vai trò của các lớp này là hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ cách chọn giống và sử dụng thuốc, thức ăn sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, đây là nơi các hộ nông dân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong quá trình nuôi trồng đạt hiệu quả tốt. Qua đây, cung cấp tin tức nuôi trồng thủy sản mới, những chính sách và thông báo mới cho hộ không có điều kiện tiếp cận. Tập huấn còn giúp hộ nuôi tôm nhìn nhận khách quan vai trò của kỹ thuật trong quá trình sản xuất và càng tin tƣởng vào khoa học. Đi kèm vào đó là sự vận động, tuyên truyền và thuyết phục các hộ tham gia vào bảo hiểm. Việc họ nhận thức đúng đắn hơn ý nghĩa của bảo hiểm nhờ vào các cuộc tập huấn kỹ thuật sẽ đƣa bảo hiểm vào đời sống nuôi trồng của nông hộ một các tự nhiên hơn.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
- Thủy sản là một ngành thế mạnh của Cà Mau, sản lƣợng thủy sản luôn ở mức cao, giá trị mang lại là rất lớn, từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nông hộ ngày nay.
- Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản lại luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Góp phần giảm nhẹ gánh nặng khi có thiệt hại xảy ra, chính phủ đã ra quyết định thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Để nắm đƣợc tình hình thực hiện chƣơng trình BHNN từ đó phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và đề ra giải pháp nâng cao khả năng tham gia bảo hiểm của ngƣời dân, tác giả thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau”. Bằng việc sử dụng mô hình probit trong phần mềm stata, tác giả tiến hành phân tích số liệu thu thập đƣợc dƣới hình thức phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy các biến giới tính, chi phí tính bảo hiểm, tập huấn tỉ lệ thuận với quyết định tham gia bảo hiểm. Còn các biến tuổi, giá bán, việc kí kết có quan hệ ngƣợc chiều với quyết định tham gia bảo hiểm.
- Trong quá trình thực hiện thí điểm bảo hiểm cũng đã cho thấy nhiều khó khăn phát sinh. Nhìn chung, BHNN là loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chƣa có kinh nghiệm. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền có nơi, có lúc còn chƣa quyết liệt và còn nhiều lúng túng. Năng lực của cán bộ làm bảo hiểm còn nhiều hạn chế, chƣa có kinh nghiệm. Điều kiện bảo hiểm phức tạp, thủ tục phiền hà, giải quyết bồi thƣờng bảo hiểm còn chậm, tỉ lệ bồi thƣờng bị khấu trừ, mạng lƣới cung cấp dịch vụ còn chƣa phủ kín địa bàn, chƣa vƣơn đến những nơi có nhu cầu. Một số nông dân còn chƣa hiểu biết rõ về chƣơng trình thí điểm bảo hiểm. Vì thế, đây không những là một hạn chế của thí điểm mà còn ảnh hƣởng cho việc tham gia và bồi thƣờng của ngƣời dân.
- Tuy vậy, BHNN cũng đã thực hiện đúng tinh thần và sứ mạng của mình là hỗ trợ nông hộ trong việc san sẻ rủi ro, giảm nhẹ gánh nặng, giúp đở tái sản xuất, góp phần nâng cao thế mạnh nông nghiệp của nƣớc nhà.
- Kết quả nghiên cứu này rất có ích về mặt kinh tế-xã hội, tạo điều kiện đƣa bảo hiểm nông nghiệp đi vào đời sống nông dân. Một mặt, tác giả đề xuất những phƣơng phƣớng giải quyết các vƣớn mắc tại chỗ. Xa hơn nữa là góp phần hoàn thiện chính sách bảo hiểm sao cho phù hợp với thực tế, đảm bảo kết quả khả thi hơn cho những lần triển khai thực hiện tiếp theo.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Về phía nhà nƣớc
- Trƣớc hết là các cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành cần đƣợc tiếp tục theo dõi, đánh giá và hoàn chỉnh, nhất là tiêu chuẩn đánh giá mức độ ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm để có quy tắc bảo hiểm phù hợp. Đồng thời xem xét áp dụng loại hình bảo hiểm mới, đó là bảo hiểm chỉ số. BH mà mức bồi thƣờng đƣợc tính toán dựa trên các chỉ số đƣợc xác định độc lập, khách quan phản ánh chính xác nhất mức độ tổn thất của ngƣời nông dân. Tuy nhiên để xác định đƣợc các chỉ số này đòi hỏi phải có một nguồn số liệu đáng tin cậy, phải đƣợc tổng cục thống kê cập nhật đầy đủ. Do đó, trƣớc mắt, Bộ nông nghiệp phải kết hợp với tổng cục thống kê để đƣa ra những con số, những thông tin chính xác. - Thay đổi thời hạn bảo hiểm xuống còn 60 ngày đối với tôm thẻ chân trắng và 90 ngày đối với tôm sú. Một mặt có thể hỗ trợ vừa đủ cho hộ nông dân có thể ứng phó với rủi ro, mặt khác làm nhẹ đi gánh nặng bồi thƣờng cho phía công ty bảo hiểm.
