+ Vị trí đại lí
Tỉnh Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đƣợc tái lập từ cuối năm 1996, lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Tổng diện tích đất liền của tỉnh là 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nƣớc. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đƣờng chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau
quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn
Buông và Hòn Đá Bạc.
+ Đặc điểm địa hình
Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thƣờng xuyên bị ngập nƣớc. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nƣớc biển. Hƣớng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối với Phƣớc Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa đƣợc giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm đọng nƣớc và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ… Hiện nay đang có hiện tƣợng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc
(huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngƣợc lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét.
+ Cà Mau có các nhóm đất chính:
Nhóm đất mặn có diện tích 211.794,8 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nƣớc, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Nhóm đất mặn đƣợc hình thành trên các vùng trầm tích biển và trầm tích sông biển. Đây là vùng đất trẻ, chịu ngập triều thƣờng xuyên hoặc định kỳ.
Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.
Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mƣa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn nhƣ: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản.
Ngoài ra , còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Cái Nƣớc.
Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 351.355 ha, chiếm 66,36%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 19,79%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,22%; đất ở có 5.502 ha, chiếm 1,04%; đất chƣa sử dụng và sông suối có 40.773 ha, chiếm 7,70%.
+ Nguồn nước: Cà Mau có mạng lƣới sông ngòi dày đặc với nhiều kênh rạch lớn nhỏ, đan xen nhau, và có cà rạch, đầm… chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, mực nƣớc sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền nhƣ các sông: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm Trẹm,…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho vận tải, giao thông đƣờng thủy.
Nguồn nƣớc mặt (bao gồm nƣớc mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng ruộng, nƣớc ven biển) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc từ biển vào theo các nhánh sông.
Nguồn nƣớc mặt là nƣớc ngọt chủ yếu tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nƣớc mƣa đƣợc giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng.
Nguồn nƣớc mặt là nƣớc lợ, nƣớc mặn (đây là nguồn nƣớc đƣợc đƣa vào từ biển, hoặc pha trộn với nguồn nƣớc mƣa) chiếm phần lớn nguồn nƣớc mặt của tỉnh và thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nƣớc ngầm (dƣới lòng đất) của tỉnh Cà Mau có trữ lƣợng rất lớn, dễ khai thác. Trữ lƣợng nƣớc ngầm trong toàn tỉnh Cà Mau khoảng 5,8.106m3/ngày. Trong đó, nƣớc có thể sử dụng đƣợc cho sinh hoạt đến tầng 2 khoảng 5,2 triệu m3/ngày. Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
+ Khí hậu
Tỉnh Cà Mau mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất
trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60
C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng
1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70
C.
Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/năm. Lƣợng mƣa trung bình giữa các tháng vào mùa mƣa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình cả năm dao động từ 26,60C đến 27,70C. Nhiệt độ trung bình cao nhất
trong năm là vào tháng 4 và tháng 5, khoảng 28,60C. Nhiệt độ trung bình thấp
nhất vào tháng 1, khoảng 25,60C. Nhƣ vậy, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,00
C. Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lƣợng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lƣợng bốc hơi lớn nhất gần 130mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thƣờng đạt khoảng 50%.
Chế độ gió vừa chịu ảnh hƣởng của đặc trƣng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hƣởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô hƣớng gió thịnh hành theo hƣớng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mƣa gió thịnh hành theo hƣớng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mƣa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8.
Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tƣơng đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cƣờng, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém.
Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thủy triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hƣởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tƣơng đối nhỏ.
+ Tài nguyên biển
Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nƣớc và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nhƣ: Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội...Trên biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc, rất thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão, phát triển kinh tế biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng 71.000 km2, đƣợc đánh giá là một trong 4 ngƣ trƣờng trọng điểm của cả nƣớc, có trữ lƣợng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lƣợng cá nổi ƣớc khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống, thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lƣợng lớn nhƣ tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú, cá bốp… Vùng mặt nƣớc ven biển có khả năng nuôi các loại thủy sản nhƣ nghêu, sò huyết, hàu, tôm nƣớc mặn…có giá trị kinh tế cao. Sản lƣợng khai thác, đánh bắt thuỷ sản khoảng 300 ngàn tấn/năm.
Biển Cà Mau tiếp giáp với các nƣớc Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, gần tuyến hàng hải quốc tế nên có nhiều thuận lợi giao lƣu, hợp tác kinh tế bằng đƣờng biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.