Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 39)

Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10 phƣờng và 82 xã.

+ Dân số - Lao động

- Đến 31/12/2012 dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.128 ngƣời, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nƣớc; mật độ dân số

230 ngƣời/km2, mật độ dân số tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng 53,34% mật độ dân số vùng ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nƣớc.

+ Dân số thành thị Cà Mau 263.124 ngƣời, chiếm 21,58% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 7 và chiếm 6,29% dân số thành thị vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Cà Mau thấp hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở thành thị 22,84%).

+ Dân số nông thôn Cà Mau 956.004 ngƣời, chiếm 78,42% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 8 và chiếm 7,22% dân số nông thôn vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở nông thôn 77,16%).

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Cà Mau giai đoạn 2009-2012 có xu hƣớng tăng. Năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 10,40%, đến năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 12,50%.

- Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh thời điểm 01/7/2012 là 670.448 ngƣời. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, trồng lúa.

+ Tăng trƣởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 (theo giá cố định 1994): ƣớc đạt 19.150 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó: Khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp ƣớc đạt 5.851 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ. Khu vực công nghiệp, xây dựng ƣớc đạt 7.495 tỷ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ. Khu vực thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt 5.804 tỷ đồng, tăng 14,1% so cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế: tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 34.595 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp đạt 12.917 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,5%; khu vực thƣơng mại, dịch vụ đạt 9.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực thƣơng mại, dịch vụ.

Chỉ số giá chung hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Cà Mau tháng 12/2013 tăng 0,87% so tháng trƣớc, tăng 5,99% so cùng kỳ. Bình quân năm 2013 tăng 6,44% so cùng kỳ.

3.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011-2013

Thủy sản là một thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển ngành thủy sản trên cả 2 lĩnh vực là nuôi trồng và khai thác. Với sự quan tâm và đầu tƣ đúng mức, hiện nay, sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh ngày một gia tăng.

Nguồn: Niên giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013

Hình 3.1 Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng của tỉnh giai đoạn 2011-2013 Dựa vào hình 3.1 ta thấy, sản lƣợng thủy sản tăng liên tục qua 3 năm, tăng từ 408.530 tấn năm 2011 lên 452.810 tấn năm 2013. Năm 2013 thủy sản khai thác chiếm chỉ có 35,7% tổng sản lƣợng thủy sản, còn lại là sản lƣợng do nuôi trồng. Khai thác thủy sản vẫn đang đƣợc đánh giá là một thế mạnh của tỉnh trong nhiều

năm, tuy nhiên, sản lƣợng nuôi trồng đem lại là cao hơn hẳn. Ta thấy, năm 2013,

tốc độ tăng trƣởng cho việc khai thác thủy sản là 4,45%, thấp hơn tốc độ tăng của việc nuôi trồng thủy sản (7,17%). Theo đó có sự chuyển dịch trong cơ cấu nuôi trồng và khai thác, tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ trọng khai thác (Xem phụ

lục 1).Việc chuyển dịch này theo hƣớng tích cực. Một mặt, việc nuôi trồng thủy

sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định và góp phần to lớn trong ngành xuất khẩu thủy sản, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc.

Mặt khác, nguồn lợi thủy sản thiên nhiên dồi dào nhƣng không có nghĩa là vô tận. Hạn chế khai thác làm giảm việc đánh bắt thủy sản trong mùa sinh sản, bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học.

3.2.1 Sản lƣợng khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là một trong những thế mạnh của Cà Mau. Đây cũng là một trong những lợi thế mà ngƣ dân vùng biển này đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Từ đầu năm 2013, thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản

Bảng 3.1: Sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2011-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỉ lệ

Đơn vị tính Tấn Tấn Tấn Tấn % Tấn % Tổng số 152.953 154.780 161.670 1.827 1,19 6.890 4,45 Khai Thác Biển Khác 34.760 35.478 32.700 718 2.07 -2778 -7.83 Cá 104.032 102.989 112.477 -1.043 -1 9.488 9,21 Tôm 14.161 14.585 13.998 424 2,99 -587 -4,02 Khai thác nội địa - 1.728 2.495 - - 767 44,39

Nguồn: Niên giám thủy sản tỉnh Cà Mau,năm 2013

Tổng sản lƣợng khai thác năm 2013 đạt 161.670 tấn đạt 108,50% kế hoạch, tăng 4,45% so với cùng kỳ. Sản lƣợng khai thác biển đạt 159.175 tấn, trong đó: sản lƣợng khai thác gần bờ: 55.445 tấn; khai thác xa bờ: 103.730 tấn, chiếm 65,17% tổng sản lƣợng khai thác biển. Trong đó: tôm biển khai thác đạt 13.998 tấn, giảm 4,02% so với năm 2012; sản lƣợng

cá biển khai thác là 112.477 tấn, tăng 9,21% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 hai chi chỉ tiêu này lại biến động ngƣợc lại, tăng sản lƣợng khai thác tôm 2,99% và giảm sản lƣợng khai thác cá biển 1%. Qua đây ta thấy, sản lƣợng đánh bắt từng loại thủy sản là không ổn định, phụ thuộc vào lƣợng thủy sản trong tự nhiên biến động mà ngƣ dân không thể nào kiểm soát đƣợc.