- Ban hành những quy tắc, quy chế, hình thức xử phạt cụ thể, hợp lý đối với các đối tƣợng có hành vi vi phạm hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn nhƣ việc tự ý giảm tỉ lệ bồi thƣờng thiệt hại của các doanh nghiệp bảo hiểm so với thỏa thuận cho những hộ tham gia bảo hiểm hay việc trục lợi bảo hiểm của những hộ nông dân.
- Phải chứng minh đƣợc BHNN là quyền lợi nhƣng cũng là nghĩa vụ của
nông dân. Nhƣ là yêu cầu các hộ nông dân vay vốn của Nhà nƣớc để sản xuất phải tham gia BH tại một hoặc một số DNBH do Nhà nƣớc chỉ định, nhằm bảo vệ cho chính mình và đảm bảo an toàn đối với đồng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mặt khác chính phủ cũng cần xây dựng tiêu chí các hộ nông dân đủ tiêu chuẩn và quy định bắt buộc các hộ nông dân này phải tham gia BH, để đảm bảo dù họ không vay tiền của Nhà nƣớc thì vẫn phải mua BHNN cho con tôm mình sản xuất.
- Tìm thị trƣờng đầu ra cho nông sản một cách ổn định và lâu dài. Theo đó, thị trƣờng xuất khẩu luôn là nguồn chủ yếu tiêu thụ sản phẩm, góp phần rất lớn trong tổng nguồn thu từ sản xuất tôm. Tuy vậy, để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi tiêu chuẩn khắc khe từ các nƣớc đối tác thì thật không dễ dàng. Đã vậy, mỗi quốc gia còn có những quy định cụ thể riêng nên làm cho việc xuất khẩu cũng gặp nhiều trắc trở. Hiện tại, thị trƣờng Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu đang có nhu cầu rất lớn. Cần tập trung vào cáo thị trƣờng này để xây dựng nguồn tiêu thụ ổn định. Khi vấn đề đầu ra đƣợc giải quyết ổn thỏa, việc chính yếu còn lại là làm sao cho chất lƣợng nông sản đƣợc đảm bảo tiêu chuẩn tốt nhất. Đáp ứng hai tiêu chỉ này, chắc chắn lợi nhuận thu về sẽ rất lớn. Không ai khác hơn, ngƣời nông dân sẽ chủ động tham gia bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro, cũng nhƣ tự nhắc nhở mình phải thực sự tuân thủ đúng qui trình, kỹ thuật nuôi.
- Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bán BH, khi xảy ra tổn thất nhà nƣớc sẽ đóng góp một phần vào chi phí bồi thƣờng cho phần vƣợt quá trách nhiệm của DNBH. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng bồi thƣờng cho DNBH, tạo tâm lí an toàn cho các công ty bảo hiểm.
6.2.2 Về phía công ty bảo hiểm
- Cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan về bảo hiểm, hạn chế việc ngƣời nông dân nắm bắt thiếu sót thông tin, hay nhận nguồn thông tin bị sai lệch.
- Giải quyết nhanh chóng việc bồi thƣờng. Theo quy định, thời hạn bồi thƣờng bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định bồi thƣờng, do đó công ty bảo hiểm phải thực hiện chi trả tiền cho ngƣời dân theo đúng quy định, giúp ngƣời dân xoay đƣợc nguồn vốn, chuẩn bị cho việc tái tạo lại vụ nuôi. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cam kết bồi thƣờng theo đúng tỷ lệ đã thỏa thuận trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, không để tình trạng cấn trừ tỷ lệ bồi thƣờng nhƣ năm vừa qua, gây phẩn nộ trong dƣ luận cũng nhƣ đánh mất lòng tin trong đại bộ phận ngƣời dân.