- Sản lƣợng khai thác nội địa gồm đánh bắt trên sông, rạch nhƣ lƣới, câu, đáy,… chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản lƣợng khai thác với sản lƣợng 2.495 tấn.

Ngƣ dân đã có những cải tiến để nâng cao sản lƣợng khai thác, cụ thể: bƣớc tiến lớn là ngƣ dân đầu tƣ phƣơng tiện, thiết bị dò tìm cá, tập hợp thành đội cùng khai thác để hạn chế rủi ro,… tăng hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngƣời dân vùng ven biển vẫn chƣa khai thác hợp lý, khai thác quá mức, còn mang tính hủy diệt cao dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày một cạn kiệt. Do cuộc sống khó khăn nên một số ngƣ dân không đủ điều kiện để ra khơi, cứ quanh quẩn đánh bắt thủy sản ven bờ, các loài thủy sản thƣờng vào đất liền để sinh sản. Do đó, ngƣ dân cũng đã vô tình sát hại giống nòi thủy sản tự nhiên. Ngoài ra, do giá nhiên liệu và các dụng cụ phục vụ cho nghề đánh bắt tăng làm cho các loại tàu khai thác biển phải gánh thêm chi phí mỗi chuyến ra khơi, ảnh hƣởng trực tiếp đến khai thác của tỉnh trong thời gian tới.

3.2.2 Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Sản lƣợng nuôi trồng hằng năm luôn ở mức cao. Chúng ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phân theo loại nƣớc nuôi 2011-2013

2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ

Đvt Tấn Tấn Tấn Tấn % Tấn %

Ngọt 22.605 23.842 23.944 1.237 5,47 102 0,43

Lợ 46.301 49.113 51.354 2.812 6,07 2.241 4,56

Mặn 186.671 198.695 215.842 12.024 6,44 17.147 8,63

Tổng 255.577 271.650 291.140 16.073 6,29 19.490 7,17

Nhìn chung qua 3 năm, sản lƣợng nuôi trồng đều tăng, kể về tổng sản lƣợng và đối với sản lƣợng từng loại nƣớc nuôi. Tuy nhiên tốc độ tăng sản lƣợng lại khác nhau cho từng loại cụ thể. Theo đó, thủy sản nƣớc mặn, chủ yếu là tôm nƣớc mặn có tốc độ tăng nhanh nhất, từ 6,44% lên 8,63%. Kế đến là thủy sản nƣớc lợ và sau cùng là thủy sản nƣớc ngọt.

Năm 2013 sản lƣợng nuôi trồng đạt 291.140 tấn, chiếm 64,30% tổng sản lƣợng thủy sản, đạt 102,15% kế hoạch, tăng 7,17% so với năm 2012. Năng suất nuôi thủy sản bình quân 984 kg/ha, riêng năng suất tôm nuôi đạt 520 kg/ha.

- Sản lƣợng thủy sản nƣớc mặn đạt 215.842 tấn, tăng 8,63% so với năm trƣớc và có tốc độ tăng cao nhất so với các loại nƣớc nuôi khác. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển biến trong nhận thức áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất và sản lƣợng nuôi trồng cho nhiều hộ nông dân. Ngoài ra, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao hơn tôm sú cũng đã góp phần vào việc tăng sản lƣợng.

- Sản lƣợng thủy sản nƣớc lợ đạt 51.354 tấn, tăng 2.241 tấn (tăng 4,56%) so cùng kỳ năm trƣớc. Cá nƣớc lợ vẫn chiếm ƣu thế hơn các loại thủy sản khác với hơn 29.372 tấn sản lƣợng. Tôm nƣớc lợ đạt 20.856 tấn, còn lại là thủy sản khác.

- Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt đạt 23.944 tấn, tăng 102 tấn (tăng 0,43%) so năm trƣớc. Trong đó cá: 23.763 tấn, thủy sản khác (cá sấu) 181 tấn. Phong trào nuôi cá gần đây phát triển khá mạnh, cá nƣớc ngọt trƣớc đây thƣờng đƣợc nuôi tại các Lâm ngƣ trƣờng và một phần cá tự nhiên trong các ao, đầm. Hiện nay, một số huyện còn tiến hành thả trong ruộng lúa và kết hợp thả nuôi ở các đầm tôm,

cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giá thƣơng phẩm giảm

mạnh, ngƣời nuôi đang đứng trƣớc nguy cơ không có lãi, giá giảm nhƣng chi phí thức ăn, giá giống đang ở mức cao khiến ngƣời nuôi gặp khó khăn.

3.2.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản

Mặc dù sản lƣợng nuôi trồng hằng năm đều tăng nhƣng diện tích lại có sự thay đổi. Bảng sau đây cho ta thấy rõ điều này.

Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng

đối

Đơn vị tính ha ha ha ha % ha %

Tôm 266.241 266.735 266.228 494 0,19 -507 -0,19

Cá 29.280 29.413 29.451 133 0,45 38 0,13

Thủy sản khác 650 531 102 -119 -18,31 -429 -80,79

Ƣơm, nuôi giống

thủy sản 9 8 8 -1 -11,11 0 0

Tổng số 296.180 296.687 295.789 507 0,17 -898 -0,3

Nguồn : Niêm giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013

Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm nhìn chung biến động. Năm 2012 diện tích tăng nhẹ so với 2011 với gần 507 ha, tƣơng đƣơng 0,17%, chủ yếu là do tăng diện tích Tôm và Cá, với hơn 494 ha với Tôm và 133 ha với Cá. Tuy nhiên sang năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy giảm gần 0,3%, với gần 900 ha bị thu hẹp. Trong đó, nguyên nhân giảm

chính là do hai chỉ tiêu Tôm và Thủy sản khác bị thu hẹp đáng kể lần lƣợt là 507 ha và 429 ha. Trong giai đoạn này, ta thấy diện tích Tôm biến động khá mạnh, từ việc tăng 0,19% năm 2012 đến việc giảm 0,19% năm 2013 cho thấy sự khá rõ nét về rủi ro trong sản xuất và nuôi trồng loại thủy sản này.

Tôm giữ vai trò chủ lực trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau, với tỷ trọng diện tích duy trì ở mức 90% so với tổng diện tích nuôi trồng. Nhờ có diện tích đất mặn chiếm hơn 40% tổng diện tích mà đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tôm phát triển. Giá trị sản phẩm cao, điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho đối tƣợng nuôi này, vì thế, Cà Mau luôn chú trọng đẩy mạnh những chủ trƣơng chính sách thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng tôm.

3.3 TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÍ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011-2013

3.3.1 Bộ máy chỉ đạo

- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1419).

- Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo 1419.

- Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo 1419.

Sau khi đƣợc thành lập, Ban Chỉ đạo 1419 xây dựng Kế hoạch số 01/KH- BCĐ ngày 10/01/2012 và Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/4/2012 để triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đồng thời, ban hành Quyết định số 123/QĐ-BCĐ ngày 18/5/2012 về phân công nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo 1419.

Đối với 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nƣớc và thành phố Cà Mau và 9 xã thuộc 3 huyện: Hòa Mỹ, Hƣng Mỹ, Lƣơng Thế Trân; Tân Duyệt, Trần Phán, Tạ An Khƣơng Nam; Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình đã thành lập Tổ chỉ đạo thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

3.3.2 Triển khai thực hiện

- Ban Chỉ đạo 1419 phối hợp với UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đến 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm đƣợc 10 cuộc và 1.009 ngƣời tham dự; trong đó, cán bộ 91 ngƣời và dân là 918 ngƣời. Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ về những vấn đề liên quan đến Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cho 64 cán bộ làm công tác triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; thành phần gồm: Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngƣ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Cái Nƣớc, Đầm Dơi và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau; cán bộ phụ trách thủy sản và cán bộ khuyến ngƣ cơ sở 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

- UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau đƣợc chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại số hộ, diện tích của từng đối tƣợng thuộc diện tham gia bảo hiểm nhƣ: hộ nghèo, cận nghèo, hộ nuôi tôm không thuộc diện nghèo và cận nghèo, các tổ chức nuôi tôm trên địa bàn 9 xã đƣợc chọn thí điểm bảo hiểm với diện tích là 24.130,31 ha và 20.074 hộ; trong đó, hộ nghèo: 471 hộ, hộ cận nghèo: 2.950 hộ với 1.771,2 ha; hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo: 15.066 hộ với 19.862,24 ha; tổ chức, doanh nghiệp: 1.587 cơ sở, với 2.496,87 ha.

- Các xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phối hợp với cán bộ của Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ, Chi cục Thú y hƣớng dẫn cho các hộ nuôi tôm công nghiệp có tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo 1419 thƣờng xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố đề ra những biện pháp cụ thể để xử lý những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.

3.3.3 Kết quả thực hiện

- Tổng số hộ tham gia bảo hiểm: 1.866 hộ.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 39)