- Tăng cƣờng nhân viên kiểm tra xác định bồi thƣờng, có trình độ, hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực thủy sản. Hiện giờ, khi có thiệt hại xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với sở nông nghiệp tiến hành kiểm tra thiệt hại. Tuy nhiên, kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào phía sở Nông nghiệp, CTBH chỉ xem xét kết quả mà tiến hành bồi thƣờng, hoàn toàn không có khả năng trực tiếp kiểm tra. Do vậy, những nhân viên này sẽ cùng phối hợp với sở nông nghiệp để đánh
giá một cách chính xác, trung thực mức độ thiệt hại cũng nhƣ phát hiện các dấu hiệu trục lợi của ngƣời nuôi.
6.2.3 Về phía chính quyền địa phƣơng
- Thƣờng xuyên cập nhật, phổ biến các chủ trƣơng chính sách, quy định mới của chính phủ. Đẩy mạnh vào các hộ nhỏ, lẻ ở vị trí sâu, xa trung tâm. Ghi nhận, thiếp thu những phản ảnh, tâm tƣ, nguyện vọng, góp ý của ngƣời dân, từ đó tổng hợp và đề xuất hƣớng giải quyết, đồng thời thông tin tới các đơn vị cao hơn.
- Thành lập một Hội nông dân làm trung gian giữa ngƣời nông dân và công ty bảo hiểm. Ban chủ nhiệm có thể là trƣởng ấp hoặc cán bộ khuyến nông – khuyến ngƣ của xã. Đây sẽ là nơi trực tiếp giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại của dân. Lý do đƣa ra là để tạo tâm lí an tâm cho ngƣời dân. Sự kiện của doanh nghiệp Bảo Minh làm cho ngƣời dân mất lòng tin khá nhiều. Vì thế, để lấy lại niềm tin vào bảo hiểm cho ngƣời dân, cần có một tổ chức đảm bảo về mặt pháp luật. Đa số nông hộ tin tƣởng cán bộ địa phƣơng, những ngƣời gần gũi, đồng cảm và nắm rõ tình hình. Khi có khiếu nại xảy ra, hội này có trách nhiệm giải quyết với phía công ty bảo hiểm. Tránh trƣờng hợp ngƣời dân kéo đến cơ quan bảo hiểm gây rối và kiện tụng do bị “bẻ kèo” vào phút chót nhƣ năm vừa qua.
6.2.3 Về phía hội Đoàn thể
- Các tổ chức hiệp hội, đoàn thể tích cực phát triển nhiều hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp tới tay ngƣời nông dân. Đặc biệt, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi có nội dung ngắn gọn dễ hiểu, dễ tham gia tới tay ngƣời dân thông qua hệ thống tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thông tin
- Mở các lớp bồi dƣỡng đối tƣợng là các Chi hội trƣởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Trƣởng thôn, Trƣởng ấp để dễ dàng thông tin, phổ biến các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trịnh, 2013. Slide bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Trƣờng
Đại học Cần Thơ
2. La Thùy Diễm, 2012. Pháp luật về Bảo hiểm nông nghiệp. Luận văn Đại Học.
Trƣờng Đại học Cần Thơ.
3. Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế trong hợp tác nông hộ việt
nam. HCM: NXB trẻ .
4. Lê Khánh Linh, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú công
nghiệp tỉnh Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
6. Nguyễn Quốc Nghi, 2012. The demand for participating in tiger prawn farming
production assurance in Dong Hai District, Bac Lieu Province. <http://vietfish.org/20130424020151336p49c71/the-demand-for-participating-in- tiger-prawn-farming-production-assurance-in-dong-hai-district-bac-lieu-
province.htm>. [ Ngày truy cập 01 tháng 02 năm 2014]
7. Nguyễn Tiến Hùng, 2007. Nguyên lí và thực hành bảo hiểm. HCM: Nhà xuất bản
tài chính.
8. Nguyễn Viết Vƣơng, 2006. Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản
lao động.
9. Niên giám thủy sản, 2013. Cục thủy sản tỉnh Cà Mau.
10.Tạ Thị Mai Trang, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các
sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
11.Trần Quan Tuyến,2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trong sản
xuất tôm của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn Đại Học. Trƣờng Đại học Cần Thơ
12.Giới thiệu khái quát về tỉnh Cà Mau.
<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhca
mau/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1341> [ ngày truy cập:
04 tháng 04 năm 2014]
13.Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, 2014. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tháng 4 năm 2014.